Di chứng của căn bệnh tiểu đường thai kỳ là điều không mẹ bầu nào mong muốn gặp phải khi mang thai. Đi xét nghiệm đường huyết thai kỳ thường xuyên là cách tốt nhất để bảo vệ sự an toàn cho mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về đường huyết thai kỳ và những lưu ý mẹ bầu cần biết.
Xét nghiệm đường huyết thai kỳ là gì?
Có thể nhiều sản phụ chưa từng nghe qua việc làm xét nghiệm đường huyết thai kỳ, nhưng mình nghĩ chị em phụ nữ nào cũng cần biết đến khái niệm này. Đây là cuộc xét nghiệm thường được tiến hành vào tuần 24-28 của thai kỳ nhằm đo chỉ số đường huyết trong máu.
Kết quả xét nghiệm đường huyết thai kỳ sẽ phản ảnh thai phụ có bị bệnh tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ) hay không? Khi mang thai, glucose trong máu tăng lên khá nhanh nên xác suất mẹ bầu mắc phải căn bệnh này là vô cùng lớn.
Nếu phát hiện bệnh sớm thì việc chữa trị vô cùng đơn giản. Ngược lại, nếu để bệnh quá nặng có thể gây ra một số di chứng không mong muốn cho cơ thể mẹ và bé.
Những đối tượng cần làm xét nghiệm đường huyết thai kỳ
Tất cả sản phụ khi đi khám thai sẽ được xét nghiệm dung nạp đường huyết thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt cần thường xuyên theo dõi và đặc biệt chú ý đến thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
-
Mẹ bầu có tiền sử bệnh đái tháo đường.
-
Gia đình thai phụ có người bị bệnh tiểu đường.
-
Chỉ số BMI của cơ thể lớn hơn 30.
-
Lần mang thai trước sinh bé nặng hơn 4,1kg.
-
Thai phụ tăng cân nhanh chóng, béo phì khi mang thai.
Xét nghiệm đường huyết thai kỳ có quan trọng không?
Khi đi khám thai, ngoài những chỉ số liên quan đến cân nặng, nhịp tim, sự phát triển của thai nhi thì thai phụ cần đặc biệt chú ý đến chỉ số xét nghiệm đường huyết thai kỳ.
Thông thường, ở giai đoạn đầu của bệnh thai phụ khó cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ủ bệnh quá lâu thì cần tốn nhiều thời gian để chữa trị và mẹ bầu có nguy cơ gặp phải những di chứng không mong muốn.
Những nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ bầu
Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sản phụ sẽ gặp phải những di chứng khác nhau. Các chị em nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề này vì muốn khắc phục hậu quả của bệnh đái tháo đường thai kỳ khá khó khăn và đôi khi là không thể cứu chữa.
Mẹ bầu đi xét nghiệm đường huyết thai kỳ có chỉ số glucose tăng cao có nguy cơ mắc phải các căn bệnh sau:
-
Béo phì, cân nặng tăng lên nhanh chóng và khó lấy lại vóc dáng sau khi sinh.
-
Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
-
Bị đa ối, rối loạn tuần hoàn và mẹ thấy khó thở, đi lại khó khăn.
-
Quá trình sinh đẻ khó khăn, kéo dài lâu dẫn đến nguy cơ bị sang chấn, băng huyết sau sinh.
-
Rối loạn chỉ số đường huyết dễ dẫn đến tình trạng hôn mê sâu.
Những nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi
Căn bệnh đái tháo đường thai kỳ ngoài gây ra rất nhiều di chứng cho mẹ bầu, mà còn tác động tiêu cực đến thai nhi, thậm chí là khi bé đã trưởng thành.
-
Tỷ lệ dị tật thai nhi cao.
-
Rối loạn chỉ số đường huyết ở thai nhi.
-
Tỷ lệ tử vong cao gấp 2-5 lần do đường huyết đột ngột tăng.
-
Bé sau khi sinh có nguy cơ bị thừa cân, béo phì.
-
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.
-
Bé bị vàng do, thiếu canxi sau khi sinh.
Có thể thấy, không để ý đến chỉ số glucose thường xuyên đem lại rất nhiều hậu quả không mong muốn cho sản phụ và thai nhi. Chính vì vậy, các chị em phụ nữ cần chú ý đến thói quen ăn uống của mình và lên kế hoạch xét nghiệm đường huyết thai kỳ vào thời điểm thích hợp.
Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm đường huyết thai kỳ khi nào?
“Nên xét nghiệm đường huyết thai kỳ tuần bao nhiêu” chắc chắn là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Đối với thai phụ có chỉ số glucose bình thường sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm vào lần đầu tiên khi khám thai và ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ.
Đối với những thai phụ có tiền sử bệnh đái tháo đường thai kỳ hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao sẽ được bác sĩ yêu cầu thăm khám thường xuyên hơn. Các mẹ bầu nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển đều đặn của thai nhi.
Trường hợp sản phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng không nên quá lo lắng. Điều quan trọng là luôn lạc quan, giữ tinh thần tốt để yên tâm điều trị bệnh lý. Dưới đây là một số điều giúp chị em phụ nữ nhanh khỏi bệnh.
Xem thêm:
- Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn mít được không? - 4 lưu ý quan trọng
- Bệnh tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Mẹ bầu hãy tuyệt đối tránh xa suy nghĩ là ăn kiêng để kiểm soát cân nặng và giảm lượng glucose trong máu nhanh chóng. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Trong quá trình mang thai, các chị em phụ nữ cần ăn đầy đủ dưỡng chất để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Sản phụ cần đặc biệt hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường, mỡ do chiên rán. Cần lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc an toàn và hạn chế sử dụng đồ ăn sẵn ngoài hàng quán.
Tập thể dục thường xuyên
Nếu xét nghiệm đường huyết thai kỳ được chẩn đoán là rối loạn chỉ số đường huyết thì mẹ bầu nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Hàng ngày chị em phụ nữ nên luyện tập 30 phút với các bài tập đơn giản như đi bộ, yoga,...
Luyện tập thể dục giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, hạn chế được tình trạng khó thở, người mệt mỏi do mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra việc này giúp thai phụ kiểm soát được cân nặng và thúc đẩy quá trình lấy lại vóc dáng sau khi sinh nhanh chóng.
Uống đủ nước
Không chỉ riêng với mẹ bầu bị mắc bệnh mà tất cả chúng ta nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp chúng ta thanh lọc cơ thể vài cải thiện hoạt động của hệ tiêu hoá. Đặc biệt, nó giúp chị em phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nhanh khỏi bệnh.
Các phương pháp test đường huyết thai kỳ mẹ bầu cần biết
Ở Việt Nam hiện nay, phương pháp test tiểu đường thai kỳ phổ biến nhất là nghiệm pháp dung nạp glucose. Các chị em phụ nữ hãy tham khảo xem quá trình xét nghiệm đường huyết thai kỳ như thế nào nhé!
Một cuộc xét nghiệm diễn ra trong thời gian 4 giờ. Trước tiên, thai phụ lấy mẫu máu lần 1 khi đói. Sau đó, bác sĩ cung cấp 1 cốc nước chứa 75-100g glucose. Sau một giờ uống nước, thai phụ tiến hành lấy mẫu máu lần 2 và sau hai giờ uống nước, thai phụ được lấy máu lần 3.
Giá trị đường huyết bất thường sau khi uống dung dịch 75-100g glucose được căn cứ như sau:
-
Đường huyết lúc đói: 95mg/dl (5,3mmol/l)
-
Sau 1 giờ: > 180mg/dl (10,0mmol/l)
-
Sau 2 giờ: > 155 mg/dl (8,6 mmol/l)
Xét nghiệm đường huyết thai kỳ bao nhiêu tiền?
Chi phí cho một lần khám chỉ số đường huyết tầm 200.000-350.000 VNĐ tuỳ vào cơ sản bạn chọn. Những cơ sở khám chữa bệnh uy tín và bác sĩ giỏi thường chính xác, có chi phí cao hơn.
Có thể thấy, giá thành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không quá đắt đỏ, phù hợp với kinh tế của mỗi gia đình. Vì vậy, các mẹ bầu không nên quá tiết kiệm tiền mà không làm xét nghiệm. Trường hợp không may thai phụ mắc bệnh mà không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho các mẹ và bé.
Đồng thời, mẹ bầu nên xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật và bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Điều này đảm bảo kết quả đưa ra chính xác, giúp mẹ bầu có hướng điều trị tiểu đường thai kỳ.
Khám tiểu đường thai kỳ ở đâu tốt nhất?
Rất nhiều thai phụ thường thắc mắc là nên xét nghiệm đường huyết thai kỳ ở đâu? Nghiệm pháp này khá phổ biến nên chị em có thể tiến hành khám tại các cơ sở y tế trên toàn quốc. Tuy nhiên, các chị em nên chọn những cơ sở có trang thiết bị đầy đủ vì với những ca mắc bệnh nặng, bạn có thể tiến hành cuộc xét nghiệm phụ khác nữa.
Trên đây là những thông tin quan trọng về xét nghiệm đường huyết thai kỳ. Mong rằng, những điều mình vừa đưa ra giúp mẹ bầu hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của căn bệnh tiểu đường thai kỳ đến bản thân và thai nhi.
Glucose screening tests during pregnancy - Ngày truy cập: 11/04/2022
https://medlineplus.gov/ency/article/007562.htm#:~:text=Most%20pregnant%20women%20have%20a,not%20have%20the%20screening%20test
Glucose Screening and Glucose Tolerance Test - Ngày truy cập: 11/04/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/prenatal-testing-glucose-screening-glucose-tolerance-test/