zalo
Bà bầu tháng thứ 5: Những lời khuyên từ chuyên gia
Thai kỳ

Bà bầu tháng thứ 5: Những lời khuyên từ chuyên gia

Thúy Anh
Thúy Anh

17/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

bà bầu tháng thứ 5, em bé phát triển rất nhanh về mọi mặt. Mẹ cần lưu ý những gì để điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của bản thân và thai nhi?

Thai nhi 5 tháng tuổi đã phát triển những gì?

Em bé 5 tháng tuổi có những phát triển vượt bậc với các bộ phận quan trọng đang dần hình thành và hoàn thiện.

  • Chiều dài cơ thể tính từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 15-16cm, nặng 300-400gr.

  • Khung xương, các cơ tiếp tục hình thành để từng bước hoàn thiện, nhìn thấy các mạch máu dưới lớp da mỏng.

  • Cơ thể bao phủ lớp chất trắng gọi là bã nhờn thai nhi, giúp bảo vệ da khỏi các tác động của nước ối.

  • Chân dài hơn cánh tay, bị uốn cong ở mắt cá chân và đầu gối.

  • Ngực đã nổi rõ núm ti, vân tay đang trong quá trình hình thành.

  • Cơ quan sinh dục phát triển hơn, buồng trứng có tới ba triệu quả, tinh hoàn cũng được hình thành trong bụng.

  • Não bắt đầu thực hiện các chức năng phức tạp và liên kết nơron thần kinh được tăng cường, thận đã sản xuất ra nước tiểu trong túi ối. hoạt động hô hấp và nhịp tim bắt đầu theo nhịp sinh học ngày.

  • Hệ thống nội tiết và hệ thần kinh bắt đầu hoạt động và kiểm soát sự phát triển của cơ thể, tập trung hoàn thiện các cơ quan cảm giác. 

  • Có thể co duỗi cơ thể, ngáp và làm mặt cười dễ thương.

Thai nhi 5 tháng tuổi đã phát triển những gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 5 tháng

Cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể bà bầu tháng thứ 5 có nhiều thay đổi rõ rệt:

  • Có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều, cơ thể sẽ tăng cân nặng nhanh chóng.

  • Bụng đang to dần lên gâp áp lực trực tiếp lên cột sống, thần kinh tọa, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau căng cứng bụng.

  • Sự gia tăng hóc môn làm thay đổi sắc tố da và thị lực suy giảm.

  • Kích thước ngực tăng lên nhanh chóng, có thể tiết ra một ít sữa non, quầng vú thâm đen hơn.

  • Da bụng căng và thắt chặt, có thể bị ngứa; Xuất hiện tình trạng rạn da với các vết màu trắng, đỏ hoặc tím ở trên ngực, bụng, mông, đùi và cánh tay.

  • Bị các vấn đề về đường tiêu hóa như trào ngược thực quản, đầy bụng, táo bón,… 

  • Các triệu chứng khác: Khó thở, chuột rút, suy tĩnh mạch ở chân với các đường màu xanh hoặc đỏ, nướu nhạy cảm khiến chảy máu chân răng, chân và mắt cá chân sưng lên, bị phù nề.

 Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 5 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý quan trọng bà bầu tháng thứ 5 không thể bỏ qua

Lời khuyên của các chuyên gia là điều mẹ bầu không thể bỏ qua trong suốt thai kỳ 9 tháng 10 ngày. Bà bầu tháng thứ 5 hãy áp dụng những chia sẻ hữu ích sau đây:

Chế độ dinh dưỡng

Thai nhi ở tháng thứ 5 phát triển rất nhanh, cần rất nhiều dưỡng chất. Vì vậy, mẹ bầu cần xây dựng thực đơn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng và chế độ ăn khoa học, để mẹ không tăng cân quá mức mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất cho con.

Thực phẩm nên ăn

Cơ thể thai phụ cần được được cung cấp các loại thực phẩm có đủ những nhóm chất sau: 

  • Thực phẩm giàu protein để phát triển cơ bắp, da và cơ quan của thai nhi: Thịt gà, lợn, bò, trứng, hạt các loại, ngũ cốc, đậu,...

  • Thực phẩm giàu chất xơ giúp ngăn ngừa, cải thiện phần nào tình trạng táo bón trong thai kỳ: Cà rốt, cà chua, củ cải đường, rau lá xanh và bắp cải,...

  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng của thai phụ: Rau xanh, trái cây, gan lợn, giò heo, các loại hạt, rong biển, tôm,...

  • Thực phẩm chứa sắt: Gan và các loại nội tạng khác, các loại đậu, thịt đỏ, hạt bí ngô, bông cải xanh, nên uống bổ sung viên sắt.

  • Thực phẩm giàu acid béo Omega 3 giúp phát triển trí não và cải thiện chức năng thị giác của bé: Cá hồi, cá mòi, hạt óc chó và hạt hướng dương. 

  • Thực phẩm giàu Choline giúp phát triển não bộ của thai nhi: Thịt nạc, trứng, tôm, bơ đậu phộng, bông cải xanh và đậu xanh,...

  • Thực phẩm giàu kẽm giúp phát triển não bộ ở thai nhi: Hải sản, thịt bò, trứng, thịt gia cầm, sữa, các loại đậu, rau củ quả,…

  • Thực phẩm giàu canxi góp phần hình thành khung xương chắc khỏe cho thai nhi: Sữa, sữa chua, cá mòi, các loại đậu, rau lá xanh....

  • Thực phẩm giàu iốt để phòng ngừa việc giảm chỉ số IQ của trẻ và biến chứng tiền sản giật, bất thường bánh nhau ở mẹ: Cua biển, rau chân vịt, trứng gà, rau dền,...

  • Uống nhiều nước, khoảng 2l/ngày giúp chống lại táo bón: Nước sạch, nước ép hoa quả, canh rau.

Một số thực phẩm phụ nữ mang bầu 5 tháng nên bổ sung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực phẩm nên tránh

Bà bầu tháng 5 nên tránh ăn các thực phẩm sau:

  • Đồ uống có ga, chứa cồn và chất kích thích: Làm mẹ khó ngủ và tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

  • Dứa, đu đủ xanh: Kích thích tử cung co bóp, bong nhau, tăng nguy cơ sinh non.

  • Thực phẩm nhiều calo, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán và đồ ăn nhanh: Khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát.

Chế độ vận động, sinh hoạt

Bà bầu tháng thứ 5 cần lưu ý những điều sau đây trong chế độ vận động, sinh hoạt hằng ngày:

Vận động thể lực

Phụ nữ mang thai nên duy trì tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, phù hợp với người đang mang thai như yoga, đi bộ, Kegels, bơi lội. Mẹ cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia về việc lựa chọn bài tập phù hợp với bản thân mình.

Vận động thể lực nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu được thư giãn, thoải mái, bớt căng thẳng và cải thiện sức khỏe. Thai phụ không nên vận động quá sức với các bài tập đòi hỏi phải vận động mạnh, gây sức ép lên vùng bụng và không mang vác vật nặng. Mẹ đừng quên uống nhiều nước mỗi khi tập luyện.

 Các bài tập phù hợp với bà bầu 5 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tư thế thả lỏng, nghỉ ngơi

Phụ nữ mang thai hãy dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi để cơ thể được giải phóng thoải mái và lấy lại năng lượng. Mẹ nên duy trì tư thế thả lỏng mọi lúc có thể, ngay cả khi đứng hoặc ngồi.

Bà bầu nên ngồi thẳng trên ghế với hỗ trợ của tấm đệm lưng, thỉnh thoảng phải đứng lên vận động, đi lại nhẹ nhàng và không nên ngồi một chỗ quá lâu. Mẹ bầu cũng không nên thay đổi tư thế đột ngột như đứng hoặc ngồi bất ngờ, có thể khiến thai phụ bị giảm huyết áp, chóng mặt và ngất xỉu.

Tư thế ngủ

Bà bầu tháng 5 kích thước vòng bụng đã lớn, mẹ không nên nằm ngửa và nằm sấp khi ngủ. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên ngủ nghiêng về phía bên trái để giúp cho việc lưu thông máu trong cơ thể được thuận lợi và không chèn ép lên tử cung.

Mẹ nên sử dụng gối bầu chèn giữa hai chân để hỗ trợ và giảm áp lực lên chân và bụng bầu. Gối bầu cao và có gối mềm phía sau lưng cũng giúp giữ cho lưng được thẳng và nâng đỡ nhẹ nhàng.

Quan hệ khi mang thai

Nếu sức khỏe bà bầu tháng thứ 5 không gặp các vấn đề bất thường trong thai kỳ như nguy cơ sinh non cao, nhau bám thấp, tiền sử sinh non, tiền sản giật… thì thai phụ hoàn toàn có thể duy trì quan hệ trong giai đoạn này mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi.

Việc quan hệ tình dục đúng tư thế trong thời gian này sẽ đem lại cho mẹ bầu cảm giác thoải mái, xua tan mệt mỏi, giúp dễ ngủ và hạnh phúc hơn. Một khi tâm trạng mẹ tốt thì sẽ tác động tích cực đến thai nhi.

 Những lưu ý khi chị em 5 tháng quan hệ tình dục. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lựa chọn trang phục

Trong sinh hoạt hằng ngày, đối với việc lựa chọn trang phục thì mẹ bầu 5 tháng nên mang những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi với chất liệu như cotton, lanh,.. để thấm hút mồ hôi, không gây kích ứng da; Chọn những màu nhẹ để giữ cho tâm trạng được dễ chịu.

Tâm trạng

Mỗi ngày, mẹ nên giữ cho mình tâm trạng tích cực, đừng suy nghĩ hay lo lắng quá nhiều về một vấn đề nào đó mà không chia sẻ cùng ai. Mẹ bầu có thể nghe một bản nhạc nhẹ nhàng và đọc một cuốn sách hay sẽ giúp giải tỏa được căng thẳng, tránh tình trạng stress. 

Các xét nghiệm cần làm

Bác sĩ khuyên bà bầu tháng thứ 5 nên làm các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu và nồng độ hemoglobin để biết mẹ có thiếu máu hay không.

  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các vấn đề về đường tiểu, phát hiện tiền sản giật.

  • Xét nghiệm độ dung nạp glucose để chẩn đoán về tiểu đường thai kỳ, tiền đái tháo đường, đái tháo đường lâm sàng.

  • Xét nghiệm sàng lọc AFP (alpfetoprotein), bhCG, estriol đa năng để loại trừ bất kỳ bệnh lý nào về bào thai.

  • Xét nghiệm di truyền trước sinh (Cordocentesis) để chẩn đoán bất thường ở thai nhi về nhiễm sắc thể, di truyền hoặc nhiễm trùng.

 Các xét nghiệm mẹ bầu 5 tháng cần làm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài các xét nghiệm trên, bà bầu tháng 5 nên khám thai định kỳ để nắm được các chỉ số phát triển của con như tuổi thai, tim thai, kiểm tra dị tật thai nhi,… và sức khỏe của mẹ như cân nặng, huyết áp, tình trạng phù nề ở tay, chân và các tĩnh mạch,... Mẹ bầu sẽ có cảm giác thật tuyệt vời khi biết rằng bé đang phát triển khỏe mạnh mà không có bất kỳ vấn đề gì.

Mẹo thai giáo hiệu quả

Bà bầu tháng thứ 5 muốn kích thích sự phát triển các tiềm năng về thể lực và trí tuệ của thai nhi thì không thể bỏ qua việc thai giáo cho con ngay từ khi còn trong bụng mẹ. 

Thai nhi 5 tuần đã nghe được âm thanh từ bên ngoài tử cung và có thể phản hồi lại bằng cách đạp hay chuyển động. Đây là thời điểm để mẹ thai giáo cho con bằng cách tác động đến thính giác của em bé.

Phụ huynh có thể tham khảo app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt và app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh, là những nguồn thai giáo uy tín và chất lượng đã được nhiều bố mẹ lựa chọn.

Phần mềm Monkey Stories với các bài hát, câu chuyện thai giáo bằng tiếng Anh. (Ảnh: Monkey)

Xem thêm: Mách mẹ tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 4 thoải mái nhất

Dấu hiệu bất thường mẹ cần gặp bác sĩ ngay              

Giai đoạn mang thai tháng thứ 5, nếu mẹ bầu gặp phải các triệu chứng bất thường dưới đây thì cần tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời. 

  • Chóng mặt, hoa mắt, nhìn thấy đốm đen trước mắt..

  • Nhịp tim tăng nhanh, mạch đập bất thường.

  • Đau bụng kèm xuất huyết ngày càng nhiều.

  • Vùng thượng vị bị đau.

  • Âm đạo xuất hiện nhiều dịch nhầy, có thể kèm máu.

  • Bị phù chân kèm co giật cơ thể.

  • Hay bị ngất xỉu.

  • Bị tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần nhưng với số lượng rất ít, thậm chí tiểu ra máu.

  • Vùng bụng bị gò cứng và kèm theo cảm giác đau nhói.          

  • Thai không máy máy kéo dài đến tuần thai thứ 22.

 Dấu hiệu bất thường mẹ cần gặp bác sĩ ngay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

 

Điều chỉnh lối sống về mọi mặt từ những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp mẹ có thêm năng lượng tích cực để chăm sóc con tốt nhất. Chúc bà bầu tháng thứ 5 có thai kỳ khỏe mạnh với những lời khuyên từ các chuyên gia. 

5 Months Pregnant: Symptoms and Fetal Development - Truy cập ngày 16/06/2022

https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/5-months-pregnant

What happens in the fifth month of pregnancy? - Truy cập ngày 16/06/2022

https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-fifth-month-pregnancy

What to Expect at 5 Months Pregnant - Truy cập ngày 16/06/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/5-months-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey