zalo
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ đảm bảo dinh dưỡng
Thai kỳ

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ đảm bảo dinh dưỡng

Đào Nhàn
Đào Nhàn

22/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Kiểm soát chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp có vai trò quan trọng trong điều trị nền tảng bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai. Vì thế, các mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua những lời khuyên, tư vấn của chuyên gia khi xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Tại sao cần chú ý đến chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể của người phụ nữ khi mang thai. Tình trạng tiểu đường của bệnh nhân nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như: sảy thai, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, dị tật bẩm sinh, suy hô hấp,...

Chế độ ăn cho thai phụ bị tiểu đường có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên trên thực tế, đường huyết của người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách đơn giản là áp dụng chế độ ăn cho mẹ tiểu đường thai kỳ hợp lý, đồng thời kết hợp với luyện tập thể chất. Chỉ đến khi chế độ ăn uống và luyện tập không còn kiểm soát được lượng đường huyết như mong muốn, người bệnh mới sử dụng insulin theo sự chỉ định của bác sĩ.

Việc tuân thủ chế độ ăn tiểu đường thai kỳ có thể giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời cung cấp cấp dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế và dinh dưỡng cũng khuyến cáo, người bệnh không nên ăn theo chế độ riêng mà cần phải tuân thủ khuyến nghị về dinh dưỡng của các chuyên gia. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Mục đích xây dựng chế độ ăn cho thai phụ bị tiểu đường

Chế độ ăn tiểu đường thai kỳ cần cung cấp vừa đủ dinh dưỡng và năng lượng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc xây dựng chế độ ăn của bà bầu tiểu đường thai kỳ lành mạnh cần cung cấp vừa đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể. Điều này nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, cụ thể:

  • Kiểm soát đường huyết và hỗ trợ đưa về mức bình thường: Điều chỉnh chế độ ăn để tránh tình trạng đường trong máu không tăng mạnh hoặc giảm quá nhiều.

  • Bảo vệ tốt cho tim mạch, kiểm soát huyết áp

  • Duy trì cân nặng khi mang thai ở mức hợp lý

  • Ngăn chặn và làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng của bệnh đái tháo đường

  • Bảo vệ sức khỏe mẹ bầu, khỏe mẹ khỏe con, tinh thần lạc quan

Mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống khi bị tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Theo sự khuyến cáo của bác sĩ, chế độ ăn dành cho người tiểu đường thai kỳ cần cẩn trọng khi dung nạp các chất dinh dưỡng sản sinh năng lượng vì các chất này có khả năng chuyển đổi thành đường trong máu.

Chất bột đường

Mẹ bầu cần lưu ý, lượng carbohydrate chỉ chiếm khoảng 50-55% tổng năng lượng dung nạp vào cơ thể. Hậu quả có thể dẫn tới là tăng đường huyết nếu ăn quá nhiều chất bột đường trong một bữa hoặc ngược lại ăn quá ít sẽ làm hạ đường huyết.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột có chỉ số đường huyết thấp như: cơm gạo lứt, yến mạch, ngô, khoai lang, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc...mẹ bầu có thể ăn thoải mái mà không sợ phá vỡ quy chuẩn của chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ.

Chất đạm

Phụ nữ mang thai bị bệnh đái tháo đường nên dung nạp chất đạm khoảng 12-20% tổng năng lượng ăn vào. Trong đó cần phải cân bằng giữa đạm thực vật và đạm động vật.

Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất đạm nên ăn gồm: cá, thịt gà, trứng, đậu hũ, đậu xanh, đậu hà lan, đậu lăng...

Chất xơ

Chất xơ trong rau củ quả tự nhiên rất tốt cho sức khỏe người bị tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong chế độ ăn của người tiểu đường thai kỳ, lượng chất xơ cần tiêu thụ một ngày khoảng 20-35 gram. Chất xơ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai bị bệnh đái tháo đường như:

  • Hấp thu glucose vào máu

  • Giảm tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn

  • Giảm nguy cơ tăng lipid máu khi mang thai

  • Tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng thai kỳ

Mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung chất xơ bằng các loại rau củ quả như: cam, táo, dâu tây, súp lơ, bắp cải,...

Chất béo

Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam khuyến nghị, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nhu cầu chất béo vào cơ thể khoảng 25 đến dưới 30% tổng năng lượng ăn vào. Để tốt nhất cho sức khỏe, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm có chất béo không bão hòa như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, dầu ô liu hay các loại hạt,...

Vitamin và khoáng chất

Đây những những vi chất dinh dưỡng rất cần thiết trong chế độ ăn cho bầu bị tiểu đường thai kỳ. Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh đái tháo đường châu Âu khuyến khích những đối tượng này nên dung nạp vitamin và khoáng chất vào cơ thể từ các loại thực phẩm thiên nhiên như: rau củ quả tươi, thịt nạc, cá, các loại đậu,...sẽ tốt hơn các chế phẩm bổ sung.

Sữa

Sữa có vai trò rất quan trọng nhằm giúp nâng cao sức khỏe của mẹ bầu và cả thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu bị tiểu đường nên lựa chọn các loại sữa không đường với liều lượng 300ml/ngày trong 3 tháng đầu, 600ml/ngày trong 3 tháng tiếp theo và 3 tháng cuối là 600ml/ngày.

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn của người bị tiểu đường thai kỳ

Cần lưu ý người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn còn có một số loại thực phẩm cần tránh như:

  • Các loại thực phẩm dễ làm tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, trái cây quá ngọt…

  • Không ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp và đồ ăn chế biến quá mặn.

  • Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo như thức ăn chiên rán, xào,...

  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, nước ngọt và đồ uống có ga.

Ngoài ra, để hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất, các mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn. Thông thường chúng ta sẽ có 3 bữa chính, nhưng chế độ ăn của tiểu đường thai kỳ nên tách nhỏ ra làm 6 bữa, gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Theo đó, mỗi bữa sẽ có mức năng lượng cần dung nạp như sau:

  • Bữa sáng: 20% tổng năng lượng ăn cả ngày

  • Bữa phụ sáng: 10% tổng năng lượng ăn cả ngày

  • Bữa trưa: 25% tổng năng lượng ăn cả ngày

  • Bữa phụ chiều: 10% năng lượng ăn cả ngày

  • Bữa tối: 25% tổng năng lượng ăn cả ngày

  • Bữa phụ tối: 10% tổng năng lượng ăn cả ngày

Vào mỗi buổi sáng hoặc giữa các bữa ăn hàng ngày, sản phụ bị tiểu đường thai kỳ nên kiểm tra lượng đường huyết tại nhà. Điều này giúp người bệnh kiểm tra mức độ an toàn của các loại thực phẩm đã ăn hàng ngày. Hay một cuốn nhật ký ghi lại các chỉ số quan trọng sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh của mẹ bầu chính xác hơn khi tái khám, góp phần cho quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Gợi ý thực đơn cho người bị tiểu đường thai kỳ

Gợi ý những món ăn tốt cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với các bà bầu đang xây dựng chế độ ăn uống tiểu đường thai kỳ chắc hẳn đang rất cần một quân sư gợi ý về các món ăn hàng ngày. Vì thế, Monkey mách nhỏ cho các mẹ bầu một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng mà không làm tăng đường huyết như sau:

Bữa sáng

Sản phụ có thể ăn một số món đơn giản như:

  • Trứng chiên kèm bánh mì và rau trộn salad

  • Phở, bún bò, hủ tiếu ăn kèm giá đỗ

  • Cháo yến mạch nấu thịt bằm

  • Một ly sữa không đường 

Xem thêm:

  1. Ung thư tuyến giáp có sinh con được không? Làm sao để tránh tái phát bệnh?
  2. Các dị tật thai nhi thường gặp và 3 “mốc” siêu âm mẹ bầu cần lưu ý

Bữa trưa và tối

Thực đơn của bữa trưa và bữa tối có thể phong phú, đa dạng món hơn theo sở thích nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì đường lượng tinh bột nhất định. 

  • Sandwich gà 

  • Salad rau quả

  • Cá hồi nướng

  • Súp bí đỏ

  • Bông cải hấp, luộc

  • Cơm trắng

  • Canh rau

  • Thịt hầm

Bữa phụ

Một số đồ ăn gợi ý cho bữa phụ đơn giản gồm: sữa chua trái cây, salad cá hồi, bánh mì phết bơ đậu phộng,... Mục đích của bữa phụ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời điều hòa đường huyết cho các hoạt động trong ngày.

Chế độ ăn uống khi bị tiểu đường thai kỳ có vai trò quan trọng giúp các mẹ bầu kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng mà bỏ quên việc tập luyện thể dục, vận động nhẹ nhàng để giữ gìn sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi được tốt nhất.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!