zalo
Lịch tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy? Những lưu ý khi tiêm?
Thai kỳ

Lịch tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy? Những lưu ý khi tiêm?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

14/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy luôn là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người mang thai lần đầu. Vậy câu trả lời là gì? Monkey sẽ giải đáp rõ trong bài viết này, đồng thời chỉ ra những điều cần lưu ý khi tiêm giúp mẹ và bé được an toàn nhất.

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng đúng lịch đối với bà bầu

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà bầu tiêm phòng đúng lịch có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm do thể chất thay đổi nên rất dễ dàng bị các mầm bệnh xâm nhập như virus, vi khuẩn. 

Điều này khiến phụ nữ rất dễ bị cúm, cảm cúm hoặc các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu,...trong thời gian mang thai. Ốm đau, bệnh tật cộng thêm sự mệt mỏi, khó chịu do sự thay đổi cơ thể khi mang thai gây ra càng khiến mẹ thấy khó chịu, đuối sức hơn.

Bà bầu tiêm phòng vaccine đúng lịch giúp tăng hiệu quả bảo vệ sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều đáng nói là các bệnh mà mẹ bầu có thể mắc phải tuy không nguy hiểm đối với người bình thường nhưng lại rất nguy hiểm cho thai nhi. Cụ thể là nguy cơ sảy thai, thai lưu, sinh non hoặc thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh sẽ tăng cao.

Bên cạnh đó, tiêm phòng cho bà bầu còn là tấm lá chắn bảo vệ trẻ trước các bệnh nguy hiểm sau khi chào đời. Một số loại vaccine có khả năng tạo ra sức đề kháng ngay từ trong bụng mẹ, giúp trẻ có hệ miễn dịch thụ động ngay khi vừa sinh ra.

Vì vậy, ngoài việc thực hiện lối sống  và một chế độ dinh dưỡng khoa học thì các chị em cũng cần lưu ý đi tiêm phòng vaccine đúng lịch để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Lưu ý, một số loại vaccine sống có thể gây hại hoặc cản trở sự phát triển của thai nhi. Do đó, ngoài thắc mắc chích ngừa cho bà bầu tháng thứ mấy thì các mẹ cũng cần chủ động tiêm phòng từ trước khi mang thai theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Lịch tiêm phòng trước khi mang thai phụ nữ cần lưu ý

Theo các bác sĩ, một số trường hợp phụ nữ không cần tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B, sởi, rubella trước khi mang thai. Lý do vì trong cơ thể của họ đã có sẵn kháng thể, giúp cơ thể có sức đề kháng chống lại bệnh. Tuy nhiên, để biết mình có kháng thể hay không, các chị em cần tiến hành xét nghiệm kiểm tra kháng thể IgG.

Phụ nữ cần chú ý lịch tiêm trước khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngược lại, với những người chưa có kháng thể trong cơ thể thì nên tiêm đầy đủ các loại vaccine  để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh trong thời gian mang thai. Dưới đây là các mũi tiêm và lịch tiêm phòng trước khi mang thai chúng ta cần lưu ý:

  • Sởi – quai bị - rubella: Đây là 3 loại bệnh rất nguy hiểm cho thai nhi mà mẹ có thể tiêm kết hợp trong cùng 1 mũi. Thời gian tiêm trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng, tốt nhất là trước khoảng 3-6 tháng.

  • Thủy đậu: Mẹ bầu mắc thủy đậu thì khả năng trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bại não, dị tật đầu to đầu nhỏ,...rất cao. Vì vậy, phụ nữ chuẩn bị mang thai cần tiêm phòng vaccine bệnh thủy đậu nếu chưa có miễn dịch thủy đậu. Nếu mẹ đã được tiêm phòng khi còn nhỏ vẫn nên tiêm 1 mũi tăng cường trước khi mang thai 3 tháng.

  • Viêm gan B: Nguy cơ mẹ bầu bị viêm gan B lây truyền sang con lên tới 90%. Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ này, chị em nên tiêm đủ 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai. Trong đó, 2 mũi đầu cách nhau 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi 1 thời gian 6 tháng.

  • Cúm: Căn bệnh này xảy ra cực kỳ phổ biến ở phụ nữ mang thai, có thể gây dị tật bẩm sinh, thai lưu, sảy thai,...đặc biệt là khi mẹ bị cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nữ giới nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang thai 1 tháng.

Chích ngừa cho bà bầu tháng thứ mấy?

Để phòng bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, phụ nữ không chỉ tiêm phòng trước khi mang thai mà còn phải tiêm cả trong thời gian mang thai. Vậy nên tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy?

Khi mang thai, vaccine uốn ván là mũi tiêm quan trọng nhất mà mọi bà bầu đều được khuyến cáo. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể chủ động tiêm thêm các loại vaccine phòng bệnh khác như: Cúm hoặc Viêm gan B (với những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ phác đồ hoặc cơ thể đang có virus viêm gan C hay các bệnh gan khác).

Lịch tiêm phòng cho bà bầu khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với mũi vaccine uống ván thì tiêm phòng cho bà bầu từ tháng thứ mấy? Các chuyên gia cho biết, tổng số lần tiêm vaccine uốn là là 5, trong đó bao gồm 2 mũi tiêm trước khi sinh con lần đầu và 3 mũi tiêm nhắc. Thời gian tiêm uốn ván cụ thể được quy định như sau:

  • Mẹ bầu không tiêm mũi uốn ván nào trong vòng 5 năm gần đây thì cần tiêm 2 mũi trước ngày dự sinh 1 tháng. Thời gian “vàng” để tiêm là tháng 4 hoặc 5 của thai kỳ tiêm mũi 1, mũi 2 tiêm sau mũi đầu 1 tháng.

  • Trường hợp mẹ bầu đã tiêm 2 mũi uốn ván trong vòng 5 năm hoặc mới tiêm 1 mũi trước khi mang thai thì cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ.

  • Trường hợp thai phụ đã tiêm 3-4 mũi từ trước và lần tiêm gần nhất cách hơn 1 năm thì nên tiêm nhắc lại 1 mũi khi mang thai.

  • Trường hợp bà bầu đã tiêm đủ 5 mũi thì không cần tiêm nữa vì khả năng bảo vệ của 5 mũi này lên tới hơn 95%. Nếu 5 mũi này tiêm hơn 10 năm thì mẹ nên tiêm 1 mũi nhắc lại.

Đối với lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 hoặc những lần sau còn phụ thuộc vào mẹ đã từng tiêm trước đây hay chưa, nếu tiêm thì cách nay bao lâu. Các mũi vaccine nhắc lại thường chỉ có hiệu lực trong vài năm. 

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 có sự khác biệt so với lần đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, nếu lần mang thai sau của mẹ cách lần đầu 5 năm thì mẹ nên kiểm tra kháng thể IgG lại để tiêm nhắc các mũi viêm gan B, sởi, rubella. Nếu lượng kháng thể đã xuống dưới mức bảo vệ thì mẹ nên tiêm phòng lại các để yên tâm hơn. Còn vaccine phòng cúm được Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người nên được tiêm đầy đủ hàng năm.

Riêng với vaccine phòng bệnh uốn ván, khi mang thai lần 2 sẽ được tiêm phòng cho bà bầu ở tháng thứ mấy? Số mũi tiêm phòng có khác biệt gì so với lần mang thai đầu hay không? Câu trả lời cụ thể như sau:

  • Mang thai lần 2 hoặc các lần sau mà mẹ chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm thì cần tiêm 1 mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.

  • Với thai phụ đã được tiêm mở rộng 3 mũi bạch hầu - ho gà - uốn ván từ nhỏ thì tiêm thêm 1 mũi khi thai nhi được 4 hoặc 5 tháng tuổi.

  • Trường hợp mẹ đã tiêm 3-4 mũi uốn ván và lần tiêm cuối cùng cách nay trên 1 năm thì tiêm 1 mũi nhắc lại.

  • Trường hợp bà bầu tiêm đủ 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung, nhưng nếu mũi thứ 5 cách nay hơn 10 năm thì nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

Xem thêm:

Những điều bà bầu cần lưu ý sau khi tiêm phòng

Qua những phân tích ở trên chúng ta đã có thể biết được lịch tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất. Sau khi tiêm phòng, đặc biệt là mũi uốn ván có thể khiến mẹ bầu bị sốt nhẹ hoặc sưng đau vị trí sau tiêm. Hay với mũi vaccine phòng cúm còn có thể gây ra hiện tưởng cúm giả như hắt hơi, sổ mũi và kéo dài khoảng 1-2 ngày.

Sau khi tiêm phòng có thể sốt hoặc đau vết tiêm mẹ bầu không cần lo lắng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, đó đều là những dấu hiệu hết sức bình thường, không gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi nên các mẹ không cần quá lo lắng. Các triệu chứng đau vết tiêm, cúm giả, mệt mỏi hay sốt nhẹ đều sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Do đó, mẹ cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng các cách hạ sốt dưới đây để nhanh chóng hết sốt, xua tan cơn mệt mỏi, khó chịu nhanh hơn:

  • Dùng khăn ấm để chườm chán, lau người, đặc biệt là vùng nách, lưng, bụng, bẹn,...

  • Uống nhiều nước lọc hoặc thay thế bằng oresol, nước canh, nước ép trái cây,...

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, họng khi có dấu hiệu hắt hơi, chảy nước mũi.

  • Trong trường hợp mẹ bị sốt cao, li bì từ 3-4 ngày hoặc thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như tím tái, khó thở, huyết áp không đều,...thì nên đến các cơ sở y tế nhanh chóng để kiểm tra và được xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm cho mẹ và bé.

Như vậy, Monkey đã giải đáp rất rõ ràng thắc mắc tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy của thai kỳ trong bài viết này. Mong rằng các mẹ bầu sẽ luôn ghi nhớ và tiêm phòng đúng lịch để bảo vệ sức khỏe bản thân và sự an toàn của thai nhi đạt hiệu quả tốt nhất.

Vaccines and Pregnancy: 8 Things You Need to Know - Ngày truy cập: 13/09/2022

https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/pregnant-women/need-to-know.html

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey