Mang thai là một hành trình khá vất vả mà mẹ bầu cần phải cẩn trọng. Việc mắc bệnh khi đang trong thai kỳ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mẹ. Danh sách các bệnh nguy hiểm khi mang thai được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ biết cách phòng ngừa sớm.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Các bệnh nguy hiểm khi mang thai
Những bệnh lý thường gặp trong thai kỳ thường sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và cả thai nhi. Chúng bao gồm:
Bệnh thiếu máu
Ở phụ nữ mang thai, bệnh thiếu máu chủ yếu là do thiếu sắt. Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì không có vấn đề gì. Ngược lại, bệnh nặng sẽ rất nguy hiểm, có thể tăng nguy cơ bị sảy thai, nhau bong non, nhau tiền đạo, cao huyết áp thai kỳ, ối vỡ sớm, tiền sản giật, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh… đe dọa đến tính mạng mẹ bầu.
Mẹ bầu bị thiếu máu sẽ dễ sinh con nhẹ cân, thiếu tháng, thiếu máu, suy thai, tăng khả năng mắc bệnh sơ sinh hơn bình thường. Các bé cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Để đề phòng thiếu sắt, mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống gồm các thực phẩm có màu đỏ, trứng, cá, rau màu xanh đậm, các chế phẩm bổ sung sắt…
Tiểu đường
Tiểu đường thai kỳ là một trong các bệnh nguy hiểm khi mang thai với nhiều triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi… gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể bị sảy thai, sinh nón, đa ối, tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu… Để phát hiện bệnh, sản phụ hãy thường xuyên khám sức khỏe thai kỳ và thực hiện các xét nghiệm y khoa.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần đến bác sĩ thăm khám, theo dõi kỳ để được hướng dẫn khẩu phần ăn uống. Mẹ hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, giảm tiêu thụ đường, muối và chất béo. Nếu chế độ ăn uống không thể điều chỉnh đường huyết thì việc điều trị bằng thuốc sẽ giúp làm giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi.
Cảm cúm
Khi mang thai, sức khỏe của mẹ thường suy giảm dẫn đến dễ bị nhiễm siêu vi, cảm cúm. Khi bị cảm, mẹ bầu cần ăn nhiều tỏi, rau xanh, uống nhiều nước nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ lưu ý không được tự ý uống thuốc cảm cúm mà không có sự đồng ý từ bác sĩ. Nếu mẹ uống thuốc cảm cúm khi mang thai, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Viêm âm đạo do nấm
Trong các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ thì viêm âm đạo do nấm cũng là điều mẹ cần lưu ý. Khi thấy âm đạo xuất hiện nhiều dịch váng đục giống sữa đông, bị ngứa ngáy, đau rát khó chịu thì mẹ bầu hãy đến bác sĩ để thăm khám và được điều trị. Tình trạng viêm âm đạo kéo dài có thể khiến mẹ sảy thai hoặc sinh non.
Viêm cầu thận cũng là một căn bệnh ở bà bầu
Viêm cầu thận là căn bệnh diễn tiến chậm gây tổn thương đến tiểu cầu thận. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện bị phù chân, cao huyết áp, chức năng thận giảm. Khi làm xét nghiệm, kết quả cho thấy các chỉ số như creatinin, albumin niệu và ure trong máu đều cao.
Phụ nữ mang thai bị viêm cầu thận thể nặng có thể khiến cuống nhau và nhau thai teo nhỏ. Thai sẽ bị suy dinh dưỡng dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu. Tuy vậy, nếu mẹ mắc bệnh thể nhẹ thì vẫn có thể mang thai bình thường. Mẹ bầu cần thường xuyên đi khám bác sĩ để kiểm soát bệnh, tránh gây biến chứng.
Viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi B là một trong những bệnh nguy hiểm khi mang thai truyền từ mẹ sang con. Bệnh khá nguy hiểm, em bé sinh ra có nguy cơ 70 – 90% bị xơ gan, ung thư gan. Cách tốt nhất để phòng bệnh là phụ nữ trong tuổi sinh sản cần sớm đi tiêm vaccine phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe và giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh.
Trong trường hợp không may bị viêm gan siêu vi B, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng tình trạng để hướng dẫn cách bảo vệ thai nhi cụ thể. Em bé mới được sinh ra cũng sẽ có biện pháp tiêm phòng bệnh.
Các bệnh lý không nguy hiểm khi mang thai
Bên cạnh các bệnh nguy hiểm khi mang thai thì mẹ bầu cũng nên lưu ý đến các bệnh thường gặp khi mang thai như:
Táo bón
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu ít vận động cộng thêm nồng độ hormone progesterone tăng lên khiến nhu động ruột giảm. Thai nhi phát triển sẽ làm đại tràng bị chèn ép, phân di chuyển chậm. Ngoài ra, việc tiêu thụ thuốc, thực phẩm chứa sắt, chất bổ dưỡng gây nóng cơ thể cũng là nguyên nhân khiến hơn 50% thai phụ bị táo bón.
Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, trái cây, uống khoảng 3l nước mỗi ngày. Nếu bị táo bón, mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống với nhiều thức ăn nhuận tràng, đi vệ sinh đúng giờ, ngưng sử dụng thuốc, bổ sung men probiotic…
Chuột rút
Khi bị chuột rút, cơ bắp ở bắp chuối và bàn chân co thắt khiến mẹ đau đớn. Đây là một trong những bệnh thường gặp khi mang thai có nguyên nhân là cơ thể thiếu canxi.
Để khắc phục chuột rút, mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bóp bàn chân và bắp chân để cảm thấy thoải mái. Khi cơn đau kết thúc, mẹ nên đi dạo để máu lưu thông tốt. Mẹ hãy đến bác sĩ khám bệnh để được chỉ định bổ sung thêm canxi và vitamin D cho cơ thể.
Chảy máu nướu răng
Nhắc đến các bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai thì không thể bỏ qua tình trạng chảy máu nướu răng. Sức đề kháng của thai phụ giảm sút khiến nướu răng mềm, dễ tổn thương. Bên cạnh đó, cao răng ở chân răng cũng gây đau nhức dẫn đến nhiều bệnh như chảy máu chân răng, viêm nha chu… Cách phòng tránh bệnh là mẹ bầu hãy đánh răng kỹ và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn. Mẹ cũng cần đến nha sĩ để được tư vấn sử dụng các loại dưỡng chất cần thiết có lợi cho sức khỏe răng miệng.
Xem thêm: Bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không? Nên ăn uống như thế nào?
Các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ
Trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số bệnh thường gặp và nên đến bác sĩ để tầm soát bao gồm:
Đái tháo đường thai kỳ
Khi mang thai được 24 - 28 tuần, mẹ cần đi tầm soát để phát hiện tiểu đường thai kỳ. Nếu kết quả tầm soát phát hiện đường huyết bất thường, mẹ hãy thay đổi khẩu phần ăn uống hàng ngày. Các bài vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ cũng giúp mẹ kiểm soát bệnh trong suốt thai kỳ.
Cao huyết áp dẫn đến tiền sản giật
Ở tuần thai thứ 12, mẹ nên tầm soát bệnh cao huyết áp từ sớm. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra huyết áp và xét nghiệm đạm niệu trong nước tiểu mẹ bầu nhằm theo dõi huyết áp chặt chẽ. Nếu có biến cố có thể xảy đến, bác sĩ sẽ có kế hoạch dự phòng trước.
Thiếu máu khi mang thai
Vào lần đầu khám thai và khi thai được 24 - 28 tuần, mẹ bầu cần thực hiện tầm soát thiếu máu. Có đến 40% tỷ lệ mẹ bầu mắc bệnh này. Nếu không được tầm soát, mẹ có nguy cơ phải chấm dứt thai kỳ hoặc sức khỏe sau sinh của bé sẽ bị ảnh hưởng.
Những vấn đề thường gặp khi mang thai
Ốm nghén
Mỗi bà bầu sẽ có dấu hiệu về nghén khác nhau. Triệu chứng chính thường là buồn nôn, nôn, mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, thay đổi khẩu vị, dị ứng với mùi, táo bón… Nếu mẹ bị ốm nghén ở mức độ có thể chịu đựng thì không cần quá lo lắng. Ngược lại, mẹ bị ốm nghén nặng gây mất nước, nôn nhiều, cơ thể suy nhược thì cần đến bác sĩ.
Xuống máu chân
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, máu trong cơ thể tăng, thai nhi phát triển to chèn ép nên mẹ bầu thường bị phù nề ở nửa dưới cơ thể do ứ trệ tuần hoàn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy tập thể dục, thực hiện các động tác kéo giãn để thúc đẩy máu lưu thông. Nếu ấn vào khu vực da bị phù thấy lõm thì mẹ hãy giữ ấm chân, kiểm tra xem ăn uống có mặn không, giảm tiêu thụ muối. Mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ vào các lần khám thai tiếp theo để phát hiện các bất thường một cách kịp thời.
Vết rạn da
Tuy không nằm trong các bệnh nguy hiểm khi mang thai nhưng nhiều mẹ bầu cũng khá băn khoăn khi bị rạn da. Để thích nghi với sự phát triển nhanh của thai nhi, da bụng sẽ kéo căng gây nên vết rạn da. Mẹ có thể tránh rạn da bằng cách dùng kem thoa hoặc dầu cho trẻ em xoa lên bụng từ giai đoạn đầu mang thai.
Tiểu lắt nhắt
Tình trạng tiểu lắt nhắt khiến mẹ bầu bị mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu. Nguyên nhân có thể là do thai to chèn ép bàng quang hoặc đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Nếu mẹ bị tiểu rắt kèm theo cơn đau bụng dưới, đi tiểu thấy nóng rát hoặc bị sốt thì mẹ cần đi khám ngay.
Vào những tháng đầu thai kỳ, cơ thể của mẹ sẽ có nhiều biến đổi dẫn đến nhiều nguy cơ mắc bệnh. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các bệnh nguy hiểm khi mang thai. Trang bị đầy đủ kiến thức sẽ giúp mẹ có biện pháp phòng tránh bệnh cũng như kịp thời xử lý nếu chẳng may mắc phải. Mẹ bầu cũng đừng quên đi khám thai định kỳ để bác sĩ sớm phát hiện các nguy cơ mắc bệnh để điều trị nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.