zalo
Bật mí những triệu chứng mẹ bầu 31 tuần có thể gặp
Thai kỳ

Bật mí những triệu chứng mẹ bầu 31 tuần có thể gặp

Thúy Anh
Thúy Anh

19/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 31 tuần có những thay đổi đáng kinh ngạc. Mọi hoạt động của bé đã trở nên rõ ràng hơn. Những triệu chứng các mẹ thường gặp như thế nào? Cần lưu ý những gì cho giai đoạn này? 

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Thai nhi 31 tuần tuổi phát triển thế nào?

Thai nhi 31 tuần tuổi đã bước sang tam cá nguyệt thứ 3. Ở giai đoạn này, bé đã nặng hơn 3 pounds và dài từ khoảng 16-18 inch. Tất cả 5 giác quan đều đã bắt đầu hoạt động một cách mạnh mẽ:

  • Mắt: Mắt hình thành tròng đen, có thể cảm nhận được ánh sáng

  • Tai: Tai đã bắt đầu phân biệt được những âm thanh quen thuộc (giọng nói, âm nhạc). Ở thời điểm này nhịp tim của thai đã tăng, hoặc chậm lại khi nghe các loại âm nhạc trầm, bổng khác nhau. 

  • Mũi: Mũi bắt đầu cảm nhận được mùi hương từ trong nước ối chảy qua đường mũi. 

  • Cảm giác: Tiếp xúc với mũi, ngón chân, dây rốn với thành tử cung của mẹ. 

  • Miệng: Bắt đầu hoạt động mở miệng, thực hiện thao tác nếm, mút ngón tay cái thuần thục. 

Giai đoạn này cũng đánh giá tốc độ phát triển vượt bậc của bộ não bé yêu. Lúc này não đã có thể xử lý hàng loạt các tín hiệu phát ra từ các giác quan. Cùng với đó các kết nối thần kinh cũng được nhân lên với tốc độ đáng kinh ngạc. 

Trong vài tuần tới, não bộ sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng. Trong khi đó phổi của bé đã phát triển nhưng vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Nếu bé sinh non ở tuần 31 sẽ cần sự trợ giúp của máy thở để quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả hơn. 

Thai nhi 31 tuần phát triển thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những triệu chứng khi mang thai tuần thứ 31

Cùng với những thay đổi của thai nhi, mẹ bầu tuần 31 cũng nhận thấy những triệu chứng đặc biệt. Cụ thể là:

Thường xuyên đi tiểu

Ở tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu sẽ thấy tình trạng đi tiểu nhiều lần hơn. Nguyên nhân là do tử cung gây áp lực lên bàng quang nhiều hơn. Vì thế khiến cho bàng quang không còn đủ chỗ để chứa nước tiểu. 

Để giảm thiểu được số lần đi tiểu, các mẹ có thể lựa chọn cách đi tiểu 2 lần liền nhau. 

Thường xuyên đi tiểu có thể khiến bà bầu khó chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chảy sữa non

Có nhiều mẹ bầu 31 tuần đã bắt đầu thấy chảy sữa non ở đầu ngực. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy bạn đã sẵn sàng bước vào giai đoạn sinh nở. 

Sữa non là một loại chất lỏng có dạng kem, chảy từ vú trước và sau khi sinh. Loại sữa non này sẽ đặc hơn sữa mẹ.

Sữa non có thể chảy ra bất chợt hoặc không bao giờ xuất hiện trong thai kỳ. Đây là những vấn đề hết sức bình thường.

Khi xuất hiện tình trạng này, các mẹ có thể mua miếng đệm vú bên trong áo ngực để sữa không thấm ra áo.

Chảy sữa non là dấu hiệu bình thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện tượng đau chân và lưng

Ở tuần thai này, chứng đau chân, đau lưng diễn ra khá phổ biến vào ban đêm khiến mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Để cải thiện thai phụ nên nằm nghiêng, gập đầu gối và đặt gối ôm vào giữa 2 chân. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt thêm chiếc gối dưới lưng để hỗ trợ thêm. Vị trí này cũng có thể giúp giảm tình trạng đau lưng một cách hiệu quả. 

Nếu đã áp dụng các cách trên mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, mẹ có thể tìm chuyên gia trị liệu xoa bóp chuyên massage trước khi sinh. 

Mẹ bầu 31 tuần thường xuyên đau lưng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh trĩ

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cũng có thể đối mặt với bệnh trĩ. Đây là bệnh xuất hiện do tĩnh mạch trĩ hậu môn, trực tràng sưng lên.

Nếu mẹ làm việc trong tư thế ngồi thường xuyên, hãy chủ động đứng dậy, di chuyển sau mỗi 30 phút để giảm bớt áp lực lên vùng lưng cũng như hậu môn. 

Một số trường hợp bệnh trĩ làm cho thai phụ chảy máu hay đau hậu môn, mẹ cần phải được thăm khám cũng như chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. 

Chứng hay quên, vụng về

Theo các bác sĩ sản - phụ khoa, thời điểm mẹ bầu 31 tuần, tế bào não giảm xuống (trở lại bình thường vài tháng sau khi sinh). Vấn đề này khiến mẹ thường xuyên hay quên, gây ảnh hưởng lớn tới công việc và cuộc sống của thai phụ. 

Trọng tâm cơ thể thay đổi cùng việc thiếu tập trung có thể sẽ khiến các mẹ trở nên vụng về hơn trong các hoạt động thường ngày. Vì thế mẹ nên cẩn thận trong việc đi lại.

Cơ thể nặng nề khiến mẹ bầu 31 tuần khó di chuyển. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mất ngủ, nhức đầu

Những triệu chứng điển hình trong thời gian mang thai tuần 31 như: Chuột rút, ợ nóng, đi tiểu thường xuyên,... đều bắt nguồn từ việc mất ngủ kéo dài. Bên cạnh đó tình trạng nhức đầu cũng diễn ra với tần suất liên tục. 

Để cải thiện các vấn đề này một cách an toàn, hiệu quả, các mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh. Nếu như làm việc trong văn phòng hãy nghỉ ngơi thư giãn, nhắm mắt, kê chân cao trong khoảng 15 phút. 

Nếu các phương án trên không cải thiện được, hãy dùng thuốc uống dưới sự tư vấn từ các bác sĩ. 

Hiện tượng đau đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hụt hơi và ợ nóng

Từ khi bé bắt đầu hình thành cho đến thời điểm mẹ bầu 31, tuần lượng máu của cơ thể đã tăng từ 40-50% cùng với sự phát triển của thai nhi. 

Tử cung đẩy lên gần cơ hoành, chèn vào dạ dày khiến mẹ có thể bị hụt hơi, ợ nóng thường xuyên hơn. 

Để giảm thiểu tình trạng khó chịu, hãy lưu ý dựa gối cao khi ngủ. Đồng thời, chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể có thể thích nghi và giảm thiểu tình trạng đầy bụng. 

Tình trạng ợ nóng diễn ra khá thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơn gò tử cung

Những cơn gò tử cung (cơn gò Braxton Hicks) sẽ xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm mẹ bầu 31 tuần. Nếu như trước đó mẹ chưa từng gặp phải các cơn gò này, thì phần lớn sẽ cảm nhận được chúng ở thời điểm tuần 31. 

Những cơn co thắt này thường không đều đặn, chủ yếu là cơn gò sinh lý. Mẹ bầu có thể thấy xuất hiện một lúc rồi biến mất. Nếu đối mặt với những vấn đề này, thai phụ hãy tập hít thở sâu và đều hơn. Việc này không những giảm thiểu các cơn đau, mà còn có lợi cho mẹ khi cơn chuyển dạ bắt đầu. 

Cơn gò tử cung là triệu chứng mẹ có thể gặp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số triệu chứng khác

Ngoài những dấu hiệu điển hình kể trên, cơ thể mẹ còn xuất hiện những triệu chứng đặc biệt như:

  • Hai bầu ngực phát triển to do tuyến sữa phát triển và lưu lượng máu tăng. 

  • Són tiểu mỗi khi cười to, hắt xì.

  • Móng tay, móng chân dài ra, tóc mọc nhiều. 

  • Trọng lượng cơ thể tăng trung bình từ 9-12kg tại thời điểm này. 

  • Dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn, thay đổi bất thường lỏng và giống chất nhờn/có máu. 

  • Tình trạng phù nề tiếp tục xuất hiện.

Hiện tượng phù chân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Những lưu ý mẹ bầu 14 tuần nhất định phải biết

Bà bầu tuần 31 cần lưu ý những gì?

Hành trình mang thai của mẹ đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Để đảm bảo cho quá trình sinh nở diễn ra an toàn, mẹ bầu tuần 31 cần lưu ý:

Các xét nghiệm cần biết

Kiểm tra sức khỏe hàng tháng là việc làm cần thiết của thai phụ khi mang thai. Ở tháng tiếp theo, hoạt động này cần thực hiện thường xuyên hơn. 

Các kiểm tra huyết áp, trọng lượng là rất quan trọng. Qua đó có thể đánh giá được sự phát triển của bé yêu. 

Trong lần thăm khám này, các mẹ sẽ được các bác sĩ thực hiện đo kích thước tử cung trong thai kỳ để nhận định sự phát triển của các bé. 

Một số xét nghiệm cần làm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ dinh dưỡng

Tiếp tục hành trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên xây dựng khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất:

  • Ăn thực phẩm lành mạnh: Trái cây, rau, đậu, thịt nạc, bánh mì nguyên hạt,...

  • Hạn chế cafein ở mức dưới 200 miligam mỗi ngày. 

  • Chọn cá chứa ít thủy ngân: Cá ngừ, tôm, cá hồi, cá rô phi, cá tuyết,...Không ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân như: Cá kiếm, cá ngói, cá thu,...

  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày hỗ trợ kiểm soát ợ nóng: Từ 4-5 bữa/ngày thay cho 3 bữa lớn. Tránh ăn đồ ăn cay nóng. 

  • Uống vitamin theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tiếp tục bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin đã uống từ đầu thai kỳ. Trong đó đảm bảo cung cấp đủ sắt, canxi, acid folic, DHA cho cơ thể mẹ và bé luôn khỏe mạnh. 

Uống nhiều nước

Thân nhiệt của mẹ bầu thường cao hơn so với người bình thường. Vì thế hiện tượng thoát nước diễn ra rất nhanh. 

Mẹ cần bổ sung đầy đủ nước giúp phân tán và hạ nhiệt cơ thể. Cùng với đó, việc uống 2 - 3 lít nước/ngày còn giúp thai phụ trong việc kiểm soát mệt mỏi khi mang thai, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 

Uống đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động

Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, mẹ bầu 31 tuần cần chú ý vận động bằng các động tác kéo dãn đơn giản. Bài tập này sẽ giúp mẹ giảm đau cổ. 

Cách tập rất đơn giản:

  • Nghiêng đầu sau 1 bên, giữ vai thả lỏng tự nhiên.

  • Giữ nguyên tư thế trong 3 giây và thở nhẹ ra.

  • Tiếp tục lặp lại ở phía còn lại. 

  • Thực hiện động tác vài lần/ngày. 

Chăm sóc bản thân

Khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 3, phụ nữ mang thai cần chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe của bản thân để giữ được cơ thể khỏe mạnh, chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh nở diễn ra thuận lợi. 

Thời gian này, mẹ hãy theo dõi tình trạng sưng phù ở mặt. Nếu sưng mặt đột ngột hãy tiến hành thăm khám ngay. Hiện tượng sưng phù cùng với các dấu hiệu thay đổi thị lực, đau đầu cũng có thể báo hiệu hội chứng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm. 

Chứng rối loạn này phát triển vào cuối thai kỳ, kể từ sau tuần 20 và đặc trưng bởi quá trình khởi phát đột ngột của huyết áp cao, sưng tay và mặt. 

Lưu ý tình trạng sưng phù. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngăn ngừa giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch cổ xảy ra do tử cung giãn ra, chèn ép và giảm lưu lượng dòng chảy trong tĩnh mạch tại vùng xương chậu. Điều này làm máu từ chân không thể chảy về tim gây phù mạch. 

Để ngăn ngừa tình trạng này, thai phụ nên chú ý luyện tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Cùng với đó theo dõi sát sao cân nặng, không nên tăng cân quá nhiều. Khi ngủ nên nghiêng người về phía trái và nâng cao chân thường xuyên. 

Mẹo giảm đau cổ

Tình trạng đau, mỏi cổ diễn ra phổ biến ở tuần 31. Để có thể cải thiện vấn đề này các mẹ nên thực hiện nghiêng đầu sang một bên nhưng không nghiêng vai. Tiếp tục giữ tư thế đó trong vòng 3s. Sau đó nghiêng về bên còn lại thực hiện nhiều lần trong ngày. 

Cách giảm đau cổ hiệu quả cho thai phụ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhờ sự hỗ trợ của người thân

Bước vào giai đoạn cuối cùng, cơ thể thai phụ trở nên nặng nề hơn, luôn trong tình trạng mệt nhọc, khó chịu. Vì thế sự giúp đỡ của mọi người trong gia đình đặc biệt là người chồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 

Ngoài việc chia sẻ công việc nhà, mẹ bầu 31 tuần nên cùng chồng gắn kết với thai nhi qua việc trò chuyện, dạy con ngay từ trong bụng. Đây được coi là phương pháp giáo dục sớm được ứng dụng phổ biến trên thế giới và ngày càng phát triển tại Việt Nam. 

Có nhiều phương thức để bố mẹ dễ dàng trò chuyện cùng con yêu, trong đó các phụ huynh có thể sử dụng app VMonkey đã tích hợp sẵn những bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt. Hoặc nếu muốn cho bé tiếp xúc sớm với tiếng Anh, bạn có thể lựa chọn app Monkey Stories

Ứng dụng Monkey Stories giúp bố mẹ thai giáo bằng tiếng Anh cho trẻ hiệu quả. (Ảnh: Monkey)

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Trong những trường hợp nhận thấy các dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên chủ động gặp bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

Thông thường cơn chuyển dạ diễn ra vào khoảng thời gian từ tuần 37- 40. Nếu như trẻ sơ sinh sinh trước tuần 37 được coi là sinh non. Các dấu hiệu của việc sinh non bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội.

  • Chảy máu.

  • Hoa mắt chóng mặt nghiêm trọng.

  • Những cơn gò tử cung diễn ra mạnh hơn, kéo dài hơn 2 phút.

Ngoài ra, nếu thai phụ có chỉ số huyết áp ít nhất 140/90mmHg trong hai lần đo cách nhau 4h, mẹ cũng nên gặp bác sĩ ngay vì đây rất có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. 

Những trường hợp nên gặp bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 31 tuần xuất những triệu chứng trên do bé đã ngày càng phát triển lớn hơn. Hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt để đồng hành cùng con trong chặng đường cuối cùng này trước khi sẵn sàng chào đón thiên thần!

31 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 18/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-31.aspx

31 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 18/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/31-weeks-pregnant

Week 31 – your 3rd trimester - Truy cập ngày 18/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-31/

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!