zalo
Những đặc điểm bà bầu tuần 32 không thể chủ quan
Thai kỳ

Những đặc điểm bà bầu tuần 32 không thể chủ quan

Thúy Anh
Thúy Anh

20/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cơ thể bà bầu tuần 32 có sự thay đổi do thai nhi ngày càng phát triển. Nhiều triệu chứng mẹ phải để ý. Mẹ rất cần những lời khuyên từ các chuyên gia để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thai nhi 32 tuần phát triển thế nào?

Thai nhi tuần thứ 32 tiếp tục có những thay đổi để dần hoàn thiện cơ thể:

  • Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể như tay, chân lớn thêm để tương xứng với vòng đầu.

  • Xương đã hình thành nhưng còn khá mềm.

  • Phổi tiếp tục phát triển cho đến giai đoạn cuối cùng ở tuần 34.

  • Mắt có thể nhắm, mở, nheo, nhấp nháy và biết luyện tập điều tiết, biết phản xạ lại ánh sáng.

  • Cân nặng trong khoảng 1,8 đến 2 kg.

  • Chiều dài đỉnh đầu tới gót chân khoảng 42,5 đến 43cm, cỡ bằng bắp xà lách.

  • Siêu âm có thể thấy một chút tóc trên đầu bé. 

Hình ảnh siêu âm thai nhi 32 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những thay đổi trên cơ thể bà bầu tuần thứ 32

Cơ thể của bé tháng thứ 8 đang lớn thêm mỗi ngày. Để thích nghi với bé, mẹ bầu tuần 32 cũng có nhiều thay đổi:

  • Bụng lớn lên, di chuyển khó khăn hơn, khó chọn tư thế ngồi, ngủ thoải mái.

  • Hay bị tê bì tay, chân, và nhiều vị trí khác trên cơ thể.

  • Núm vú nở to hơn, sẫm màu hơn trước.

  • Thai nhi phát triển lớn, chèn lên dạ dày khiến cơ hoành và phổi bị chèn ép, gây khó thở.

  • Âm đạo tăng tiết dịch. 

  • Dễ bị tình trạng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng nếu không ăn uống đủ chất.

Mẹ có thể bị khó thở. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thay đổi về tâm lý ở mẹ bầu tuần 32

Khi thai nhi 32 tuần tuổi tức là chỉ còn khoảng 7 đến 8 tuần nữa thôi là mẹ được bế con trên tay. Lúc này, mẹ bầu vừa háo hức chờ đợi, vừa lo lắng. 

Em bé tuần thứ 32 rất cần được mẹ quan tâm, đáp ứng những nhu cầu cho sự phát triển. Mẹ mang thai hãy làm quen với những thay đổi của bản thân và nắm bắt biểu hiện của bé. Đừng để bị cuốn vào những cảm xúc lo lắng, tiêu cực. Tận dụng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, chuẩn bị tốt mọi mặt để chào đón con. 

Thay đổi về tâm lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vai trò của người bố cũng rất quan trọng trong ổn định tâm lý của mẹ. Bố có thể giúp mẹ và gắn kết với thai nhi thông qua việc trò chuyện với con hàng ngày hoặc cho bé nghe những bài hát, câu chuyện ngắn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đây cũng là một trong những phương pháp giáo dục sớm đang được rất nhiều bố mẹ áp dụng.

Nếu bạn chưa biết nguồn uy tín cung cấp những bài hát, câu chuyện chất lượng, hãy đến với app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt và app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Phần mềm VMonkey có nhiều bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt. (Ảnh: Monkey)

Một số triệu chứng mẹ bầu 32 tuần có thể gặp

Bà bầu tuần 32 tiếp tục có nhiều triệu chứng khi mang thai. Đây đều là những biểu hiện của việc thai nhi đang ngày càng phát triển. 

Chảy sữa non

Sữa non được tiết từ vú người mang thai từ trước và sau khi sinh. Sữa non đặc hơn nhiều so với sữa mẹ.

Mẹ bầu có thể bị chảy sữa non ở một vài thời điểm hoặc không xuất hiện trong suốt thai kỳ. Điều này là điều bình thường. Hãy lót miếng đệm vú bên trong áo ngực nếu tình trạng này xảy ra.

Hiện tượng chảy sữa non. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơn gò tử cung

Thai phụ tuần thứ 32 sẽ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ. Nếu chỉ một vài lần trong ngày, kéo dài khoảng một đến hai phút, đó là những cơn gò sinh lý. Những cơn co thắt nhẹ này nhằm giúp cơ thể của mẹ bầu thích nghi cho việc sinh nở về sau nên đừng quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu cơn gò kéo dài hơn hoặc cường độ mạnh và thường xuyên hơn, đó có thể là dấu hiệu sinh non. Hãy đưa thai phụ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Táo bón

Cảm giác khi bị táo bón thật khó chịu, là nỗi ám ảnh của những ai đang mang thai.  Bà bầu tuần 32 nên áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu nguy cơ bị táo bón trong thai kỳ:

  • Bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn với rau, củ, quả.

  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể ít nhất từ 2 đến 3 lít mỗi ngày, bao gồm cả nước ép trái cây và nước canh rau.

  • Duy trì tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng.

  • Nếu táo bón nặng, nên uống thuốc nhuận tràng nhưng phải có sự tư vấn của bác sĩ.

Nên bổ sung nhiều chất xơ và uống đủ nước để hạn chế táo bón. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hay đi tiểu

Tuần thứ 32, em bé đã khá lớn, gây áp lực lên bàng quang. Bàng quang bị chèn ép, bị kích thích thường xuyên hơn khiến bạn đi tiểu nhiều.

Mẹ bầu 32 tuần nên uống nhiều nước vào ban ngày, hạn chế uống nước trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu việc đi tiểu đêm, giấc ngủ đỡ chập chờn. 

Hụt hơi và mệt mỏi

Tử cung của bà bầu tuần 32 đang lớn dần lên khiến mẹ khó thở nhẹ, cảm giác như hụt hơi. Hãy làm mọi thứ một cách chậm rãi và nghỉ ngơi nhiều hơn. 

Cùng với sự tăng trọng lượng của em bé, người mang thai tuần 32 sẽ cảm thấy nặng nề, mệt mỏi. Lưng và chân của mẹ phải chịu một trọng lượng ngày càng tăng từ thai nhi. Sự mệt mỏi cũng có thể do bạn ăn uống không đầy đủ dẫn đến lượng đường trong máu thấp. 

Cảm giác mệt mỏi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số triệu chứng khác

Một số triệu chứng khác bà bầu tuần 32 cần lưu ý: 

  • Chân bị suy giãn tĩnh mạch: Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy ngồi dậy, gác chân lên cao để đưa máu quay trở lại thân người.

  • Đau lưng: Đây là kết quả của việc tử cung phát triển, làm giãn và suy yếu cơ bụng, từ đó làm căng lưng. Cũng không ngoại trừ đau lưng là dấu hiệu sinh non, nhất là cơn đau mạnh và kéo dài.

  • Đau thần kinh tọa: Biểu hiện là tê nhức chạy dọc theo bên hông, phía sau đùi, hoặc cả hai bên người. Cơn đau này chỉ có tính tạm thời, sẽ giảm hoặc mất đi hoàn toàn sau sinh.

  • Đau háng: Tình trạng này là do sự thay đổi nội tiết tố khiến các khớp xương nới lỏng hơn và dây chằng gắn xương chậu vào cột sống.

  • Phù nề: Tay, mặt, chân, mắt cá hay bàn chân có thể phù nhẹ do lượng chất dịch trong cơ thể tăng lên. Tình trạng này có thể trầm trọng ở giai đoạn cuối thai kỳ, nhất là khi mẹ mang thai trong mùa hè.

Thai phụ có thể bị đau lưng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bật mí những triệu chứng mẹ bầu 31 tuần có thể gặp

Lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu 32 tuần

Bà bầu tuần 32 hãy tích lũy những kiến thức sau đây để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi:

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 32 tuần

Mẹ bầu lưu ý bổ sung những thực phẩm dưới đây:  

  • Đạm: Bổ sung 75g đến 100g mỗi ngày bằng cách ăn các loại cá, trứng, bơ, sữa, đậu, quả hạch,...

  • Chất béo và các axit béo có lợi: Omega 3 từ cá thu, cá hồi… 

  • Chất xơ: Có trong gạo lứt, bông cải xanh, bánh mì, các loại đậu,... để tránh táo bón.

  • Vitamin C: Mỗi ngày cần bổ sung khoảng 75mg vitamin C có trong từ các loại hoa quả như bưởi, cam, chanh,...để tăng sức đề kháng.

  • Sắt: Bổ sung đủ sắt có trong trứng, tim, gan, thịt đỏ, thịt heo,...để tránh tình trạng sinh non.

  • Canxi: Ăn hải sản, sữa chua, phô mai, uống sữa,...để em bé hoàn thiện xương. 

  • Nước: Uống ít nhất 2 đến 3 lít nước mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cảnh giác trước dấu hiệu sinh non

Cơ thể thai nhi 32 tuần phát triển khá toàn diện. Tuy nhiên, trẻ sinh non tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng. Nếu xuất hiện một trong số các dấu hiệu sinh non, phụ nữ mang thai phải đến ngay cơ sở y tế: 

  • Vùng bụng bị đau, khu vực bụng trước căng thành cơn. 

  • Sự bất thường của âm đạo: Tiết nhiều dịch bất thường, xuất huyết.

  • Các cơn co thắt tử cung khoảng từ 6 cơn trong khoảng một tiếng; Mỗi cơn tầm 30 đến 45 giây. 

  • Cảm thấy đau đầu, sốt, khó thở hay ngất xỉu.

Sinh non rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Triệu chứng tiền sản giật

Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý của phụ nữ mang thai, thường xảy ra từ tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ. Hội chứng này có các biểu hiện với các triệu chứng như: Tăng cân đột ngột, bị đau đầu dài ngày, thị lực kém, vùng bụng trên đau, bọng mắt bị sưng.

Bà bầu tuần 32 cần tìm đến bác sĩ gấp nếu có những dấu hiệu tiền sản giật. Hội chứng này nguy hại cho cả mẹ và bé, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Cẩn trọng với triệu chứng tiền sản giật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mốc khám quan trọng khi mang thai 32 tuần

Tuần thứ 32 thai kỳ là mốc quan trọng chuẩn bị cho sự chào đời của bé. Phụ nữ mang bầu nên khám thai thường xuyên. Thực hiện đầy đủ các bước thăm khám cần thiết để đánh giá sức khỏe mẹ và bé toàn diện.

  • Khám các chỉ số thông thường: Cân nặng, nhịp tim, huyết áp, dấu hiệu sưng phù, cao tử cung,...

  • Siêu âm thai nhi để tầm soát dị tật lần cuối. 

  • Xét nghiệm máu để đo lượng đường huyết, men gan, điện giải,...

  • Xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện trong tuần này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đếm số lần bé đạp

Mẹ bầu 32 tuần nhớ đếm số lần bé đạp ít nhất hai lần một ngày. Đếm vào buổi sáng và buổi tối. Nếu trong một giờ, bé chuyển động được 10 cái, chứng tỏ bé vẫn khỏe mạnh. 

Nếu như bé đạp không đủ số lần nêu trên, có thể con đang nghỉ ngơi. Nhưng để đảm bảo chắc chắn, bạn hãy đánh thức con dậy. Nằm xuống sẽ cảm nhận rõ hơn sự chuyển động của bé vì bé thường tỉnh táo hơn khi mẹ nằm nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn có thể ăn nhẹ để tăng lượng đường trong máu. Khi đó bé sẽ vận động trở lại. 

 Chú ý đến tần suất đạp của bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quan hệ tình dục an toàn

Nếu bà bầu tuần thứ 32 có nhu cầu quan hệ tình dục cũng đừng quá lo lắng. Bạn vẫn được phép gần chồng. Tuy nhiên, cần lựa chọn các tư thế phù hợp, không tác động mạnh và chèn ép thai nhi. 

Giai đoạn này cần phải kiêng cữ quan hệ nếu thuộc nhóm sau: 

  • Bị xuất huyết âm đạo nhưng chưa rõ nguyên nhân.Co

  • Bị tình trạng nhau tiền đạo.

  • Bị nhau thai bám thấp. 

  • Eo tử cung bị hở.

  • Bị viêm nhiễm đường sinh dục.

 Trường hợp cần kiêng quan hệ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Phụ nữ mang thai cần đến ngay bác sĩ để nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Hiện tượng âm đạo bị chảy dịch hoặc chảy máu.

  • Cơ thể bị nóng sốt. 

  • Đau đầu kéo dài.

  • Vùng bụng bị đau.

  • Vùng xương chậu đau với cường độ mạnh. 

  • Mắt bị mờ và chóng mặt.

 

Mẹ nên gặp bác sĩ ngay nếu có triệu chứng bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu tuần 32 hãy học hỏi, tìm hiểu và cảm nhận để nắm bắt được những thay đổi của con yêu trong từng giai đoạn thai kỳ, chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của bé.

Week 32 – your 3rd trimester - Truy cập ngày 18/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-32/

32 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 18/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-32.aspx

32 weeks pregnant - Truy cập ngày 18/05/2022

https://raisingchildren.net.au/pregnancy/week-by-week/third-trimester/32-weeks

32 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 18/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/32-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!