Những nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch mẹ bầu cần lưu ý
Thai kỳ

Những nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch mẹ bầu cần lưu ý

Đào Nhàn
Đào Nhàn

05/11/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh xảy ra từ trong giai đoạn mang thai, có ảnh hưởng lớn đến thể chất và tinh thần của trẻ khi sinh ra. Vậy đâu là nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch? Và làm sao có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hở hàm ếch cho bé? Độc giả hãy cùng Monkey đi tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé!

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Hở hàm ếch là gì?

Sứt môi và hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh xảy ra khi môi hoặc miệng của em bé không được hình thành đúng cách trong thời kỳ mang thai, làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Cụ thể, sứt môi là tình trạng môi hở thay vì khép kín với nhau như người bình thường. Còn hở hàm ếch có khe hở hoặc tách ở giữa khoang mũi và vòm miệng.

Dị tật sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ em. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sứt môi và hợp hàm ếch có thể xảy ra riêng lẻ hoặc đồng thời trên cùng một người. Khi 3 khối mô bào thai hình thành môi trên không liền được với nhau sẽ tạo thành dị tật và có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên.

Đây là một loại dị tật bẩm sinh phổ biến nhất ở thai nhi, gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau khi sinh ra. Vì vậy, điều mà nhiều gia đình quan tâm là tại sao thai nhi bị hở hàm ếch và cách điều trị, phòng tránh bệnh như thế nào?

Với nền y học ngày càng phát triển hiện nay, sứt môi và hở hàm ếch có thể phẫu thuật khắc phục tình trạng bệnh. Ở hầu hết trẻ sơ sinh, một loạt các cuộc phẫu thuật có thể phục hồi chức năng bình thường và đạt được diện mạo bình thường hơn với sẹo tối thiểu. 

Vì sao thai nhi bị sứt môi hở hàm ếch?

Thai nhi bị hở hàm ếch và sứt môi chắc chắn là điều không ba mẹ nào mong muốn. Thế nhưng rất nhiều đứa trẻ không được may mắn khi bị mắc dị tật này từ khi còn là bào thai. 

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ trẻ em tại Việt Nam bị sứt môi là 1/1000 và tỷ lệ trẻ sinh ra bị hở hàm ếch là 1/2500. Căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy vì sao thai nhi bị hở hàm ếch?

Dị tật hở hàm ếch do yếu tố di truyền và môi trường gây nên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia cho biết, khi thai nhi được 4-5 tuần tuổi, môi sẽ được hình thành trong khi hàm trên sẽ hình thành vào giữa tuần thứ 7 đến tuần 8 của thai kỳ. Vì thế, giai đoạn này đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Mọi yếu tố tác động không tốt đến thai phụ đều có thể trở thành nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch.

Theo đó, các nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch thường liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường. Cụ thể:

  • Cha mẹ bị sứt môi, hở hàm ếch mang thai có nguy cơ thai nhi bị sứt môi cao hơn.

  • Khi mang thai, mẹ bầu tiếp xúc với một số chất độc hại như: thuốc lá, rượu bia, sử dụng thuốc tùy tiện ảnh hưởng đến thai nhi, tiếp xúc với hóa chất, tia phóng xạ,...

  • Mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc béo phì: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ bị bệnh đái tháo đường khi mang thai và bị béo phì có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị sứt môi, hở hàm ếch.

  • Bố mẹ bị bệnh lậu, giang mai không điều trị triệt để.

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không cung cấp đủ các chất cần thiết như axit folic, vitamin B12 và vitamin B6 có thể gây ra dị tật, quái thai.

  • Ngoài ra, yếu tố tâm lý, mẹ luôn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ gây ra dị tật sứt môi, hở hàm ếch ở thai nhi.

Có thể nói, bất kể trường hợp mang thai nào cũng có nguy cơ thai nhi bị hở hàm ếch. Vậy làm sao để phát hiện được thai nhi có mắc dị tật này sớm, các triệu chứng đó là gì?

Triệu chứng bệnh hở hàm ếch ở thai nhi

Đối với một đứa trẻ bị hở hàm ếch, các dấu hiệu nhận biết được xác định ngay lập tức. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, người mẹ đã hoàn toàn có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe của thai nhi khi đi khám sàng lọc dị tật.

Trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch cả hai bên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các triệu chứng, biểu hiện của dị tật bẩm sinh sứt môi, hở hàm ếch ở thai nhi có thể xuất hiện như sau:

  • Một hoặc hai bên miệng xuất hiện vết nứt ở môi và vòm miệng.

  • Một phần tách ra ở môi xuất hiện như một rãnh nhỏ hoặc kéo dài từ môi qua vòm miệng vào dưới mũi.

  • Bên trong vòm miệng bị chia tách nhưng không gây ảnh hưởng đến khuôn mặt.

Bên cạnh sự biến dạng của khuôn mặt, trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch sau khi sinh ra còn xuất hiện các dấu hiệu khác như:

  • Khó khăn trong việc ăn uống, chất lỏng hoặc thức ăn dễ bị chảy ra từ mũi.

  • Giọng nói mũi.

  • Nguy cơ bị nhiễm trùng tai mãn tính.

Nhìn chung, dị tật bẩm sinh sứt môi và hở hàm ếch tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, sự phát triển cũng như những cơ hội phát triển của đứa trẻ trong tương lai. Vì thế, mẹ bầu nên khám sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh để có hướng xử lý kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán thai nhi bị sứt môi

Sự phát triển của y học hiện nay đã giúp cho việc phát hiện dị tật thai nhi nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đối với dị tật sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi, mẹ bầu không cần chờ đến khi sinh mới phát hiện ra bệnh mà hoàn toàn có thể nhận ra trong thai kỳ bằng phương pháp siêu âm.

Hình ảnh siêu âm thai nhi bị hở hàm ếch. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây là phương pháp xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh thai nhi. Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện ra sự khác biệt, bất thường trong cấu trúc khuôn mặt.

Vào khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ là thời điểm hình ảnh siêu âm thai nhi bị hở hàm ếch bắt đầu thể hiện rõ. Việc chẩn đoán dị tật hở sứt môi có thể dễ dàng và chính xác hơn khi thai nhi tiếp tục phát triển. Trong khi đó, trường hợp hở vòm miệng xảy ra đơn độc sẽ khó nhìn hơn khi siêu âm.

Trong quá trình siêu âm nếu phát hiện thấy có khe hở, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ thực hiện phương pháp chọc ối. Phương pháp này sẽ cho kết quả thai nhi có hội chứng di truyền, nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh chính xác hơn. 

Các phương pháp điều trị bệnh hở hàm ếch

Trên thực tế đã có nhiều trường hợp bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch được điều trị thành công bằng phương pháp phẫu thuật chỉnh hình. Mục tiêu của việc điều trị dị tật hở hàm ếch nhằm cải thiện khả năng ăn uống, giao tiếp của trẻ, đồng thời giúp đứa trẻ giảm bớt sự tự ti về diện mạo, ngoại hình của mình.

Phẫu thuật chỉnh hình khắc phục dị tật hở hàm ếch cho trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, hiệu quả phẫu thuật chỉnh sửa môi và vòm miệng còn dựa vào tình trạng cụ thể của từng trẻ bị dị tật. Thông thường, phẫu thuật chỉnh hình sứt môi, hở hàm ếch được thực hiện theo quy trình như sau:

  • Khi trẻ được 3-6 tháng tuổi: Phẫu thuật sửa môi

  • Khi trẻ được 12 tháng tuổi hoặc có thể sớm hơn dự định: Chữa hở hàm ếch

  • Trẻ được gần 3 tuổi và đến khi gần hết tuổi thiếu niên sẽ phẫu thuật tiếp.

Các biện pháp phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch gồm:

  • Sửa môi: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch hai bên khe hở, tạo ra các vạt mô, sau đó khâu các vạt đó và cơ môi lại với nhau. Sửa chữa môi sẽ tạo ra một hình dạng, cấu trúc và chức năng môi được trở lại bình thường hơn. Có thể thực hiện sửa mũi cùng một lúc với sửa môi nếu cần thiết.

  • Sửa chữa vòm miệng: Để xây dựng lại vòm miệng, bác sĩ sẽ phẫu thuật rạch hai bên khe hở, đồng thời sắp xếp lại mô và cơ, cuối cùng khâu kín lại.

  • Phẫu thuật ống tai: Trẻ bị hở hàm ếch có thể sẽ được đặt ống tai nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tai mãn tính, dẫn tới mất thính giác. Các ống nhỏ sẽ được đặt trong màng nhĩ để tạo ra lỗ mở, ngăn ngừa chất lỏng tích tụ.

  • Phẫu thuật để tái tạo ngoại hình: Các công đoạn phẫu thuật cần thiết sẽ được thực hiện để cải thiện hình dạng của môi, miệng và mũi.

Bên cạnh những lợi ích của việc phẫu thuật điều trị hở hàm ếch vẫn còn có những nguy hiểm tiềm ẩn mà mẹ bầu có thai nhi bị hở hàm ếch cần lưu ý. Sau phẫu thuật, trẻ có thể bị chảy nhiều máu, vết thương lâu lành dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, khuôn mặt vẫn còn sẹo, thậm chí có thể tổn thương dây thần kinh, mạch máu và các cấu trúc tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Xem thêm:

Cách phòng ngừa thai nhi bị sứt môi hở hàm ếch

Mẹ bầu cần tránh các yếu tố có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thì cách phòng ngừa là điều mà mọi bà bầu đều quan tâm. Các chuyên gia khuyến cáo, để giảm thiểu nguy cơ thai nhi bị hở hàm ếch, phụ nữ mang thai cần lưu ý:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định mang thai nếu gia đình từng có tiền sử bị sứt môi, hở hàm ếch hoặc mẹ đã từng mang thai/sinh con mắc dị tật này.

  • Thực hiện các phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi trước khi sinh để phát hiện sớm các nguy cơ mắc dị tật và có hướng xử lý kịp thời.

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất và các loại vitamin trước khi sinh: uống vitamin tổng hợp trước và trong giai đoạn mang thai góp phần làm giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, kể cả sứt môi và hở hàm ếch.

  • Không hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, hóa chất và các chất chứa cồn khi mang thai để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các chị em đã hiểu rõ nguyên nhân thai nhi bị hở hàm ếch. Monkey hy vọng các mẹ bầu luôn thực hiện tốt những khuyến cáo của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe bản thân và của thai nhi. Đồng thời lắng nghe tư vấn của bác sĩ nếu phát hiện thai nhi bị hở hàm ếch hoặc các dị tật khác để có phương án xử lý tốt nhất! 

Ngoài ra, nếu Ba mẹ cần biết điều gì liên quan đến thai sản, chăm sóc và nuôi dạy con, đừng quên truy cập website của Monkey ngay nhé!

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online