zalo
Bệnh tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?
Thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

06/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai. Vậy câu trả lời là gì? Monkey sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trong bài viết này.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đây là tình trạng quá nhiều lượng đường (glucose) tồn tại trong máu trong giai đoạn mang thai thay vì chuyển hóa thành năng lượng. 

Khi lượng đường trong máu tăng cao có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để giảm thiểu nguy cơ rủi ro xảy ra.

Đái tháo đường thai kỳ thường chỉ xuất hiện và phát triển mạnh trong thai kỳ. Vậy người bị tiểu đường thai kỳ sau khi sinh có hết không?

Nguyên nhân gây bệnh bệnh tiểu đường thai kỳ

Nội tiết tố có lợi cho thai nhi lại gây bất lợi cho quá trình sản xuất insulin ở mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo chia sẻ của các chuyên gia, nhu cầu năng lượng của cơ thể người phụ nữ sẽ tăng cao khi mang thai, điều này đòi hỏi một lượng đường nhiều hơn. Để giữ được lượng đường trong máu ở mức bình thường, cơ thể sẽ tự sản xuất insulin. Tuy nhiên, không phải cơ thể bà mẹ nào cũng có thể tạo ra đủ insulin.

Trong khi đó, nhau thai lại tạo ra các nội tiết tố giúp thai nhi phát triển vô tình gây tác động xấu đến insulin. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố, hậu quả là thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hơn những thai phụ khác khi thuộc các trường hợp sau đây:

  • Phụ nữ mang thai ngoài tuổi 30;

  • Người bị thừa cân, béo phì;

  • Lười hoạt động thể chất;

  • Có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ;

  • Sinh con trước nặng hơn 4 kg;

  • Người bị huyết áp cao;

  • Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang;

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Người bị tiểu đường thai kỳ luôn cảm thấy mệt mỏi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiểu đường thai kỳ còn được biết đến là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Các mẹ bầu cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để chẩn đoán bệnh chính xác. Trường hợp nghi ngờ bị tiểu đường thai kỳ có thể dựa vào một số dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Mẹ bầu thường xuyên khát nước, đêm dậy uống nước nhiều lần

  • Đi tiểu nhiều lần

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

  • Giảm cân không rõ lý do

  • Bị viêm nhiễm nấm vùng kín

  • Các vết thương lâu lành.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến thai kỳ

Khi bị bệnh tiểu đường thai kỳ, nếu mẹ bầu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, chúng có thể sẽ được truyền đến thai nhi. Lượng glucose trong máu thai nhi tăng cao sẽ đe dọa sự an toàn của cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng đến thai phụ

Không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, người mẹ có thể gặp nhiều nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với thai phụ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ có nguy cơ phải đối mặt với những nguy cơ sau:

  • Tỉ lệ sảy thai, thai chết lưu tăng cao

  • Glucose trong máu thai nhi tăng khiến thai to, nguy cơ mẹ sinh mổ tăng cao

  • Nguy cơ biến chứng sản giật, tiền sản giật

  • Sinh non

  • Huyết áp cao tạo áp lực cho tim và thận

  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều sau khi sinh

  • Nhiễm khuẩn niệu

  • Làm giảm sức khỏe của mẹ về lâu về dài

Ảnh hưởng đến thai nhi

Trẻ sinh ra cũng phải chịu ảnh hưởng xấu từ bệnh tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những ảnh hưởng xấu mà tiểu đường thai kỳ gây ra cho mẹ bầu thì thai nhi còn có nguy cơ gặp phải các vấn đề như:

  • Vàng da sau sinh

  • Dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

  • Hạ đường huyết tương và mắc các bệnh lý chuyển hóa sau sinh.

  • Nguy cơ trật khớp, tổn thương vai, chân,...do sinh thường

  • Nguy cơ thai chết lưu, chết khi sinh ra.

  • Thai to quá, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Bị tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?

Chắc chắn những ai bị tiểu đường thai kỳ đều có chung thắc mắc rằng căn bệnh này có tự hết sau khi sinh xong hay không và tiểu đường thai kỳ sinh xong bao lâu thì hết? Thông thường, bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể tự khỏi sau khi sinh khoảng 1-3 tháng. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được lượng đường về mức bình thường, nguy cơ bị tái lại trong lần mang thai tiếp theo sẽ rất cao.

Tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra còn có nhiều trường hợp mắc bệnh tiểu đường ở mức độ nhẹ trước khi mang thai nhưng lại không phát hiện và điều trị sớm. Đến khi mang thai, sự thay đổi của cơ thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, khó điều trị. Hậu quả là các chị em sẽ phải sống chung với căn bệnh tiểu đường suốt đời.

Theo số liệu thống kê, khoảng 5-10% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ bị biến chứng thành tiểu đường type 2 sau khi sinh và 50% trường hợp biến chứng sau sinh 5-10 năm. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chú ý trong việc tầm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng do tiểu đường gây ra.

Xem thêm:

Phương pháp giúp bệnh tiểu đường thai kỳ nhanh khỏi

Để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần phải kiểm soát được lượng glucose trong máu ở mức bình thường. Tất nhiên, để làm được điều đó cần phải thực hiện các phương pháp điều trị tích cực, chủ yếu là chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.

Mẹ bầu cần khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số phương pháp giúp bệnh đái tháo đường thai kỳ khỏi nhanh chóng gồm:

  • Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ: Việc khám thai thường xuyên giúp bác sĩ kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Từ đó phát hiện sớm những nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra để can thiệp kịp thời.

  • Theo dõi lượng đường trong máu: Việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Mẹ bầu có thể sử dụng các thiết bị đo lượng đường để kiểm tra tại nhà sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Tần suất và thời gian đo nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ, không cần kiểm tra quá nhiều lần trong ngày.

  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học: Chế độ ăn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát lượng glucose trong máu và kiểm soát cân nặng của thai phụ. Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho cả ngày dài. Bên cạnh đó, các chị em cần bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các loại nước ngọt, đồ uống có ga, chất hóa học,...không nên dung nạp vào cơ thể.

  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để có thể duy trì được khoảng 30 phút/lần tập. Đi bộ cũng là cách tập luyện không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường mà còn tốt cho sức khỏe bà bầu, dễ sinh thường hơn.

  • Sử dụng thuốc insulin: Đây là loại thuốc thường được các bác sĩ khuyên dùng để kiểm soát lượng đường trong máu. Insulin không đi qua nhau thai nên không gây ảnh hưởng cho sự phát triển của thai nhi. 

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hỗ trợ điều trị nào cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, phòng tránh nguy cơ gây dị tật thai nhi, những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “tiểu đường thai kỳ đẻ xong có hết không?” cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý, nếu không kiểm soát lượng đường tốt, bệnh hoàn toàn có thể biến chứng nặng hơn hoặc tái lại trong lần mang thai sau.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!