zalo
Nguyên nhân khiến bà bầu đau háng khi mang thai tuần 39 và cách khắc phục
Thai kỳ

Nguyên nhân khiến bà bầu đau háng khi mang thai tuần 39 và cách khắc phục

Đào Nhàn
Đào Nhàn

06/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trong tháng cuối của thai kỳ, cơ thể bà bầu sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu báo sắp sinh. Vậy đau háng khi mang thai tuần 39 có nằm trong số các dấu hiệu sắp sinh không hay do nguyên nhân nào khác gây ra? Mẹ bầu cần làm gì để khắc phục triệu chứng đau háng đầy khó chịu này? Các mẹ hãy cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Biểu hiện đau háng khi mang thai tuần 39

Đau háng là hiện tượng xảy ra cực kỳ phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đó là biểu hiện của đau háng khi mang thai, đặc biệt là những người sinh con lần đầu.

Phụ nữ mang thai 39 tuần bị đau háng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để xác định đó có phải cảm giác đau háng khi mang thai hay không, mẹ bầu cần dựa vào những triệu chứng như sau:

  • Khớp háng cảm thấy đau mỏi và nhức, tê bì một bên hông.

  • Cơn đau lan rộng sang hông, mông hoặc xuống cả chân.

  • Các khớp co cứng vào mỗi sáng sớm khi thức dậy.

  • Thực hiện các động tác xoay người, cúi người và đi lại gặp khó khăn.

  • Đôi lúc nghe có tiếng lạo xạo phát ra từ khớp háng.

Đây là những triệu chứng rất điển hình khi phụ nữ mang thai 39 tuần bị đau háng. Cơn đau không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy điều gì khiến mẹ bầu bị đau háng khi mang thai tuần 39?

Đau háng khi mang thai tuần 39 có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Các chuyên gia cho biết, đau háng khi mang thai tuần 39 có thể là dấu hiệu báo mẹ sắp đến giai đoạn sinh nở. Bởi khi mang thai, xương chậu, xương mu và hai khớp đã kết hợp với nhau tạo thành một khung xương chắc chắn nâng đỡ tử cung và thai nhi. Trong những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi có xu hướng quay đầu và dịch chuyển xuống phía dưới tử cung, gây thêm nhiều áp lực cho khung xương háng.

Đau háng khi mang thai tuần 39 có thể là dấu hiệu sắp sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh em bé diễn ra được thuận lợi, cơ thể thai phụ còn tiết ra loại hormone relaxin. Vai trò của loại hormone này là làm mềm và nới lỏng các cơ và dây chằng. Tuy nhiên, sự giãn nở quá mức này đã vô tình khiến mẹ bầu đau háng khi mang thai tuần 39 đến khi sinh em bé.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, không phải lúc nào đau háng cũng là dấu hiệu báo sắp sinh mà nó còn có thể do nguyên nhân nào đó gây ra. Vì vậy, để xác đó có thực sự là dấu hiệu sắp sinh hay không, mẹ bầu cần dựa thêm vào các biểu hiện đặc trưng khác. Cụ thể như:

  • Bụng bầu tụt xuống thấp

  • Mẹ bầu hay bị chuột rút, đau lưng

  • Cân nặng không tăng do nước ối giảm

  • Âm đạo tiết ra máu báo hoặc dịch nhầy đặc, màu vàng

  • Xuất hiện các cơn co thắt tử cung, đau bụng

  • Rỉ ối, vỡ ối khiến nước ối chảy ra quần

  • Mệt mỏi, uể oải người

Bụng bầu tụt xuống thấp là dấu hiệu sắp sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu mẹ bầu bị đau háng khi mang thai tuần 39 và kèm một trong số các dấu hiệu kể trên thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Việc nhập viện quá muộn hoàn toàn có thể đe dọa đến tính mạng của cả sản phụ và thai nhi nên mẹ bầu hãy chú ý đến sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn nhạy cảm này.

Một số nguyên nhân khác khiến bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 39

Như đã phân tích ở trên, bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 39 là dấu hiệu sắp sinh nhưng đó cũng có thể không phải. Dưới đây là tổng hợp các lý do có thể khiến bà bầu 39 tuần bị đau háng mà các mẹ cần lưu ý:

  • Cơ thể mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và magie.

  • Thai nhi to khiến các dây chằng tròn bị kéo căng quá mức, khi mẹ vận động sẽ cảm thấy đau háng.

  • Trọng lượng thai phụ tăng quá mức làm cho các cơ khớp phải chịu nhiều áp lực.

  • Thai nhi cử động mạnh trong bụng mẹ, tác động đến khung xương chậu của mẹ bầu

  • Mẹ bầu đứng lên, ngồi xuống hoặc vận động mạnh khiến xương khớp bị ảnh hưởng.

  • Mẹ bầu có tiền sử bị tổn thương hoặc mắc bệnh về xương khớp háng như: thoát vị đĩa đệm vùng chậu, viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng,...

Đau háng khi mang thai 39 tuần cho biết sức khỏe mẹ đang gặp vấn đề. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hầu hết những nguyên nhân gây đau háng khi mang thai tuần 39 kể trên đều cảnh sức khỏe mẹ đang gặp vấn đề. Vì vậy, mẹ bầu hãy chú ý thực hiện lối sống khoa học, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể nhưng vẫn duy trì được cân nặng ở mức vừa phải. Tốt nhất mẹ nên đi khám để lắng nghe tư vấn của bác sĩ để biết cách khắc phục triệu chứng đau háng và những điều nên làm giúp thai nhi khỏe mạnh. 

Xem thêm:

Đau háng khi mang thai tuần 39 khắc phục bằng cách nào?

Triệu chứng đau háng gây ra cho bà bầu không ít phiền phức. Đầu tiên là mẹ thường xuyên phải hứng chịu những cơn đau không hề dễ chịu, từ đó kéo theo tâm lý bị stress. Đặc biệt, mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi đứng, làm việc đều có thể gặp không ít khó khăn.

Nằm nghiêng người sang trái giúp giảm bớt đau háng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực do triệu chứng đau háng khi mang thai tuần 39 gây ra, các bác sĩ hướng dẫn mẹ bầu nên thực hiện các phương pháp sau:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh, massage tại vị trí bị đau.

  • Nằm nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều và làm việc nặng để cơ thể được thư giãn.

  • Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga hoặc bơi lội để giảm đau, tinh thần thoải mái hơn.

  • Đi giày, dép đế thấp và mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát sẽ khiến xương khớp háng đau hơn.

  • Nằm ngủ nghiêng người sang bên trái, kê một chiếc gối hoặc chăn mỏng ở hông để cảm thấy thoải mái hơn.

  • Bổ sung đầy đủ canxi và magie cho cơ thể giúp cho xương khớp chắc khỏe. Mẹ bầu nên uống thuốc canxi kết hợp với các loại thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt,...

Những phương pháp trên đây chắc chắn sẽ giúp cho mẹ bầu giảm bớt phần nào cơn đau háng xảy ra. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn không thấy cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại còn nặng hơn hoặc có các dấu hiệu bất thường khác xuất hiện thì tốt nhất nên đi khám sớm để tầm soát nguy hiểm kịp thời.

Lưu ý một số triệu chứng khác đi kèm với đau háng

Các cơn đau háng khi mang thai tuần 39 thường bắt đầu xuất hiện âm ỉ, sau đó bắt đầu nóng dần từ vùng thắt lưng, xương chậu rồi lan rộng sang hai mu và háng. Với các mẹ bị đau háng ở mức độ nặng thì cơn đau có thể kéo xuống cả hai đầu gối và bàn chân.

Bà bầu đau háng kèm đau đầu dữ dội nên đi khám. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, một số trường hợp còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: sốt cao, táo bón, đi tiểu không tự chủ, đầu đau dữ dội, thai nhi ít cử động hơn,... Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo cả mẹ và bé đang gặp nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu như trên, mẹ hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe nhé!

Tóm lại, đau háng khi mang thai tuần 39 có thể là dấu hiệu sắp sinh nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác gây ra. Mẹ bầu hãy chú ý theo dõi sự thay đổi cơ thể để tầm soát các vấn đề nguy hiểm kịp thời, tránh gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.

PREGNANCY: PAIN IN GROIN AND INNER THIGH – WHAT CAN I DO? - Ngày truy cập: 05/10/2022

https://www.universityobgynassoc.com/2019/01/25/pregnancy-pain-in-groin-and-inner-thigh-what-can-i-do/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey