zalo
Bà bầu tháng thứ 4: Những lưu ý quan trọng dành riêng cho thai phụ
Thai kỳ

Bà bầu tháng thứ 4: Những lưu ý quan trọng dành riêng cho thai phụ

Thúy Anh
Thúy Anh

25/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bà bầu tháng thứ 4 tiếp tục có những thay đổi ở cả mẹ và thai nhi. Trong giai đoạn này, chị em cần trang bị thêm nhiều kiến thức thai kỳ để có thể đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Sự phát triển của thai nhi 4 tháng

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi sẽ có những phát triển vượt bậc về nhiều mặt, với những đường nét trên cơ thể khá rõ ràng khiến mẹ phải ngỡ ngàng.

  • Cân nặng khoảng 100g và chiều dài tầm 15cm.

  • Tay và chân đã được phân biệt rõ rệt các ngón và có móng.

  • Các đường nét trên khuôn mặt như mí mắt, chân mày, lông mi và cả tóc nhìn rõ qua hình ảnh siêu âm.

  • Có một lớp lông tơ mỏng bao phủ cơ thể.

  • Phần xương và răng ngày một phát triển và trở nên cứng cáp hơn. 

  • Có những biểu hiện đáng yêu như mút tay, ngáp, cau mày hay nhăn mặt.

  • Hệ thần kinh và các giác quan của bé như thị giác và vị giác, thính giác đã bắt đầu hoàn thiện chức năng.

  • Chẩn đoán tương đối chính xác giới tính nhờ tuyến tiền liệt ở bé trai đã bắt đầu phát triển và buồng trứng của bé gái sẽ dần di chuyển từ bụng đến vùng hố.

Sự phát triển của thai nhi 4 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những triệu chứng mẹ bầu tháng thứ 4 có thể gặp

Những dấu hiệu của hiện tượng ốm nghén, nhất là buồn nôn ở hầu hết bà bầu tháng thứ 4 đã biến mất. Tuy nhiên mẹ phải đối mặt với các triệu chứng khác:

  • Xuất hiện các đường màu đỏ trên đùi và bầu vú do sự thay đổi hormone thai kỳ khiến các tĩnh mạch trên da nổi rõ.

  • Có cảm giác thèm ăn liên tục bởi các cơn ốm nghén đã dần được đẩy lùi và thai nhi phát triển mạnh mẽ nên cần một lượng lớn các chất dinh dưỡng.

  • Phù nề ở mặt do cơ thể phải sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi. 

  • Bị nám, sạm da và xuất hiện đường sọc nâu hoặc đen ở bụng chạy dọc từ xương mu tới gần xương ức do sự gia tăng của estrogen khiến cơ thể sản xuất nhiều melanin hơn.

  • Khí hư màu trắng từ âm đạo tiếp tục xuất hiện.

  • Tóc yếu và dễ gãy, nướu dày lên và nhạy cảm nên dễ bị chảy máu.

  • Dễ bị trĩ do táo bón lâu ngày.

  • Có thể bị rạn da do tăng cân.

  • Bị khó thở vì thai nhi đang phát triển ngày một lớn hơn.

  • Bụng căng cứng, đau bụng dưới lâm râm do sự gia tăng kích thước của tử cung gây chèn ép vùng chậu.

Một số dấu hiệu mẹ có thể gặp khi mang thai 4 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu bao nhiêu tuần thì quan hệ được? Cần lưu ý gì?

Bà bầu 4 tháng cần chú ý những gì?

Bà bầu tháng thứ 4 cần phải biết để xây dựng lối sống khoa học, chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân và giúp con yêu phát triển tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng

Thai nhi phát triển mạnh mẽ khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 4. Mẹ cần tới 74g đến 95g chất đạm và 2300-2500 calo, 2000ml nước mỗi ngày. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho bà bầu trong giai đoạn này để đảm bảo thai nhi phát triển về cả chiều cao lẫn cân nặng.

Thực phẩm cần bổ sung 

Bà bầu tháng thứ 4 nên xây dựng một thực đơn dinh dưỡng với nhiều nhóm thức ăn để đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Các nhóm thực phẩm nên bổ sung gồm có:

  • Thực phẩm giàu chất xơ để ngăn chặn và cải thiện chứng táo bón: Rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch.

  • Thực phẩm chứa acid béo lành mạnh giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân và chậm phát triển trí não ở trẻ: Các loại cá nước ngọt, cá ngừ, dầu oliu, các loại hạt.

  • Thực phẩm giàu canxi rất quan trọng đối với cơ, xương của mẹ và bé: Sữa, trứng gà, thịt bò, tôm, cua,…

  • Thực phẩm giàu chất sắt để hạn chế sự mệt mỏi và đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh: Trứng gà, trái cây khô, thịt đỏ, rau lá xanh,...

  • Các loại thịt để cung cấp đạm và các yếu tố vi lượng khác: Thịt gia cầm, gà, bò, heo,…

  • Trái cây tươi và rau xanh chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cùng hàm lượng nước, chất xơ cao: Các loại rau xanh có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải bó xôi, rau mồng tơi… và hoa quả như táo, nho, cam, quýt, đu đủ chín, thanh long ruột đỏ,…

  • Bổ sung vitamin C để tăng cường sức khỏe và sự săn chắc của các thành mạch máu: Bông cải xanh, súp lơ trắng, dâu tây, dưa lưới vàng,… 

Mẹ bầu 4 tháng nên bổ sung những thực phẩm nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực phẩm nên tránh 

Ngoài việc phải bổ sung đa dạng các thực phẩm, trong chế độ ăn hàng ngày, bà bầu tháng thứ 4 cần tránh ăn một số thực phẩm sau đây:

  • Phô mai mềm: Có thể chế biến từ sữa chưa tiệt trùng nên có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

  • Bột lúa mì: Là thực phẩm rất khó tiêu hóa, dễ gây táo bón. 

  • Một số loại cá biển như cá thu, cá kiếm, cá mập: Chứa nhiều methylmercury gây chậm phát triển trí não ở thai nhi.

  • Các món ăn đường phố: Không đảm bảo an toàn thực phẩm do không rõ nguồn gốc và chế biến qua loa.

  • Hoa quả sấy khô không nên ăn nhiều: Chứa các chất gây nóng cho cơ thể.

  • Các sản phẩm chứa cam thảo có trong một số loại kẹo, kem đánh răng: Có thể gây kích thích cơn co thắt tử cung.

  • Những đồ uống như rượu, cafein: Có thể làm thai nhi phát triển chậm và bị dị tật bẩm sinh.

Chế độ vận động

Để đảm bảo sức khỏe bà bầu tháng thứ 4, ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ còn cần vận động khoa học và tập luyện thường xuyên dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia.

Tập luyện thể dục 

Đi bộ mỗi ngày là bộ môn thể thao phù hợp nhất với bà bầu. Ngoài ra chị em còn có thể lựa chọn bơi lội, yoga cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Các bài tập đòi hỏi giãn cơ nhiều và tư thế tập nằm ngửa nên hạn chế, tránh vận động thể lực mạnh để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thai nhi 4 tháng đã qua giai đoạn nguy hiểm của nguy cơ sinh non, bụng mẹ cũng chưa quá lớn nên thời điểm này có thể tranh thủ đi du lịch để thay đổi tâm trạng, lấy tinh thần và chuẩn bị sức khỏe tốt cho giai đoạn thai kỳ sau.

Tập luyện thể dục phù hợp với bà bầu 4 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lựa chọn tư thế nằm

Bà bầu tháng thứ 4 không quá khó khăn để lựa chọn tư thế nằm vì bụng bầu mới chỉ lớn hơn một chút. Tuy nhiên, ngủ nghiêng về bên trái với một chiếc gối ôm kẹp giữa 2 chân là cách nằm tốt nhất để giúp truyền máu đến nhau thai và cải thiện chức năng thận của mẹ bầu.

Quan hệ tình dục khi mang thai

Mặc dù bà bầu tháng 4 không cần kiêng cữ quá mức chuyện quan hệ nhưng vẫn phải thận trọng nhất có thể. Bố mẹ chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng để hạn chế tác động cơ học quá nhiều lên bụng thai phụ, lựa chọn tư thế sao cho vùng bụng và tử cung người mẹ không bị đè ép.

Quan hệ tình dục khi mang thai cần lưu ý những gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những điều cần kiêng cữ khác

Phụ nữ mang thai giai đoạn này cũng không nên làm những công việc nặng, đòi hỏi phải đứng lâu, khom lưng nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuyệt đối không được vác vật nặng trước bụng, giơ hai tay với lên cao, không leo trèo và hạn chế đi cầu thang nhiều, nên bước đi chậm rãi để tránh té ngã.

Tiếp tục quá trình thai giáo

Thính giác của thai nhi 4 tháng tuổi đã hình thành nên con có thể nghe được các âm thanh từ bên ngoài tử cung bao gồm cả tiếng nói của mẹ. Đây là thời điểm phù hợp để mẹ bầu thực hiện quá trình thai giáo cho bé.

Bà bầu tháng thứ 4 cần biết tương tác với thai nhi trong bụng bằng cách trò chuyện, hát cho con nghe để tăng sự gần gũi. Mẹ cũng có thể cho bé nghe nhạc và những câu chuyện phù hợp trong những khung giờ cố định trong ngày, hãy vỗ nhẹ vào bụng khi bắt đầu thai giáo và chào tạm biệt bằng một cái vỗ nhẹ khác.

Thai giáo đúng cách hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển trí não lẫn thể chất và tinh thần của em bé. Nếu mẹ bầu chưa biết nguồn thai giáo uy tín nào, hãy tham khảo app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt và app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh

Phần mềm VMonkey có các câu chuyện, bài hát bằng tiếng Việt phù hợp với quá trình thai giáo. (Ảnh: Monkey)

Những dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay

Bà bầu tháng thứ 4 cần phải gặp bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu bất thường sau đây: 

  • Đau bụng dưới với các cơn co thắt từng cơn dữ dội.

  • Âm đạo có dịch bất thường hay bị xuất huyết, vùng kín ngứa ngáy.

  • Cơn đau đầu kéo dài và ngày càng nghiêm trọng về mức độ đau.

  • Rối loạn chức năng thị giác như hoa mắt, chóng mặt, tầm nhìn giảm, xuất hiện đốm đen trước mặt.

  • Tiểu buốt, tiểu ít và nước tiểu tanh, thậm chí ra máu.

  • Nôn đi kèm đau đầu chóng mặt.

  • Ốm nghén nặng, có thể nôn ra máu.

  • Cân nặng tăng nhanh đột ngột hơn 1kg/tuần hoặc không hề tăng.

  • Ngứa ran toàn thân, có thể kèm vàng da, nước tiểu có màu sẫm và phân không màu.

  • Phù chân kèm theo triệu chứng đau đầu, rối loạn thị giác, đau bụng,… thì khả năng cao mẹ bị tiền sản giật.

Những dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những lưu ý dù là nhỏ nhất cũng luôn cần được bà bầu ghi nhớ để áp dụng cho một thai kỳ suôn sẻ. Chúc bà bầu tháng thứ 4 luôn mạnh khỏe và bình an với những giá trị mà bài viết đã mang tới. Mẹ cũng đừng quên khám thai định kỳ để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của em bé! 

What happens in the fourth month of pregnancy? - Truy cập ngày 20/06/2022

https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-fourth-month-pregnancy

4 Months Pregnant: Symptoms, Baby (& Belly) Size and Development - Truy cập ngày 20/06/2022

https://www.familyeducation.com/pregnancy/second-trimester/4-months-pregnant

What to Expect at 4 Months Pregnant - Truy cập ngày 20/06/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/4-months-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!