zalo
Chăm sóc bà bầu tháng thứ 6: Những điều nên và không nên làm
Thai kỳ

Chăm sóc bà bầu tháng thứ 6: Những điều nên và không nên làm

Đào Nhàn
Đào Nhàn

08/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thai kỳ tháng thứ 6 là tháng cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2, cả mẹ và bé đều có những thay đổi rất đặc biệt. Vì vậy, chúng ta cần phải có chế độ chăm sóc bà bầu tháng thứ 6 cẩn thận, chu đáo để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai kỳ.

Bà bầu tháng thứ 6 và những thay đổi “thiêng liêng”

Bước sang thai kỳ tháng thứ 6, chúng ta sẽ nhận thấy sự khác biệt rất rõ rệt đó chính là bụng mẹ bầu to hơn rất nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc thai nhi đang ngày càng phát triển tốt, kéo theo đó là những thay đổi sinh lý của mẹ bầu. Vậy cả mẹ và bé có những thay đổi như thế nào, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Những thay đổi cơ thể ở bà bầu tháng thứ 6

Bà bầu bị rạn da bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 6, chúng ta sẽ để ý thấy những sự thay đổi như sau:

  • Cân nặng tăng: Khi mang thai tháng thứ 6, trung bình mỗi tuần trọng lượng cơ thể bà bầu sẽ tăng khoảng 450 gram, tổng cả tháng tăng từ 1,6 - 2,2 kg. Mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp tránh để tình trạng tăng cân quá mức có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

  • Nổi mụn trứng cá: Nguyên nhân khiến bà bầu 6 tháng nổi mụn là do nội tiết tố thay đổi, thời tiết nóng hoặc ăn đồ chua, cay, nóng quá nhiều. Tình trạng nổi nhiều mụn dễ xuất hiện nhất ở các thai phụ có làn da dầu nhờn. Vì vậy, bà bầu nên thường xuyên rửa sạch mặt và hạn chế ăn đồ chua, cay, nóng, nhiều dầu mỡ để giảm bớt mụn trứng cá.

  • Da bị rạn: Bước sang giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ 2, nhiều bà bầu bị rạn da ở vùng đùi, bụng và ngực.

  • Phù nề chân: Hiện tượng phù nề chân xảy ra ở bà bầu tháng thứ 6 là do quá trình lưu thông máu kém. Mẹ bầu nên chịu khó đi bộ trước khi đi ngủ và kê cao chân để giảm bớt sưng phù. 

  • Đau lưng:  Thai nhi càng to sẽ chèn ép vào lưng gây ra hiện tượng đau lưng ở mẹ bầu. Để cải thiện tình trạng đau lưng, khi đi ngủ mẹ bầu có thể kê thêm gối hoặc chăn mềm ở trước bụng và sau lưng. Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D sẽ giúp cho xương khớp chắc khỏe hơn, phòng ngừa loãng xương và giảm bớt triệu chứng đau.

  • Táo bón: Tình trạng này xảy ra ở hầu hết phụ nữ mang thai. Chúng ta có thể khắc phục tình trạng bằng cách bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả hoặc vitamin tổng hợp.

Sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi

Thai nhi 6 tháng tuổi đã thể hiện rõ các đường nét trên khuôn mặt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai nhi tháng thứ 6 đang ở tuần 21- 24 của thai kỳ. Lúc này, em bé đã có sự thay đổi vượt bậc về kích thước, trọng lượng và các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Cụ thể:

  • Thai nhi được 21 tuần tuổi: Cân nặng khoảng 360 gram và dài 26,7 cm. Lông mày và mí mắt của bé đã xuất hiện, bé cũng có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài. 

  • Thai nhi được 22 tuần tuổi: Cân nặng khoảng 430gram và dài chừng 27.8cm. Khi siêu âm chúng ta sẽ thấy rõ các đường nét thể hiện trên khuôn mặt của bé. Bên cạnh đó, các tuyến tụy cũng đã được hình thành, làn da của bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mịn.

  • Thai nhi được 23 tuần tuổi: Cân nặng khoảng 500 gram, dài khoảng 29cm. Thai nhi 34 tuần tuổi đã có những chuyển động, cựa quậy, đạp trong bụng mẹ mà chúng ta có thể cảm nhận được rất rõ ràng. Hệ hô hấp của bé cũng đang dần hoàn thiện để chuẩn bị bước sang giai đoạn cuối cùng trước khi chào đời.

  • Thai nhi được 24 tuần tuổi: Cân nặng khoảng 600gram và dài khoảng 30 cm. Trong tuần cuối tháng thứ 6 của thai kỳ, não bộ và phổi của thai nhi đang trong quá trình hoàn thiện nốt.

Chăm sóc bà bầu tháng thứ 6 cần làm những gì?

Dưới đây là những việc cần làm khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 6.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6

Khi mang thai tháng thứ 6, các triệu chứng ốm nghén ở bà bầu đã không còn. Vì vậy, phụ nữ mang thai 6 tháng sẽ có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và thai nhi. Để giúp cho em bé phát triển được tốt nhất, chúng ta cần biết cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học.

Bà bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu tháng thứ 6 nên ăn gì?

Khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 6, chúng ta nên lựa chọn các loại thực phẩm tốt dưới đây:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Dâu tây, bắp cải, khoai lang, ớt chuông, cam, chanh,... 

  • Thực phẩm giàu axit folic: Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu bắp, chuối, nho, hạt vừng, hạt bí ngô, hạt hướng dương,...

  • Thực phẩm giàu carbohydrate: Chuối, táo, cam, bưởi, việt quất, khoai lang, yến mạch…

  • Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành,...),...

  • Các loại rau xanh, trái cây tươi: súp lơ, rau muống, rau cải, thanh long, táo, nho,...

  • Chất béo lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật: Dầu đậu nành, dầu hướng dương, bơ,...

  • Nước lọc, nước trái cây, sinh tố tối thiểu 2-2,5 lít/ngày.

Bà bầu tháng thứ 6 không nên ăn gì?

Ngoài quan tâm đến những thực phẩm nên ăn thì bà bầu 6 tháng còn phải lưu ý đến các món không nên ăn dưới đây:

  • Các món ăn sống, tái chưa chế biến chín chứa nhiều vi khuẩn, giun sán gây bệnh.

  • Đồ uống chứa caffeine, cồn, ga khiến thai nhi bị cản trở khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng nhịp tim.

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ có ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của bà bầu và làm suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể.

  • Thực phẩm cay: Đồ ăn chế biến cay có thể khiến dạ dày bị tổn thương, dẫn đến ợ nóng, khó tiêu, đau và trào ngược dạ dày,...

  • Đồ ăn nhiều đường, có ga có thể làm hao hụt lượng canxi trong cơ thể bà bầu, dẫn đến loãng xương và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Đồ ăn mặn có thể gây phù nề và khiến tình trạng bệnh nặng hơn, tăng huyết áp, làm suy giảm chức năng thận và nhiễm độc thai nghén.

Tiến hành xét nghiệm đường huyết

Mang thai tháng thứ 6 cần xét nghiệm đường huyết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đến tháng thứ 6 của thai kỳ, bà bầu cần tiến hành xét nghiệm đường huyết GCT để tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ sớm. Căn bệnh này nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sinh non, khó sinh phải sinh mổ, trẻ sinh ra bị tụt canxi hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp, đường huyết,...

Vì vậy, xét nghiệm đường huyết sẽ giúp mẹ bầu yên tâm hơn hoặc phát hiện bệnh sớm. Từ đó sẽ có những phương án xử lý kịp thời, đặc biệt là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn để cải thiện tình trạng bệnh.

Theo dõi thai nhi đạp nhiều hay ít

Thai nhi 6 tháng tuổi đã có những biểu hiện rõ ràng như đạp, máy, chuyển động trong bụng. Đây được xem như là những minh chứng về sự tồn tại và phát triển tốt của bé trong bụng mẹ. Chính vì vậy mà các chuyên gia thường khuyến khích bà bầu tháng thứ 6 theo dõi và đếm những cú đạp để chắc chắn rằng thai nhi vẫn đang ổn định.

Mẹ bầu cần theo dõi thai nhu đạp nhiều hay ít. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với thai nhi khỏe mạnh thường sẽ xuất hiện hiện tượng thai máy khoảng 4-5 lần trong 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy thai máy ít hơn cần theo dõi thêm 1 tiếng nữa vì có thể lúc đó bé đang ngủ nên hạn chế vận động.

Sau khoảng 2 giờ liên tiếp nếu chúng ta thấy số lần đạp của bé vẫn ít dưới 3 lần thì có thể đây là dấu hiệu cho biết thai nhi bị yếu. Lúc này, mẹ cần có những biện pháp kích thích thai máy như vỗ nhẹ vào bụng, trò chuyện với con để kiểm tra các phản ứng. Nếu vẫn không thấy có dấu hiệu biến chuyển, mẹ bầu cần phải đi kiểm tra sớm để phòng tránh rủi ro xảy ra.

Chăm sóc bà bầu tháng thứ 6 bị chuột rút

Nhiều mẹ bầu thường bị chuột rút ở bắp chân khi mang thai tháng thứ 6. Khi đó, mẹ cần căng duỗi thẳng đầu gối, túm bàn chân kéo thẳng về phía mình. Tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi hết hẳn chuột rút chân. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng này xảy ra nhiều, mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ canxi bằng nguồn thực phẩm hoặc thuốc, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ,...  

Bà bầu 6 tháng không nên ngồi, đứng lâu để tránh bị chuột rút. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc bà bầu tháng thứ 6 bị phù chân

Có thể nói phù chân là hiện tượng xuất hiện rất bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, điều này lại khiến mẹ bầu có cảm giác khó chịu. Vì vậy, để giảm bớt sự khó chịu đó, mẹ bầu không nên đứng hoặc ngồi quá lâu tại một chỗ để quá trình lưu thông máu được tốt hơn, máu không bị dồn quá nhiều về chân.

Riêng những thai phụ mắc bệnh mãn tính như huyết áp, tim, thận,...lại cần đặc biệt lưu ý với hiện tượng phù chân này. Bởi theo các chuyên gia, hiện tượng phù chân ở mức nặng có thể gây ra biến chứng tiền sản giật nguy hiểm cho bà bầu. 

Hiện tượng phù chân ở bà bầu 6 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, để phòng ngừa nguy hiểm có thể xảy ra, mẹ bầu nên massage hoặc ngâm chân với nước ấm tối thiểu 15 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, lựa chọn những đôi giày, dép đế thấp và rộng rãi thoải mái để di chuyển sẽ giúp mẹ bầu bớt khó chịu hơn.

Trong trường hợp bà bầu bị phù chân mà có xuất hiện thêm các triệu chứng như đau bụng, rối loạn thị giác, mắt mờ, đau đầu cần được đưa đến viện sớm để kiểm tra. Nhìn chung, mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan với hiện tượng phù chân này.

Xem thêm:

Đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường

Tháng 6 là thời điểm thai nhi đã cố định an toàn trong bụng mẹ và phát triển chờ đến ngày chào đời. Tuy nhiên, có quá nhiều yếu tố từ bên ngoài môi trường có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu, gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. 

Bà bầu cần đi khám khi có dấu hiệu bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 6, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan với các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra như:

  • Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu

  • Âm đạo ra máu, sốt cao trên 38,5 độ, người ớn lạnh.

  • Buồn nôn, nôn nhiều.

  • Chân tay sưng phù quá nhiều

  • Thường xuyên có các cơn đau nhức vùng chậu

  • Đi tiểu rắt, tiểu buốt

  • Cảm nhận thai nhi vận động kém hơn so với trước hoặc không cảm thấy gì.

Đây đều là những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang mắc các bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí là thai nhi bị chết lưu. Vì vậy, chỉ cần thấy một trong số các dấu hiệu bất thường trên xuất hiện, mẹ bầu cần được đưa đến các trung tâm ý tế kịp thời để kiểm tra và xử lý.

Chăm sóc bà bầu tháng thứ 6 cần tránh những gì?

Bà bầu tháng thứ 6 nên lựa chọn trang phục thoải mái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 6 cần lưu ý những điều cần sau đây:

  • Không đi giày, dép cao gót

  • Không sử dụng các loại hóa chất như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, thuốc diệt côn trùng, thuốc bảo vệ thực vật,...

  • Không làm việc quá sức, bê vác đồ nặng

  • Không leo trèo, chạy nhảy

  • Không sử dụng các thực phẩm gây hại cho sức khỏe

  • Không quan hệ tình dục theo xu hướng bạo lực, nên quan hệ với tần suất vừa phải, tư thế nhẹ nhàng

  • Không mặc quần áo chật chội, bó sát

  • Không đứng, ngồi một chỗ quá lâu,...

Tóm lại, mỗi giai đoạn mang thai lại có những thay đổi đặc biệt ở cả mẹ bầu và thai nhi. Bài viết này đã giúp chúng ta nắm rõ kiến thức về cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 6 an toàn và đúng cách. Bạn đọc hãy truy cập website Monkey để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức chăm sóc bà bầu.

Health Tips for Pregnant Women - Ngày truy cập: 7/7/2022

https://www.niddk.nih.gov/health-information/weight-management/healthy-eating-physical-activity-for-life/health-tips-for-pregnant-women

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!