Hầu hết chúng ta đều biết phụ nữ mang thai tháng cuối rất dễ bị táo bón. Tuy nhiên, trái ngược với đó cũng có không ít bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị tiêu chảy? Điều này có gây nguy hiểm gì cho cả mẹ và thai nhi không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này.
Bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy là do đâu?
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng quá 3 lần trong một ngày. Tình trạng này xảy ra ở không ít phụ nữ mang thai tháng cuối. Các chuyên gia cho biết, bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy chủ yếu do những nguyên nhân sau:
-
Chế độ ăn uống của mẹ bầu thay đổi đột ngột, có thể ăn quá nhiều đồ ngọt hay đồ tái, sống,...khiến hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp thời, dẫn đến bị tiêu chảy.
-
Thực phẩm mẹ bầu ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: có thể do bẩn, quá hạn sử dụng,...
-
Hệ tiêu hóa của mẹ nhạy cảm với các loại thức ăn lạ. Nhất là trong thời điểm mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm và cơ thể có nhiều sự thay đổi nên khi ăn các món ăn lạ rất dễ bị tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi,...
-
Thai phụ sử dụng sai cách hoặc quá liều các loại vitamin, điều này không chỉ khiến mẹ bị tiêu chảy mà còn có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày và các cơ quan bộ phận khác trên cơ thể.
-
Hormone thai kỳ thay đổi khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị chậm hoặc nhanh hơn bình thường, gây ra các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy.
-
Ngoài ra, bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy còn có thể do mắc các bệnh lý như: hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh celiac.
Có thể thấy rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị đi ngoài. Mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau và thể trạng của mỗi mẹ bầu. Vì vậy, bà bầu tháng cuối đi ngoài nhiều cần được đi khám để chẩn đoán nguyên nhân là gì để có biện pháp điều trị phù hợp.
Bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy có sao không chắc chắn là điều mà rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Các bác sĩ cho biết, dù là nguyên nhân nào khiến bà bầu tháng cuối hay bị đau bụng đi ngoài thì hậu quả dẫn đến điển hình nhất vẫn là tình trạng mất nước của cơ thể.
Khi cơ thể bà bầu mất nước sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Cụ thể, thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, không có sức lực để làm việc, em bé sẽ chậm phát triển cả về trí não và thể chất, thậm chí có thể bị chết thai.
Vì vậy, điều quan trọng nhất đầu tiên mà bà bầu tháng cuối hay bị đi ngoài cần lưu ý là phải bổ sung nước cho cơ thể. Mẹ có thể nhận biết cơ thể của mình có đang bị thiếu nước hay không thông qua các dấu hiệu như sau:
-
Môi, miệng khô
-
Thường xuyên có cảm giác khát nước
-
Mẹ bị đau đầu chóng mặt
-
Bị sốt rét, són tiểu
Bên cạnh đó, bà bầu 9 tháng bị tiêu chảy cũng cũng được bác sĩ khuyến cáo cần đi khám ngay khi thấy những biểu hiện sau:
-
Tiêu chảy nhiều lần và kéo dài trên 2 ngày.
-
Mẹ bị tiêu chảy kèm các triệu chứng mệt mỏi, sốt cao và buồn nôn, nôn mửa.
-
Đau bụng dữ dội hoặc đau theo từng cơn.
-
Chóng mặt, suy nhược cơ thể.
Ngoài trường hợp nguy hiểm, bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy có thể là do dấu hiệu báo mẹ sắp “lâm bồn” nếu có các cơn co thắt đi kèm. Thông thường, thời gian từ khi bị tiêu chảy đến lúc chuyển dạ sẽ kéo dài từ 1-2 tuần, mức độ nhanh hay chậm còn tùy vào cơ địa của mỗi người. Lúc này, bà bầu tháng thứ 9 bị tiêu chảy cần chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ, đồng thời đến bệnh viện kiểm tra để sẵn sàng cho hành trình “vượt cạn” sắp tới.
Như vậy, bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy có sao không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề đó là gì. Trong một số trường hợp, tiêu chảy không gây nguy hiểm gì cho mẹ bầu và thai nhi nhưng cũng có không ít nguy hiểm vây quanh. Vì vậy, mẹ cần chủ động theo dõi sức khỏe và đi khám ngay khi cần thiết để đảm bảo an toàn tốt nhất cho thai kỳ.
Xem thêm:
- Bà bầu tháng cuối đi tiểu ra máu tuyệt đối không được chủ quan vì những lý do này!
- Bà bầu bị phù chân tháng thứ 9 phải làm sao? Mẹ hãy lưu ngay bí kíp này!
Điều trị chứng tiêu chảy cho bà bầu tháng cuối bằng cách nào?
Hầu hết các trường hợp bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy đều tự khỏi sau 2-3 lần đi ngoài nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 2-3 ngày và có kèm các dấu hiệu nguy hiểm kể trên thì tốt nhất mẹ bầu nên đi khám sớm. Việc này sẽ giúp mẹ chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Việc sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho bà bầu tháng cuối cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp bị tiêu chảy nặng hơn là do tác dụng phụ của thuốc nên mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai tháng cuối bị tiêu chảy cũng cần lưu ý giữ nước cho cơ thể. Bởi khi tiêu chảy, cơ thể dễ bị mất nước dẫn đến mệt mỏi, mất sức, thậm chí đe dọa sự an toàn của cả mẹ và bé.
Mẹ có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống oresol, nước lọc, nước canh, nước trái cây,... Nguyên tắc bù nước theo hướng dẫn của bác sĩ là:
Nhu cầu tiêu chuẩn của cơ thể khoảng 2.000 ml + số lần tiêu chảy x 200 ml
Ví dụ: Nếu số lần tiêu chảy của bà bầu tháng cuối là 4 lần thì lượng nước cần bù cho cơ thể là: 2000 + 4 x 200 = 2800 ml.
Về chế độ ăn uống, bà bầu tháng thứ 9 cũng cần xem xét, kiểm tra lại cho thật kỹ. Cần chắc chắn rằng các món mẹ bầu ăn không gây tiêu chảy như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng, thực phẩm bẩn hoặc tái sống,...
Phương pháp phòng tránh nguy cơ tiểu chảy cho mẹ bầu hiệu quả
Để phòng tránh nguy cơ bị tiêu chảy cho phụ nữ mang thai tháng cuối, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau đây:
-
Nên ăn các loại thực phẩm có tác dụng phòng tránh và đẩy lùi tiêu chảy: sữa chua, bánh mì nướng, bánh quy, gạo, cháo, bột yến mạch, chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín,...
-
Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy như: thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, đồ cay nóng, đồ ăn chưa sơ chế sạch và chế biến chín, đồ ăn vỉa hè,...
-
Hạn chế ăn hải sản (tôm, cua, ghẹ,...) hoặc các thực phẩm từng khiến bạn bị dị ứng, đau bụng,...
-
Lựa chọn sữa phù hợp, ưu tiên mẹ bầu chọn sữa có nhiều chất xơ để giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Những mẹ bầu mắc chứng không dung nạp đường lactose thì nên thử nguồn sữa khác ngoài sữa bầu hoặc bổ sung dinh dưỡng từ thức ăn nhiều hơn.
-
Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
-
Uống nhiều nước nhưng cần tránh uống các loại nước uống có ga, nước ngọt, nước có cồn,...
Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã nắm rõ các vấn đề về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm khi bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy và cách điều trị, phòng tránh tốt nhất. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh và đón bé ra đời an toàn.
When Should I Worry About Diarrhea in My Third Trimester? - Ngày truy cập: 11/09/2022
https://www.emedicinehealth.com/when_to_worry_about_diarrhea_in_third_trimester/article_em.htm