zalo
Đau lưng khi mang thai tuần đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Thai kỳ

Đau lưng khi mang thai tuần đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Đào Nhàn
Đào Nhàn

03/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đau lưng khi mang thai tuần đầu là triệu chứng xảy ra rất phổ biến, khiến các mẹ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Đau lưng có gây nguy hiểm gì cho mẹ bầu và thai nhi không? Mời bạn đọc hãy cùng Monkey đi tìm lời giải đáp và cách khắc phục đau lưng trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân đau lưng khi mang thai tuần đầu

Đau lưng khi mang thai tuần đầu xảy ra tương đối phổ biến và có xu hướng tăng lên trong những tháng cuối của thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai tuần đầu bị đau lưng, chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố. Hãy cùng Monkey tìm hiểu các nguyên nhân gây đau lưng ở bà bầu khi mang thai tuần đầu tiên là gì nhé!

Nội tiết tố thay đổi

Nội tiết tố thay đổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ đau lưng khi mang thai tuần đầu. Bởi ngay sau khi cấn bầu, cơ thể của người phụ nữ sẽ bắt đầu sản sinh ra hormone relaxin. 

Hormone thay đổi gây ra chứng đau lưng khi mang thai tuần đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vai trò của hormone này là làm giãn nở khung xương chậu và các dây chằng nhằm giúp cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính sự giãn nở của các dây chằng đã vô tình khiến mẹ bầu phải hứng chịu các cơn đau lưng trong suốt quãng thời gian mang thai.

Căng thẳng, stress

Các chuyên gia sản khoa cho biết, tâm trạng, tinh thần có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bà bầu. Khi thai phụ thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân khiến cơn đau lưng tăng nặng hơn. Do đó, mẹ bầu hãy cố gắng giữ tâm trạng thật thoải mái, thư giãn đầu óc và cơ thể để triệu chứng đau được giảm bớt.

Do tăng cân

Tăng cân trong thời gian mang thai là điều rất dễ hiểu do có sự xuất hiện của em bé, nước ối, nhau thai, thể tích máu tăng lên,...Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, cân nặng tăng không nhiều do thai nhi còn nhỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tăng cân đột ngột sẽ khiến cột sống phải chịu nhiều gánh nặng về trọng lượng. Từ đó sớm dẫn đến hiện tượng đau lưng khi mang thai tuần đầu tiên của thai kỳ.

Cân nặng tăng đột ngột khiến mẹ đau lưng khi mang thai tuần đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do thay đổi tư thế

Không ít người nghĩ rằng, các tư thế ngồi, đứng hay nằm sẽ không ảnh hưởng gì trong giai đoạn mới mang thai vì nghĩ rằng bụng còn quá nhỏ. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, việc hoạt động sai tư thế không chỉ khiến mẹ bầu bị đau lưng, ảnh hưởng quá trình lưu thông máu mà còn có thể cản trở thai nhi hấp thu dinh dưỡng. 

Do mẹ mắc bệnh lý về cột sống

Những thai phụ có tiền sử mắc các bệnh lý về cột sống thì khả năng bị đau lưng khi mang thai tuần đầu sẽ cao hơn những người bình thường. Phụ nữ mang thai mắc bệnh về cột sống sẽ cảm thấy đau lưng, có thể lan sang các vùng mông, đùi và bắp chân và có cảm giác tê bì. Các cơn đau này sẽ giảm nếu mẹ nghỉ ngơi, đấm bóp nhưng sẽ tăng nặng hơn khi đi lại và làm việc nặng.

Bà bầu đau lưng khi mang thai tuần đầu do có bệnh lý về cột sống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do động thai

Có thể nói, đây là nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau lưng khi mang thai tuần đầu nguy hiểm nhất mà các mẹ cần lưu ý. Ngoài cảm giác đau lưng, thai phụ có thể thấy hiện tượng ra máu âm đạo màu đỏ tươi hoặc nâu, dịch tiết ra bất thường và bụng đau dữ dội. Khi đó, mẹ cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để được khám và xử lý kịp thời, tránh dẫn đến hậu quả bị sảy thai.

Nhìn chung, trong số các nguyên nhân kể trên thì chứng đau lưng ở phụ nữ mang thai tuần đầu tiên không phổ biến. Song mẹ bầu cũng không nên chủ quan, tốt nhất hãy chú ý theo dõi sức khỏe và đi khám kịp thời khi có những triệu chứng bất thường xảy ra.

Các kiểu đau lưng khi mang thai tuần đầu thường gặp

Từ lâu, đau lưng đã được xem là triệu chứng điển hình của mang thai. Mẹ bầu có thể bị đau lưng khi mang thai tuần đầu tiên và chấm dứt sau vài ngày nhưng cũng có thể tái đi tái lại trong suốt thai kỳ. Theo các bác sĩ, triệu chứng đau lưng có thể phát mạnh nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là thời điểm gần ngày dự kiến sinh.

Bà bầu thường đau thắt lưng và xương chậu khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các kiểu đau mỏi lưng mà bà bầu thường gặp nhất khi mang thai có thể kể đến như:

  • Đau thắt lưng: Thắt lưng còn được hiểu là vùng ngang lưng. Bà bầu đau lưng khi mang thai tuần đầu thường thấy đau ở các đốt xương sống ngang vùng thắt lưng. Cơn đau này sẽ thể hiện rõ nhất khi thai phụ đứng hoặc ngồi quá lâu không thay đổi.

  • Đau xương chậu: So với kiểu đau thắt lưng thì đau xương chậu xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai tuần đầu. Thường mẹ bầu sẽ cảm thấy đau xương chậu sau khi đi bộ lâu, leo cầu thang hoặc chuyển mình khi đang nằm. Cơn đau sẽ xuất hiện ở bên trong mông thuộc một hoặc cả hai mông, mặt sau đùi.

Xem thêm:

Ngoài quá trình vận động hàng ngày thì mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai tuần đầu còn có thể do ảnh hưởng của đĩa đệm hay nhiều yếu tố khác nữa. Do đó, nếu thấy sức khỏe không được ổn, mẹ bầu nên chủ động đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng đau lưng chính xác nhất. Từ đó sẽ đưa ra phương án điều trị, khắc phục phù hợp cho từng bệnh nhân.

Đau lưng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?

Đau lưng khi mang thai tuần đầu được xem là một tín hiệu báo “tin vui” cho mẹ nếu đi kèm các dấu hiệu như: trễ kinh, buồn nôn, đi tiểu nhiều,... Đó là phản ứng sinh lý khi cơ thể đang có hàng loạt sự thay đổi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, như những gì Monkey phân tích ở trên thì hiện tượng đau lưng không chỉ xảy ra do các phản ứng sinh lý mà còn có thể do yếu tố bệnh tật, biến chứng thai sản rất nguy hiểm. Do đó, tuyệt đối chúng ta không được chủ quan với triệu chứng đau lưng khi mang thai tuần đầu, nhất là khi có một số dấu hiệu khác đi kèm như:

  • Tình trạng đau lưng lan rộng sang các khu vực khác như: vai, chân, đùi và kéo dài trên 1 tuần.

  • Triệu chứng đau lưng quá mức gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động hàng ngày.

  • Đau lưng kèm các dấu hiệu ra máu âm đạo với màu sắc đỏ tươi hoặc nâu, đau tức vùng bụng dưới.

  • Đi tiểu có cảm giác đau buốt, nóng rát,...

Bà bầu nên đi khám khi thấy vị trí đau lan rộng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây có thể là những dấu hiệu cho biết mẹ đang gặp vấn đề về sức khỏe đường tiết niệu hoặc dọa sảy thai, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và đe dọa sự an toàn của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu hãy chú ý theo dõi sự thay đổi của cơ thể, từ đó đi khám để được điều trị kịp thời, giảm thiểu ảnh hưởng xảy ra.

Cách giảm đau lưng khi mang thai tuần đầu an toàn và hiệu quả

Triệu chứng đau lưng khi mang thai tuần đầu có thể là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe. Hơn nữa, mỗi khi cơn đau xuất hiện đều khiến thai phụ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có thể bị “hành hạ” bởi các triệu chứng ốm nghén khác nữa như: nôn ọe, chán ăn, đi tiểu nhiều,...

Mẹ bầu cần ngồi đúng tư thế để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, để giảm thiểu những ảnh hưởng do chứng đau lưng gây ra, các mẹ hãy áp dụng các phương pháp dưới đây nhé!

  • Lựa chọn tư thế đi, đứng, nằm phù hợp:

    • Để hạn chế đau lưng, mẹ bầu hãy chú ý ngồi, đứng luôn giữ thẳng lưng, khi ngồi nên có ghế tựa tránh mỏi lưng.

    • Khi muốn lấy đồ dưới đất, bà bầu không nên cúi khom người xuống để lấy. Thay vào đó hãy ngồi xuống từ từ để lấy rồi lại đứng thẳng người lên. Hành động cúi khom người sẽ khiến lưng càng bị đau nhiều hơn.

    • Nằm nghiêng người sang trái là tư thế tốt nhất trong mọi giai đoạn mang thai. Tư thế này không chỉ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu mà còn tốt cho quá trình lưu thông máu. Riêng nằm ngửa và nằm sấp là hai tư thế các mẹ cần đặc biệt “SAY NO” - nói không với nó để tránh ảnh hưởng đến em bé.

  • Hạn chế ăn quá nhiều trong một bữa, mẹ nên chia thành các bữa ăn nhỏ để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi mà vẫn không bị tăng cân quá mức. Cân nặng tăng nhanh sẽ khiến tình trạng đau lưng ngày càng nặng hơn, không tốt cho cả mẹ và bé.

  • Bà bầu đau lưng khi mang thai tuần đầu cần tuyệt đối không đi giày cao gót mà hãy chọn những đôi giày đế thấp, đi vừa chân. Bởi khi nâng cao gót, trọng lượng cơ thể sẽ dồn về phía trước, cột sống sẽ phải chịu nhiều áp lực để giữ cân bằng cơ thể, dẫn đến đau lưng. Ngoài ra, bà bầu đi giày/dép cao gót còn có nguy cơ bị ngã, dẫn đến động thai, sảy thai rất nguy hiểm.

  • Không mang vác đồ nặng khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực, các cơn đau cũng từ đó xuất hiện.

  • Chườm ấm hoặc massage vùng lưng bị đau và tắm bằng nước ấm để cơn đau được giảm bớt.

  • Bổ sung canxi và magie từ các nguồn thực phẩm (trứng, sữa, các loại đậu, rau xanh,...) và nguồn dược phẩm theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ.

  • Rèn luyện sức khỏe bằng các bài vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,...hàng ngày.

Nếu tuân thủ đúng và đủ các quy tắc ở trên, Monkey tin rằng các mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau lưng hơn trong thời gian mang thai. Với các trường hợp dù đã thực hiện những phương pháp trên mà triệu chứng đau vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn tăng nặng hơn thì tốt nhất nên đi gặp bác sĩ sớm. 

Đi khám nếu thấy dấu hiệu đau lưng ngày càng tăng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai tuần đầu, từ đó có thể sẽ chỉ định mẹ bầu sử dụng thuốc điều trị đau lưng hoặc điều trị bệnh lý nào đó gây ra triệu chứng đau lưng. Khi không được bác sĩ chỉ định, mẹ bầu hãy nhớ không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến chứng đau lưng khi mang thai tuần đầu như: nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm của bệnh và phương pháp điều trị, khắc phục hiệu quả. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp mẹ bầu sớm “tạm biệt” nỗi khổ đau lưng và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Back pain in pregnancy - Ngày truy cập: 30/09/2022

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/back-pain/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!