zalo
Mẹ bầu 37 tuần đau bụng dưới cần phải làm gì?
Thai kỳ

Mẹ bầu 37 tuần đau bụng dưới cần phải làm gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

29/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 37 tuần đau bụng dưới có nguy hiểm không? Những dấu hiệu cho thấy đây có thể là lời cảnh báo nguy hiểm và cần phải được xử lý ngay?

Đau bụng dưới trong tháng cuối thai kỳ - Nguyên nhân do đâu?

Ở giai đoạn này, mẹ bầu 37 tuần đau bụng dưới là vấn đề thường gặp. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chủ yếu do: 

Cơn đau chuyển dạ giả - Cơn gò Braxton Hicks  

Cơn đau chuyển dạ giả hay còn được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks. Khi gặp cơn đau chuyển dạ giả, bạn sẽ cảm thấy những cơn co thắt lẻ tẻ làm giãn cơ tử cung. 

Cụ thể hơn, cơn đau chuyển dạ giả nó giống như những cơn đau bụng kinh nhẹ hoặc thắt chặt một vùng trên bụng. Cơn gò Braxton Hicks diễn ra không đều về thời gian và cường độ. 

Hiện tượng cũng không xảy ra thường xuyên, không theo nhịp điệu nên rất khó có thể đoán trước được. Hiện tượng thường xảy ra ở tháng cuối thai kỳ nên nhiều người tưởng nhầm đây chính là cơn gò chuyển dạ thật. 

Dấu hiệu của cơn gò sinh lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến cơn đau đẻ giả ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nó thường xảy ra ở đối tượng như: Phụ nữ mang thai hoạt động mạnh, sau khi quan hệ tình dục, bàng quang đầy hoặc bị mất nước… 

Tuy không tạo cơn đau rõ rệt, nhưng có khả năng gây căng thẳng cho thai nhi và nhu cầu tăng lượng máu đến nhau thai để cung cấp cho thai nhi. Cơn co thắt Braxton Hicks là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai có thể gặp phải. Nếu không có bất cứ hiện tượng nào bất thường đi kèm thì mẹ bầu không cần phải đi khám. 

Cơn chuyển dạ giả là một trong những nguyên nhân khiến thai phụ đau bụng dưới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cảnh báo cơn chuyển dạ sắp sinh 

Thông thường cơn chuyển dạ bắt đầu từ tuần 38 - 40, nhưng đôi khi nó cũng có thể xuất hiện ở mẹ bầu tuần 37. Đây được gọi là hiện tượng chuyển dạ sớm hay còn gọi là sinh non.

Mẹ sắp sinh thường đi kèm cơn đau bụng dưới với hiện tượng sau: Sa bụng, cổ tử cung mở, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện cơn co thắt mạnh mẽ, vỡ ối, đau lưng, bong nút nhầy… 

Khác với cơn đau đẻ giả, các cơn co thắt chuyển dạ thường rất mạnh mẽ, rõ ràng và theo từng cơn. Cơn đau không hề thay đổi, hay biến mất khi mẹ chuyển tư thế nằm hoặc ngồi. Lúc này, bố cần đưa mẹ đến bệnh viện ngay. 

Cẩn trọng với cơn chuyển dạ thật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhau bong non

Nhau bong non là một biến chứng không phổ biến ở phụ nữ mang thai ở tuần 37 trở đi. Đây là hiện tượng nhau thai phát triển trong tử cung bám vào thành tử cung để cung cấp dinh dưỡng, oxy cho em bé. 

Hiện tượng bong nhau non xảy ra khi thai tách một phần hoặc hoàn toàn khỏi thành trong tử cung trước khi sinh gây chảy máu nhiều ở mẹ. Điều này có thể làm giảm hoặc chặn nguồn cung cấp oxy và dinh dưỡng cho bé. 

Dấu hiệu bong nhau non bao gồm: Chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, đau lưng, đau hoặc cứng tử cung, các cơn co thắt tử cung… Khi thấy các triệu chứng này nên đi khám ngay, vì nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Đau bụng dưới khi mang thai 37 tuần có thể do nhau bong non. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiễm trùng tiểu 

Nhiễm trùng tiểu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ đang mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do khi mang thai tử cung mở rộng, sự co giãn này đã áp lực lên bàng quang và niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Khi nước tiểu ít axit và chứa nhiều protein, đường, Hormone sẽ làm tăng nguy nhiễm trùng tiểu.

Dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng tiểu: 

  • Đi tiểu khẩn cấp và nhiều lần hơn thông thường.

  • Đi tiểu cảm thấy nóng rát. 

  • Nước tiểu có màu đục hoặc mùi tanh.

  • Đau bụng dưới kèm đau bụng và hai bên.

Dấu hiệu nhiễm trùng tiểu mẹ nên biết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu mẹ bầu 37 bị đau bụng dưới kèm những triệu chứng trên nên đi khám ngay. Không nên ngại mà hãy chia sẻ thẳng thắn với bác sĩ về các dấu hiệu để được điều trị đúng cách, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác. 

Xem thêm: Mẹ bầu tuần 39 cần làm gì để đón con chào đời?

Mẹ bầu 37 tuần bị đau bụng dưới nên và không nên làm gì?

Khi có dấu hiệu bị đau bụng dưới ở tuần thứ 37, mẹ bầu cần chú ý điều gì để cải thiện tình trạng. 

Những điều nên làm

Nếu cơn đau bụng dưới không quá nghiêm trọng hay liên quan đến bệnh lý nào thì mẹ có thể áp dụng một số điều sau: 

  • Hít thở sâu và đều: Hít thở đều còn giúp mẹ sinh nở dễ dàng và nhanh hơn. Khi tập nên để cơ thể được thư giãn tối đa mới đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Thay đổi tư thế nằm: Chuyên gia khuyên mẹ bầu ở tuần 37 nên nằm ngủ nghiêng sang bên trái nhiều để cơ thể dễ chịu hơn. 

  • Massage thư giãn vùng bụng: Mẹ cũng có thể kết hợp với tinh dầu massage vừa giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu vừa làm lưu thông khí huyết giảm bớt cơn đau. 

  • Uống nước ấm: Bổ sung nhiều nước trong thời gian mang thai không chỉ làm dịu các cơn gò. Uống nước ấm còn cải thiện tình trạng táo bón, phù chân ở mẹ. 

  • Tắm nước ấm: Là cách tuyệt vời giúp mẹ làm dịu các cơn đau và giảm bớt căng thẳng khi mang thai. 

  • Khi quan hệ nên sử dụng bao cao su: Vì chất Prostaglandin trong tinh trùng sẽ tác động tới sự co bóp dạ con khi kết hợp tới một loại hormone khác. Từ đó, sẽ gây nên hiện tượng chuyển dạ sớm ở mẹ. 

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, khi đã thực hiện các cách trên mà mẹ bầu vẫn cảm thấy đau bụng kèm theo dấu hiệu bất thường thì nên đi khám ngay để được xử lý kịp thời. 

Những điều nên tránh

Bên cạnh những điều có thể làm bên trên, mẹ bầu 37 tuần cần tránh thực hiện những việc sau để đảm bảo thai kỳ an toàn: 

  • Đi lại quá nhiều hoặc vận động mạnh: Đi lại có thể hỗ trợ quá trình chuyển dạ nhanh, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ở tháng cuối thai kỳ, bác sĩ khuyên mẹ chỉ nên di chuyển hoặc đứng lên ngồi xuống ở mức vừa phải và nhẹ nhàng. Nếu thấy đau thì bạn nên nghỉ ngơi 

  • Đứng lên ngồi xuống đột ngột: Vì nó sẽ vô tình gây áp lực lên cơ bụng dưới tạo sức ép cho thai nhi. Khi đứng lên hoặc ngồi xuống, mẹ nên dùng tay làm điểm tựa hoặc nghiêng người rồi đưa người lên từ từ. 

  • Ngồi một chỗ quá lâu: Sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông các mạch máu cho cơ thể, gây nên hiện tượng đau mỏi cơ. Vì thế, mẹ bầu nên thường xuyên đi lại để giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn chặn tình trạng tê liệt và ngừa stress. 

Nên hạn chế vận động mạnh trong giai đoạn này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 37 tuần đau bụng dưới có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào triệu chứng đi kèm. Vì thế, chị em đừng chủ quan trước hiện tượng này, hãy quan sát thật kỹ dấu hiệu để biết cách xử lý kịp thời. 

What Causes Low Belly Pain When Pregnant? - Truy cập ngày 25/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/low-belly-pain-when-pregnant

Abdominal Pain During Pregnancy: Common Causes and When to Call the Doctor - Truy cập ngày 25/05/2022

https://www.parents.com/pregnancy/my-body/aches-pains/pregnancy-abdominal-pain/

Low belly pain when pregnant: Causes and treatments - Truy cập ngày 25/05/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/low-belly-pain-when-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!