zalo
Mẹ bị cảm khi mang thai 5 tuần cần làm gì để không nguy hiểm đến thai nhi?
Thai kỳ

Mẹ bị cảm khi mang thai 5 tuần cần làm gì để không nguy hiểm đến thai nhi?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

02/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa phát triển ổn định nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về bệnh lý. Vậy bị cảm khi mang thai 5 tuần sẽ gây ra những nguy hiểm gì cho cả mẹ và bé? Khi bị cảm, mẹ bầu cần được điều trị và chăm sóc như thế nào? Mời bạn đọc hãy cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu cho biết mẹ bầu bị cảm

Cảm là căn bệnh về đường hô hấp. Bệnh này thường kéo dài từ 7-10 ngày, có thể tự khỏi đối với những người có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch kém thì bệnh rất khó tự khỏi, ngược lại còn trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu điều trị không đúng cách.

Sổ mũi là dấu hiệu bị cảm khi mang thai 5 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch bị suy giảm nên có nguy cơ rất cao bị cảm và lâu khỏi. Do đó, mẹ cần nhận biết đúng các dấu hiệu bị cảm trong thời gian mang thai để điều trị kịp thời, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thai nhi.

Dưới đây là một số triệu chứng cho thấy mẹ bị cảm khi mang thai 5 tuần hoặc bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ cần lưu ý như:

  • Sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi

  • Đau họng, ho khan hoặc ho có đờm

  • Cơ thể mệt mỏi, đau đầu

  • Đau nhức mỏi cơ

  • Sốt

Mỗi triệu chứng trên đều khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Các chuyên gia khuyến cáo thai phụ cần đi khám ngay khi thấy bất dấu hiệu đau họng, sổ mũi xuất hiện để ngăn chặn kịp thời, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực cho thai kỳ.

Nguyên nhân khiến mẹ bị cảm khi mang thai

Có 2 loại cảm phổ biến mà mẹ bầu thường gặp đó là cảm lạnh và cảm cúm. Hai loại cảm này đều bệnh đường hô hấp và có triệu chứng tương tự như nhau. Tuy nhiên, về nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau.

Hệ miễn dịch suy giảm khiến bà bầu dễ bị cảm khi mang thai 5 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cụ thể, đối với cảm lạnh, tác nhân gây ra thường là virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus. Còn cảm cúm là do các loại virus phổ biến gây ra như virus cúm A, B và C, H5N1, H1N1, H7N9, Rubella,… Trong đó virus cúm A và B là hai loại có mức độ phổ biến nhiều nhất.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị cảm cúm bởi các nguyên nhân sau:

  • Khi mới mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi nhiều về nội tiết khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Đây chính là cơ hội để cho virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

  • Thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi nên dễ dàng bị ốm.

  • Do mẹ thay đổi môi trường sống, môi trường sống xung quanh thiếu trong lành.

  • Do mẹ bầu tiếp xúc với người đang bị cảm cúm nên dễ bị lây nhiễm.

  • Mẹ bầu tắm khuya hoặc tắm nước quá lạnh.

  • Mẹ không giữ ấm đủ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.

Bị cảm khi mang thai 5 tuần khiến bà bầu mệt mỏi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhìn chung, dù mẹ bị cảm cúm bởi nguyên nhân nào đi chăng nữa thì sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi mới là điều mà chúng ta đáng lo ngại nhất. Vậy bà bầu bị cảm khi mang thai 5 tuần có ảnh hưởng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết này.

Mẹ bị cảm khi mang thai 5 tuần có nguy hiểm như thế nào?

Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai bị cảm cúm thường có mức độ nguy hiểm cao hơn cảm lạnh thông thường. Nếu mẹ bị cảm khi mang thai 5 tuần mà được xử lý đúng cách thì sẽ mau khỏi, mức độ ảnh hưởng cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Cụ thể, các triệu chứng bị cảm khi mang thai 5 tuần đầu khiến mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, dẫn đến chán ăn và không đủ sức lực để làm việc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ mà còn khiến thai nhi thiếu chất dinh dưỡng, chậm phát triển.

Bị cảm khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu bệnh đã tiến triển đến mức độ nặng thì sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều bị ảnh hưởng nặng nề. Đối với bà bầu, nếu bị cảm ở mức độ nặng thì bệnh có thể gây ra các biến chứng như: hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính, viêm phổi, viêm phế quản hay viêm họng liên cầu khuẩn,... Đây đều là các bệnh lý khiến các triệu chứng cảm ở mẹ bầu tăng nặng hơn, gây suy giảm nghiêm trọng chức năng hô hấp, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trong khi đó, bà bầu bị cảm khi mang thai 5 tuần nếu bị sốt còn gia tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu hoặc khiến thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh như: suy thận 2 bên, sứt môi hở hàm ếch, bệnh gai cột sống, viêm đại tràng co thắt,... 

Bà bầu bị sốt ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngược lại, nếu mẹ bầu bị cảm mà không sốt thì nguy cơ này sẽ được giảm đi đáng kể. Ngoài ra, thai phụ bị sốt còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi và gia tăng nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh tự kỷ lên tới 40%.

Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo mọi phụ nữ mang thai tuyệt đối không được chủ quan với căn bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi thấy những dấu hiệu của bệnh, tốt nhất mẹ nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe và điều trị đúng cách, kịp thời.

Điều trị và chăm sóc bà bầu bị cảm đúng cách để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

Bà bầu bị cảm cần nghỉ ngơi và làm sạch mũi, họng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị cảm khi mang thai 5 tuần khiến mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với hàng loạt nguy hiểm. Để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra, mẹ bầu nên chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là những điều bà bầu 5 tuần cần lưu ý khi bị cảm cúm để bệnh mau khỏi:

  • Chế độ dinh dưỡng: Ngoài việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bà bầu bị cảm khi mang thai 5 tuần nên uống nhiều nước để phòng ngừa mất nước cho cơ thể và giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi. Đối với các loại đồ uống có cồn, có ga và chất kích thích mẹ bầu tuyệt đối cần tránh xa vì nó sẽ khiến cơ thể mất nước và ảnh hưởng đến thai nhi.

Đặc biệt, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng để bệnh mau khỏi. Một số loại thực phẩm có tác dụng giải cảm hiệu quả mẹ bầu nên ăn như: gừng, tỏi, nghệ, nước dừa, nước ấm pha chanh với mật ong,...

  • Chế độ nghỉ ngơi: Mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc để giảm bớt căng thẳng, giúp sức khỏe mau chóng hồi phục.

  • Làm thông mũi: Khi bị sổ mũi, nghẹt mũi, thai phụ nên sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ, giúp chất nhầy mềm ra, đỡ nghẹt mũi. Việc mẹ xì mũi mạnh có thể gây tổn thương đến niêm mạc mũi và xoang mũi, có thể dẫn tới viêm xoang. Do đó, bác sĩ không khuyến thai phụ bị cảm thực hiện cách này.

  • Làm dịu cổ họng: Mỗi ngày, mẹ bầu nên súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần để làm sạch cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời mẹ có thể ngậm các loại kẹo trị viêm họng để giúp giảm đau và phòng ngừa bệnh cảm lạnh trở nặng hơn.

  • Khiến cơ thể đổ mồ hôi: Bác sĩ cho biết, để bệnh cảm lạnh mau chóng khỏi thì cơ thể cần thoát ra được nhiều mồ hôi. Cách thực hiện hiệu quả nhất là mẹ hãy vận động, tập luyện thể dục để mồ hôi ra sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đối với trường hợp bà bầu bị cảm khi mang thai 5 tuần có tiền sử bệnh tim, bệnh hen suyễn hay các bệnh nội khoa khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

  • Duy trì độ ẩm trong phòng: Mẹ có thể sử dụng các loại máy phun sương để giữ ẩm trong phòng, tránh tình trạng không khí hanh khô khiến vi khuẩn, virus gây cảm càng sinh sôi và tấn công cơ thể.

  • Sử dụng thuốc điều trị: Mẹ bầu cần đi khám khi thấy dấu hiệu bị cảm. Tùy vào mức độ nặng nhẹ và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ cần đảm bảo tuyệt đối không tự ý uống bất cứ loại thuốc nào không do bác sĩ chỉ định vì nhiều loại thuốc có thể khiến thai nhi mắc dị tật bẩm sinh hoặc gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.

Xem thêm:

Cách phòng ngừa bị cảm khi mang thai hiệu quả

Uống nước ấm để làm sạch họng phòng ngừa bệnh cúm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có thể thấy, mức độ ảnh hưởng nếu mẹ bị cảm khi mang thai 5 tuần là vô cùng lớn. Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cảm trong suốt thai kỳ, các chị em nên chú ý thực hiện các biện pháp như sau:

  • Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai.

  • Thường xuyên súc miệng với nước muối.

  • Rửa sạch tay thường xuyên để loại bỏ virus, vi khuẩn gây bệnh bám trên tay.

  • Khử trùng đồ đạc và không gian sống: Mọi vật dụng trong gia đình và không gian trong nhà cần luôn được giữ sạch sẽ để vi khuẩn không thể phát triển và gây bệnh, nhất là khi trong gia đình đang có người bị bệnh.

  • Sử dụng khăn giấy để che miệng khi hắt hơi, ho, sau đó vứt giấy vào thùng rác và rửa tay lại với xà phòng cho sạch sẽ.

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân (cốc uống nước, khăn mặt, bàn chải đánh răng,...), đặc biệt là đối với người đang mắc bệnh.

  • Tránh tiếp xúc với người đang bị cảm vì virus sẽ dễ dàng lây qua đường hô hấp.

  • Tăng cường sức đề kháng cho bản thân bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục rèn luyện sức khỏe, ngủ đủ giấc và kiểm soát tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress,...

  • Chú ý sử dụng nước ấm để uống, tắm và mặc áo ấm khi trời lạnh.

Tóm lại, bị cảm khi mang thai 5 tuần đầu rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan, hãy nhanh chóng đi khám ngay khi có triệu chứng của bệnh để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các mẹ hãy chú ý chăm sóc bản thật thật tốt để phòng ngừa bệnh tái phát trong suốt quá trình mang thai nhé!

What to do if you catch a cold when pregnant - Ngày truy cập: 29/09/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/315815

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey