zalo
Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường ăn ngon đủ chất
Thai kỳ

Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường ăn ngon đủ chất

Phương Đặng
Phương Đặng

19/12/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Tiểu đường thai kỳ là một dạng rối loạn chuyển hóa khi mang bầu. Việc lên thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường đúng cách giúp mẹ ăn ngon, đủ chất đồng thời hạn chế tâm lý căng thẳng, lo âu khi biết mình có bệnh.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường

Khác với bệnh lý tiểu đường thông thường, tiểu đường thai kỳ được coi là một dạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu ở thời kỳ mang thai. Sau khi sinh em bé từ 2 - 3 tháng, mẹ có thể khỏi hoàn toàn. 

Dù vậy, để tránh nguy cơ hình thành tiền tiểu đường sau sinh, mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống khi mang bầu theo các nguyên tắc dưới đây:

  • Thực đơn cần bổ sung đủ 5 nhóm dinh dưỡng gồm: Tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Lưu ý, tuyệt đối không được bỏ tinh bột và bắt buộc các bữa chính đều phải có. Thiếu chất bột đường dễ gây hiện tượng nhiễm toan ceton ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não của thai nhi.

  • Không được bỏ bữa, không được để bụng đói hoặc quá đói, đặc biệt là buổi sáng nếu bạn không muốn đường đói tăng cao, khó kiểm soát. 

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ khoảng 5 - 6 bữa/ngày nhằm kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả, hạn chế cảm giác đói và quản lý cân nặng tốt hơn.

  • Không chế biến thức ăn quá nhiều gia vị, dầu mỡ, nên ưu tiên hấp luộc hoặc áp chảo để hạn chế đồng thời cả tiểu đường và mỡ máu trong thai kỳ.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường. (Ảnh: Internet)

Hướng dẫn lên thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường

Chi tiết về cách lên thực đơn cũng như cách ăn, mẹ hãy đọc kỹ trong phần này để nắm được chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ đúng và khoa học. 

Cách lên thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nhưng mẹ cần lưu ý đây cũng là thời điểm đường lên ngưỡng cao nhất so với các bữa chính còn lại. Vì vậy, mẹ nên giảm tinh bột ở bữa này và bù vào 2 bữa còn lại.

Thời điểm: Mẹ nên ăn sáng từ 7 - 8h, sau khi dậy 30 phút - 1h.

Chế độ dinh dưỡng trong bữa sáng:

  • Tinh bột dao động từ 30 - 45g để hạn chế tăng đường huyết buổi sáng. Mẹ nên chọn các loại tinh bột chuyển hóa chậm để lượng đường hấp thụ từ từ vào máu, ngăn đường huyết tăng nhanh. Ví dụ như: Gạo lứt, bánh từ bột mì nguyên cám,... Không nên ăn yến mạch cán vỡ, kể cả cháo yến mạch, các loại bún phở nên kiêng hoàn toàn.

  • Về lượng protein, mẹ nên bổ sung tối thiểu 29g/ ngày và nên chọn các nguồn đạm như ức gà, cá, trứng, các loại hạt. 

  • Chất béo cũng rất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ. Lượng chất béo cần bổ sung là 20 - 30% tổng calo/ngày. Một số thực phẩm chứa chất béo tốt mẹ nên dùng là bơ đậu phộng không đường, dầu thực vật như dầu oliu, dầu hạt cải,...

  • Chất xơ mẹ nên ưu tiên bổ sung từ loại các loại rau nhiều lá như: Rau cải, xà lách, súp lơ xanh/ tráng,... Không nên sử dụng các loại củ như cà rốt, cải trắng, v.v… vì rau dạng củ cũng chứa nhiều đường, tinh bột.

Cách ăn: Mẹ cần ăn theo thứ tự rau => đạm => tinh bột để đường huyết tăng từ từ trong bữa ăn và chuyển hóa tốt sau khi kết thúc bữa.  

Cách lên thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường. (Ảnh: Internet)

Cách xây dựng thực đơn bữa trưa

Bữa trưa là bữa cung cấp thêm năng lượng cho bữa sáng nên mẹ có thể ăn thoải mái hơn so với bữa sáng. Cụ thể:

Thời điểm: Dùng bữa trong khoảng 12h - 12h30 và nên cố định khung giờ này.

Chế độ dinh dưỡng

  • Tinh bột tương tự như bữa sáng nhưng mẹ có thể đổi bữa với cơm trắng, bún, phở với một lượng từ 40 - 65g/ bữa. Sau khi ăn, mẹ nên kiểm tra chỉ số bằng máy để xác định lượng tinh bột phù hợp với cơ thể của mình. 

  • Về các chất đạm, rau và chất béo, mẹ cũng lựa chọn thực phẩm tương tự bữa sáng nhưng đa dạng cách chế biến để thêm phần ngon miệng.

Cách ăn: Mẹ vẫn ăn theo thứ tự rau => đạm => tinh bột để đường huyết tăng từ từ trong bữa ăn và chuyển hóa tốt sau khi kết thúc bữa.

Cách xây dựng thực đơn bữa tối

Thời điểm: Dùng bữa trong khoảng 18h30 - 19h30 và nên cố định. 

Chế độ dinh dưỡng

  • Mẹ vẫn ăn tinh bột, đạm, chất béo và chất xơ tương tự như bữa trưa. Tuy nhiên, mẹ nên giảm bớt lượng đạm và chất béo để tránh chướng bụng, khó tiêu. 

  • Về cách chế biến bữa tối, ưu tiên đồ hấp luộc hoặc nướng, áp chảo để hạn chế dầu mỡ vì các chất rất khó tiêu hóa hoàn toàn vào buổi tối. Điều này cũng sẽ giúp mẹ quản lý cân nặng tốt hơn trong thai kỳ.

Cách xây dựng thực đơn bữa trưa và bữa tối. (Ảnh: Internet)

Cách lên thực đơn các bữa phụ

Thời điểm: Trong 1 ngày mẹ có thể ăn 2 - 3 bữa phụ, cách bữa chính từ 2h - 2h30p. 

Chế độ dinh dưỡng:

Tinh bột nên ăn từ 15 - 30g. Mẹ nên đo đường huyết sau ăn để biết chính xác khoảng tinh bột phù hợp với cơ thể mình.

Các thực phẩm nên ăn như:

  • Sữa chua, sữa tươi ít đường hoặc không đường. Mẹ có thể dùng sữa bột cho người bị tiểu đường. 

  • Các loại bánh cho người bị tiểu đường.

  • Trái cây nên ăn loại quả ít ngọt, ưu tiên quả có múi. Lượng ăn phù hợp là 3 - 4 múi, nửa quả tùy loại.

  • Các loại hạt, ngũ cốc như hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng,...

  • Tuyệt đối không uống nước ép trái cây kể cả nước ép tự nhiên.

Lưu ý

  • Hướng dẫn trên đây là hướng dẫn chung để các mẹ nắm được cách lên thực đơn cũng như cách ăn đúng. Để đảm bảo chỉ số đường tốt, mẹ nên ăn và tự đo đường huyết tại nhà để xác định lượng thức ăn phù hợp cho mình. 

  • Cơ địa chuyển hóa của mỗi người là khác nhau nên có mẹ có thể ăn nhiều hơn lượng khuyên dùng nêu trên nhưng cũng có mẹ phải giảm bớt. 

  • Nếu đã giảm lượng tinh bột tối đa (dưới 30g/ bữa) mà chỉ số đường vẫn cao thì mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn. Mẹ có thể được chỉ định tiêm insulin để việc ăn uống trong thai kỳ được thoải mái hơn, tránh hiện tượng nhiễm toan ceton không tốt cho bé.

Cách lên thực đơn các bữa phụ. (Ảnh: Internet)

Bà bầu bị đường cao nên ăn gì và kiêng gì?

Nhằm giúp mẹ hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm tốt cho tiểu đường thai kỳ, Monkey sẽ gợi ý giúp mẹ những loại rau củ, tinh bột, chất đạm nên đưa vào thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất.

Tư vấn dinh dưỡng tiểu đường thai kỳ: Mẹ nên ăn gì?

  • Tinh bột: Mẹ nên ưu tiên các loại carb có chỉ số đường huyết (GI) thấp và hàm lượng chất xơ cao như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, bột mì nguyên cám,... Mẹ có thể sử dụng gạo trắng để thay thế 1 số ít bữa ăn nhằm tránh cảm giác chán ăn, mệt mỏi.

  • Chất đạm: Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các mô của mẹ, thai nhi và nhau thai nên mẹ cần ăn đủ ít nhất là 61g đạm/ngày từ các thực phẩm thịt, trứng, cá, các loại đậu, sữa, phô mai,...

  • Chất béo: Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu nên mẹ cần bổ sung 20 - 30% tổng lượng calo/ngày. Một số thực phẩm chứa chất béo tốt nên có trong thực đơn là dầu olive, dầu hướng dương, quả bơ, cá hồi.

  • Chất xơ và vitamin: Là thành phần quan trọng nhất giúp mẹ kiểm soát đường huyết hiệu quả, mẹ nên bổ sung 500 - 600g chất xơ từ rau xanh và quả. Trong đó, rau xanh cần chiếm ⅔  số đó vì các loại quả dù ít ngọt cũng chứa 1 lượng đường đáng kể. 

Tư vấn dinh dưỡng tiểu đường thai kỳ: Mẹ nên ăn gì? (Ảnh: Internet)

Mẹ bầu tiểu đường nên kiêng gì?

  • Tinh bột: Mẹ cần tránh các loại thực phẩm dạng tinh bột chuyển nhanh như bánh mì, bún, phở trắng, yến mạch cán vỡ (đặc biệt là nấu cháo). 

  • Chất đạm: Lòng đỏ trứng, nội tạng, thịt nguội, đồ hộp.

  • Chất béo: Nội tạng, mỡ động vật.

  • Các loại đồ ngọt: Bánh kẹo, kem, chè, trái cây ngọt gắt (nho, chuối, xoài chín, sầu riêng,...), nước ngọt, nước ép hoa quả.

Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 

Áp dụng các nguyên tắc trên, mẹ có thể tự lên thực đơn 1 tuần khoa học để kiểm soát chỉ số đường huyết của mình. Dưới đây là một vài thực đơn mẫu:

Thực đơn ngày 1

Bữa ăn

Món ăn

Định lượng

Bữa sáng

Ngô nếp

1/2 bắp

Trứng gà luộc

2 quả

Salad rau xà lách

1 đĩa vừa

Quả bơ

1/3 quả

Bữa phụ sáng

Bánh quy ngũ cốc không đường

6 miếng

Bữa trưa

Cơm gạo lứt

1 bát miệng

Ức gà nướng

60g

Salad cà chua bi + dầu oliu

1 đĩa

Bữa phụ chiều

Hạt óc chó/ hạt điều

30g

Bữa tối

Ức gà nướng

60g

Bánh mì nguyên cám

1,5 - 2 lát (~ 45g)

Salad rau xà lách

1 đĩa

Bữa phụ tối

Sữa tươi không đường

220ml

Thực đơn ngày 2

Bữa ăn

Món ăn

Định lượng

Bữa sáng

Bánh mì ngũ cốc

1 - 2 lát (~ 30 - 40g)

Trứng luộc

2 quả

Dưa chuột

1 quả

Bữa phụ sáng

Sữa chua không đường

1 hộp

Quả cắt hạt lựu

1/4 quả

Bữa trưa

Cơm gạo lứt

1 bát miệng

Cá nướng

1 miếng phi lê

Bông cải xanh luộc

1 đĩa vừa

Bữa phụ chiều

Táo

1/2 quả (~ 30g)

Bữa tối

Cơm gạo lứt

1 bát miệng

Tôm nướng

100g

Canh rau nấu thịt nạc

1 bát vừa

Bữa phụ tối

Phô mai con bò cười

2 miếng

Thực đơn ngày 3

Bữa ăn

Món ăn

Định lượng

Bữa sáng

Trứng ốp la

1 quả

Thanh long trắng/ đỏ

1/3 quả (~30g)

Bữa phụ sáng

Cà phê sữa tươi

1 ly nhỏ

Táo 

2 miếng (~ 20g)

Bữa trưa

Cơm trắng

1 bát miệng hoặc 1/2 bát

Canh mùng tơi nấu tôm

1 bát vừa 

Thịt luộc 

50g

Bữa phụ chiều

Sữa tươi không đường

220ml

Bữa tối

Cơm trắng

1 bát miệng hoặc 1/2 bát

Cá hồi áp chảo

1 lát phi lê (~100g)

Canh kim chi 

1 bát vừa

Bữa phụ tối

Táo + bơ đậu phộng

1/2 quả + 1 thìa nhỏ

Thực đơn ngày 4

Bữa ăn

Món ăn

Định lượng

Bữa sáng

Bánh mì ngũ cốc

1 - 2 lát (~ 40g)

Thịt nguội 

1 - 2 lát

Bữa phụ sáng

Thanh long trắng/ đỏ

1/3 quả

Bữa trưa

Ức gà nướng

60g

Khoai lang luộc

1/2 củ vừa (~45g)

Salad rau xà lách

1 đĩa

Bữa phụ chiều

Sữa tươi không đường

220ml

Bữa tối

Ngô luộc

1/2 bắp

Tôm nướng

100g

Salad rau bina

1 đĩa

Bữa phụ tối

Hạt điều/ Đậu phộng

30g

Thực đơn ngày 5

Bữa ăn

Món ăn

Định lượng

Bữa sáng

Sinh tố trái cây

1 quả chuối, 2 quả dâu tây, 150ml sữa hạnh nhân không đường, 1 thìa bơ

Bữa phụ sáng

Sữa chua Hy Lạp

100g

Hạt ngũ cốc

20 - 30g

Bữa trưa

Đậu đen hấp

1 bát miệng

Cá hồi nướng

1 miếng phi lê

Salad xà lách

1 đĩa

Bữa phụ chiều

Bánh mì nguyên hạt

1 lát

Bơ đậu phộng

10 - 15g

Bữa tối

Miến nấu gà

Miến: 30 - 45g

Salad ức gà

1 đĩa

Bữa phụ tối

Phô mai con bò cười

2 miếng

Thực đơn ngày 6

Bữa ăn

Món ăn

Định lượng

Bữa sáng

Bánh mì nguyên cám

1 - 2 lát (~30g)

Salad nấm và cà chua

1 đĩa 

Bữa phụ sáng

Sữa ít béo

150ml

Bữa trưa

Phở bò gạo lứt

1 bát vừa

Phở: 45 - 50g

Salad rau tùy ý

1 đĩa

Bữa phụ chiều

Lê nướng quế

1/2 quả

Bữa tối

Thịt nướng

130g

Súp lơ xanh luộc

1 đĩa vừa

Khoai tây

1 củ

Bữa phụ tối

Sữa đậu nành nguyên chất

200ml

Thực đơn ngày 7

Bữa ăn

Món ăn

Định lượng

Bữa sáng

Mì gà xào rau củ

1/4 gà, 1/4 mì, 1/2 rau

Bữa phụ sáng

Bánh quy nguyên cám

3 - 4 miếng

Bữa trưa

Cá ngừ 

90g

Salad trộn ngũ cốc nguyên hạt

1 đĩa

Táo

1/2 quả

Bữa phụ chiều

Bánh quy hạt chia

3 miếng

Bữa tối

Cơm trắng

1 miệng bát

Thịt nướng

100g

Salad rau trộn

1 đĩa

Bữa phụ tối

Sữa tươi không đường

220ml

Một số nguyên tắc kiểm soát đường huyết cho mẹ bầu cần biết

Cùng với việc ăn đúng, thực hiện các nguyên tắc dưới đây sẽ giúp mẹ kiểm soát đường huyết hiệu quả tại nhà:

Nguyên tắc kiểm soát đường huyết cho mẹ bầu. (Ảnh: Internet)

Theo dõi đường huyết mao mạch tại nhà

Sản phụ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cần được điều trị qua chế độ ăn uống, tập luyện và đo chỉ số tại nhà. Mục tiêu quản lý đái tháo đường thai kỳ cho mẹ bao gồm:

  • Đường huyết trước ăn nhỏ hơn hoặc bằng 95 mg/dl (5,3 mmol/L).

  • Đường huyết sau ăn 1 giờ nhỏ hơn hoặc bằng 140 mg/dL (7,8 mmol/L).

  • Đường huyết sau ăn 2 giờ nhỏ hơn hoặc bằng 120 mg/dL (6,7 mmol/L).

Kiểm tra đường trong máu và nước tiểu định kỳ

Song song với việc kiểm tra tại nhà, bạn cần đo lại đường huyết tĩnh mạch định kỳ 1 lần/ tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn. Ở những lần kiểm tra sau, bạn chỉ cần nhịn ăn để đo đường máu đói và đo nồng độ HbA1c trong nước tiểu. Lưu ý, chỉ dung nạp đường trong thai kỳ duy nhất 1 lần.

Áp dụng các cách giảm lượng đường trong máu 

Một số cách giảm lượng đường trong máu mẹ nên áp dụng gồm:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng sau bữa ăn chính khoảng 30 phút - 1 giờ. Mẹ có thể đi bộ, vung tay trước sau,... để giảm lượng đường đi vào máu.

  • Kết hợp tập yoga để điều hòa hơi thở, cải thiện nội tiết trong thai kỳ.

  • Uống nước đỗ đen, gạo lứt rang vào các bữa phụ hoặc sau ăn và uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể.

  • Sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ định.

Như vậy, Monkey đã giúp các mẹ xây dựng mẫu thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường dựa trên tham vấn của bác sĩ nội tiết sản khoa. Thực đơn này đã được nhiều mẹ bầu áp dụng và thành công trong việc kiểm soát đường huyết tại nhà. Vì vậy, mẹ hãy áp dụng thử và tự thay đổi các chất trong mỗi bữa để đa dạng thực phẩm và ăn ngon miệng nhé!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!