Tăng cân là điều hết sức quan trọng, phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát của thai nhi. Chị em cần phải biết bà bầu tháng thứ 4 tăng bao nhiêu cân là hợp lý để không ảnh hưởng đến em bé.
Cân nặng bà bầu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Cân nặng của mẹ bầu nhiều hay ít tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, tuổi tác, môi trường, chế độ ăn uống, tình trạng hệ tiêu hóa,...
-
Cơ địa: Có mẹ bầu dễ hấp thu chất dinh dưỡng, ăn ít nhưng tăng cân nhiều nhưng cũng có chị em lại ăn nhiều lại không tăng cân.
-
Tuổi tác: Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15-35 tuổi), tuổi tác thường sẽ tỉ lệ thuận với cân nặng và khả năng tăng cân.
-
Môi trường: Môi trường sống thuận lợi, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như ăn uống, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe,… sẽ giúp chị em dễ tăng cân và điều chỉnh cân nặng hơn.
-
Chế độ ăn uống: Thực đơn hàng ngày đầy đủ các chất dinh dưỡng và hợp lý sẽ giúp mẹ tăng cân ổn định hơn so với việc ăn uống tùy ý, theo sở thích.
-
Tình trạng hệ tiêu hóa: Nếu mẹ bầu có bộ máy tiêu hóa tốt, không bị các bệnh lý về đường như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét hang vị, hành tá tràng,… thì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn, giúp tăng cân thuận lợi hơn.
Trong thai kỳ, phụ nữ mang thai sẽ tăng cân dù ít hay nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi bên trong cơ thể người mẹ, cụ thể:
-
Tăng tuần hoàn máu để nuôi dưỡng bào thai, cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng để thai nhi có thể phát triển bình thường.
-
Tăng lượng nước và các chất lỏng khác tích trữ trong cơ thể.
-
Tăng trọng lượng của bầu ngực.
-
Tăng kích thước của tử cung.
-
Sự hình thành và lớn lên về kích thước của túi nước ối và nhau thai.
Bà bầu tháng thứ 4 tăng bao nhiêu cân là hợp lý?
Thông thường, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mỗi phụ nữ chỉ nên tăng 10-15 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Nếu mẹ là người thiếu cân thì cần tăng 12 - 18kg; Thừa cân nên tăng 6-11kg và mang song thai tăng 16-20kg; Trường hợp đa thai hoặc có các biến chứng thai kỳ thì có thể sẽ tăng hơn.
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, tức từ tháng 4 đến tháng 6, do tình trạng thai nghén đã giảm, hàm lượng estrogen bắt đầu tăng khiến mẹ có cảm giác thèm ăn nên bà bầu thường sẽ tăng cân. Cân nặng trong 3 tháng này khoảng từ 4 - 5kg mỗi tháng. Như vậy bình quân 1 tháng mẹ bầu nên tăng 1,3 - 1,7kg.
Ở tháng thứ 4, dù mức tăng bình quân cũng nằm trong khoảng trên nhưng bà bầu tháng thứ 4 tăng bao nhiêu cân mới hợp lý còn tùy thuộc chủ yếu vào tình trạng của từng thai phụ. Mỗi người mang thai sẽ có thai kỳ khác nhau và mức tăng cân khác nhau hoàn toàn. Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho mẹ trong tháng thứ 4 là:
-
Trong trường hợp thai phụ có cân nặng bình thường trước khi mang thai: Nên duy trì mức tăng 0,4kg/tuần.
-
Trong trường hợp thai phụ trước khi mang thai bị nhẹ cân: Nên duy trì mức tăng 0,5 kg/tuần.
-
Trong trường hợp thai phụ trước khi mang thai bị thừa cân: Nên hạn chế mức tăng chỉ còn khoảng 0,3kg/tuần.
-
Trong trường hợp thai phụ mang song thai, đa thai: Mức tăng cân sẽ dựa trên tình trạng sức khoẻ và phát triển của thai nhi nhưng mức tăng nên duy trì là 0,6kg/tuần.
Có một cách khác để xác định bà bầu tháng thứ 4 tăng bao nhiêu cân là hợp lý đó là dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để làm tiêu chí đánh giá. BMI được đo bằng công thức:
BMI = Trong lượng cơ thể (kg) / bình phương chiều cao (m)
Nếu kết quả chỉ số BMI của thai phụ bằng 18.5 - 26 là mẹ đang có cân nặng hợp lý. Trường hợp chỉ số BMI quá cao hoặc quá thấp thì mẹ bầu cần phải được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn hàng ngày để cải thiện tình hình.
Tốt nhất, phụ nữ mang thai nên lập bảng theo dõi cân nặng theo tuần vào một thời điểm cố định để kiểm soát tốt cân nặng, hướng đến tăng cân một cách từ từ và ổn định.
Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít có ảnh hưởng gì không?
Cân nặng bà bầu 4 tháng tăng hay giảm qua các tuần là chuyện bình thường, chỉ cần ở mức vừa phải. Nhưng nếu tăng quá ít hay quá nhiều có thể là nguyên nhân của một vài biến chứng thai nghén, gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tăng cân quá ít khi mang thai có hậu quả gì?
Trường hợp mẹ bầu tăng cân quá ít sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
-
Thai nhi chậm tăng trưởng do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển dẫn đến trẻ sinh ra thiếu cân.
-
Tăng nguy cơ sinh non: Để lại hệ lụy về sau trong sức khỏe của bé như còi cọc, suy dinh dưỡng, suy hô hấp.
-
Ảnh hưởng quá trình tiết sữa của mẹ và không đủ sữa cho con bú.
-
Nguy cơ sảy thai do suy nhược cơ thể.
Tăng cân quá nhiều có sao không?
Tăng cân quá mức cũng khiến thai phụ phải đối mặt với những nguy cơ sau:
-
Khó sinh do bé có kích thước quá lớn, mẹ phải đối mặt với việc sinh mổ cao hơn.
-
Dễ bị trĩ, rạn da nhất là vùng bụng, hay bị đau vùng xương chậu, lưng, chân, phù chân và són đái.
-
Cơ thể hay khó chịu, thân nhiệt nóng hơn những bà bầu khác và khó khăn trong đi lại.
-
Thai lớn chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận khiến các cơ quan này hoạt động kém hiệu quả.
-
Dễ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và tăng tỷ lệ sinh non.
-
Trẻ sơ sinh bị thừa cân khiến con phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chứng béo phì khi trưởng thành như tiểu đường, tim mạch.
Có quá nhiều điều mẹ phải đối mặt khi để cơ thể tăng, giảm cân bất thường. Vì vậy bà bầu tháng thứ 4 tăng bao nhiêu cân là điều rất quan trọng. Mẹ bầu phải theo dõi thường xuyên để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Xem thêm: Bà bầu tháng thứ 4: Những lưu ý quan trọng dành riêng cho thai phụ
Chế độ giúp mẹ bầu 4 tháng tăng cân phù hợp
Cân nặng của thai phụ 4 tháng có thể được điều chỉnh dựa vào chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học trong thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng
Để duy trì tăng cân được hợp lý, cơ thể bà bầu tháng thứ 4 nên nạp thêm 10% lượng calo so với mức bình thường. Theo đó, chế độ ăn cho mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:
-
Nhóm chất bột: Để cung cấp năng lượng cho sự vận động mỗi ngày như gạo, mì, ngô, khoai,…
-
Nhóm chất đạm: Để xây dựng các tế bào của cơ thể như thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ,…
-
Nhóm chất béo: Để tạo thành não của trẻ gồm dầu, mỡ, vừng, lạc,...
-
Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ: Rau có màu xanh và quả chín.
Mẹ bầu cũng cần cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu gồm canxi, acid folic, omega 3, protein, sắt, kẽm, iốt,... giúp mẹ tăng cân hợp lý và thai nhi nhận đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh, phòng tránh dị tật bẩm sinh.
Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe của bà bầu tháng thứ 4:
-
Chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đường phố không rõ nguồn gốc và chế biến không đảm bảo.
-
Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày từ nước và các loại nước ép, canh rau.
-
Chọn những loại thức ăn béo, ít đường và nhiều chất xơ.
-
Tránh ăn nhiều đồ chiên, rán, nhiều dầu mỡ.
-
Ăn đủ 3 bữa chính một ngày và xen những bữa phụ.
-
Ăn thêm những đồ ăn vặt tốt cho sức khoẻ như bánh mì nướng, trái cây, các loại hạt, sữa chua, phô-mai, bánh quy, sữa.
Mẹ bầu hãy loại bỏ suy nghĩ tăng gấp đôi khẩu phần ăn nạp vào cơ thể khi có thai. Hãy quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng hơn là lượng thức ăn. Đó là bí quyết để bà bầu tháng thứ 4 tăng bao nhiêu cân không còn là vấn đề khiến mẹ phải lo lắng.
Chế độ vận động
Song song với chế độ dinh dưỡng khoa học thì vận động hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ là điều mẹ bầu 4 tháng nên hướng tới. Đây là cách hữu hiệu giúp chị em bầu bì duy trì cân nặng ở mức hợp lý, mẹ khỏe và con cũng mạnh.
Mẹ nên luyện tập đều đặn với các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga để kích hoạt tuần hoàn máu, cải thiện hệ hô hấp và hệ tiêu hóa, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp,… Hạn chế hoặc tuyệt đối không áp dụng những môn thể thao nguy hiểm, đòi hỏi vận động thể lực mạnh.
Phụ nữ mang thai không nên làm việc quá sức, mang vác vật nặng, không leo trèo, với tay lên cao và nên nghỉ giải lao hợp lý khi làm việc. Mẹ cũng không nên nghỉ ngơi thụ động một chỗ, lười vận động. Hãy thư giãn đầu óc để tránh stress, căng thẳng, lo âu quá mức.
Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc bà bầu tháng thứ 4 tăng bao nhiêu cân. Chúc chị em duy trì được phong độ tăng cân vừa phải để không phải lo nghĩ con mình có phát triển tốt hay không.
Pregnancy weight gain: How much weight is normal? - Truy cập ngày 20/06/2022
https://www.goodto.com/family/weight-gain-and-pregnancy-70629
How much weight should I gain? - Truy cập ngày 20/06/2022
How Much Weight You Should Gain During Pregnancy - Truy cập ngày 20/06/2022