zalo
Mẹ bị đau háng khi mang thai tuần 32 xử lý bằng cách nào?
Thai kỳ

Mẹ bị đau háng khi mang thai tuần 32 xử lý bằng cách nào?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

28/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Triệu chứng đau háng khi mang thai tuần 32 không chỉ khiến thai phụ cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau háng sớm như vậy? Liệu có cách nào để khắc phục tình trạng này hay không? Mời các mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đau háng khi mang thai tuần 32 có biểu hiện như thế nào?

Bà bầu đau háng khi mang thai tuần 32 cảm thấy rất khó chịu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia cho biết, 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn bà bầu dễ bị đau háng nhất, tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 32 là điều rất bình thường. Khi bị đau háng, mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ rệt các triệu chứng như sau:

  • Đau nhức khớp háng, có thể lan rộng ra vùng hông, mông và xuống cả hai đầu gối và hai bàn chân.

  • Mẹ cảm thấy tê bì một bên hông.

  • Thực hiện các động tác xoay, cúi người và đi lại rất khó khăn.

  • Các khớp bị co cứng lại mỗi khi ngủ dậy, đang nằm mà ngồi dậy rất khó khăn.

  • Trong quá trình di chuyển, nhiều khi mẹ còn có thể nghe thấy tiếng kêu phát ra từ háng và xương mu.

Với các triệu chứng đau háng gây ra cho bà bầu như vậy có thể thấy, hoạt động đi lại, vận động sinh hoạt hàng ngày của các mẹ gặp rất nhiều khó khăn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau háng khi mang thai tuần 32? Và tình trạng này có cách nào để khắc phục hay không? Chúng ta sẽ cùng chuyển sang phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu sâu hơn.

Tại sao bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 32?

Hiện tượng đau háng khi mang thai tuần 32 ở bà bầu tuy xảy ra phổ biến nhưng nó cũng đang cảnh báo sức khỏe của mẹ có vấn đề. Dưới đây là top 8 lý do chính khiến các chị em bị đau háng khi mang thai tuần 32 cần lưu ý.

Mẹ bị thiếu canxi

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ đòi hỏi một lượng canxi lớn hơn rất nhiều so với bình thường. Mục đích không chỉ giúp xương khớp của mẹ chắc khỏe mà còn nuôi dưỡng thai nhi, tạo điều kiện cho xương và răng của bé phát triển tốt.

Tuy nhiên, nếu mẹ không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu canxi. Khi đó, cơ thể của mẹ sẽ thực hiện cơ chế “tự rút canxi” từ cơ thể mẹ sang nuôi thai nhi. Hậu quả dẫn đến là các xương khớp của bà bầu bị đau nhức, đặc biệt là vùng khớp háng do vị trí này còn bị chèn ép bởi tử cung ngày càng lớn.

Bà bầu 32 tuần bị thiếu canxi có thể đau háng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thiếu magie

Tương tự với canxi, magie là khoáng chất không thể thiếu đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi. Vai trò của magie là bổ trợ cho các dây thần kinh hoạt động tốt hơn. Nếu thiếu đi magie, mẹ bầu sẽ bị đau háng từ rất sớm, thậm chí còn bị đau dây thần kinh tọa và bị chuột rút cơ bắp. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung magie hàng ngày từ các nguồn thực phẩm như: ngũ cốc, đậu phụ, các loại hạt, cá béo,...

Giãn dây chằng tròn

Dây chằng tròn có vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình mang thai của phụ nữ. Đó là hỗ trợ tử cung và xương chậu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thai nhi lớn lên trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, khi cơ thể thai phụ sản xuất ra một lượng hormone progesterone và relaxin quá lớn lại khiến dây chằng bị kéo giãn ra. Từ đó khiến cho phụ nữ mang thai 32 tuần bị đau háng.

Mẹ bị đau háng khi mang thai tuần 32 có thể do giãn dây chằng tròn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giãn tĩnh mạch

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị đau háng khi mang thai tuần 32 đó chính là giãn tĩnh mạch. Theo các chuyên gia, bà bầu có nguy cơ rất cao mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Nguyên nhân gây ra là do các chi dưới bị tích tụ máu, dẫn đến cảm giác tương tự như bị đau khớp háng.

Thay đổi nội tiết tố

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố của các chị em có nhiều sự thay đổi. Điều này làm cho các sụn khớp và dây chằng ở vùng chậu hông mềm ra, có thể co giãn nhằm tạo điều kiện cho quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng. Vì vậy, phụ nữ bị đau háng khi mang thai 32 tuần là điều rất dễ hiểu.

Trọng lượng cơ thể người mẹ thay đổi

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể tăng cân từ 9-15 kg, thậm chí còn có những trường hợp tăng đến hơn 20kg. Chính vì cân nặng tăng quá mức đã khiến cho khớp háng phải chịu nhiều áp lực và dẫn đến đau nhức. Nguyên nhân này xảy ra rất phổ biến ở bà bầu tháng cuối, còn với mẹ bị đau háng khi mang thai tuần 32 là còn khá sớm.

Trọng lượng cơ thể tăng nhiều khiến mẹ bầu bị đau háng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chuyển động của thai nhi

Khi thai nhi được 32 tuần tuổi, bé đã có thể cử động được rất nhiều như: xoay người, đá bụng, thay đổi vị trí,... Những hành động đó chứng tỏ bé đang phát triển rất khỏe mạnh nhưng lại vô tình ảnh hưởng không tốt đến dây thần kinh của người mẹ. 

Hậu quả là mẹ phải gánh chịu những cơn đau khớp háng từ khi còn rất sớm. Đỉnh điểm nhất là khi thai nhi di chuyển xuống đáy tử cung hoặc trong những tuần cuối thai kỳ.

Quá trình chuyển dạ sinh non

Khi quá trình chuyển dạ sắp diễn ra, cơ thể của thai phụ sẽ sản sinh ra hormone Relaxin có tác dụng làm giãn, mềm các cơ ở khu vực chậu hông. Điều này có tác dụng giúp thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn. 

Tuy nhiên, nguyên nhân này xảy ra ở bà bầu bị đau khớp háng khi mang thai tuần 32 thì rất nguy hiểm, mẹ không nên chủ quan. Bởi lúc này thai nhi mới được 32 tuần tuổi, còn rất sớm để chào đời. Việc chuyển dạ sinh con tại thời điểm này sẽ khiến thai nhi yếu ớt, nhẹ cân, sức đề kháng kém, thậm chí còn gia tăng nguy cơ tử vong sơ sinh,...

Đau háng khi mang thai tuần 32 có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách khắc phục tình trạng đau háng khi mang thai tuần 32 mẹ cần biết

Nhìn chung, dù là do nguyên nhân nào thì bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 32 đều cảm thấy rất khó chịu, đau đớn. Hơn nữa, tình trạng này còn gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến đi lại, công việc, cuộc sống của phụ nữ mang thai. 

Vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đó, các mẹ bầu bị đau khớp háng hãy thử các phương pháp khắc phục dưới đây:

Chườm nóng/lạnh để giảm đau

Chườm nóng hoặc lạnh là một trong những phương pháp giảm đau luôn được các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Trong đó, chườm nóng có tác dụng cải thiện quá trình tuần hoàn máu tốt hơn. Trong khi đó, chườm lạnh lại có thể làm co mạch, vừa có tác dụng giảm đau vừa có thể bớt sưng. Nếu mẹ nào đang bị đau khớp háng thì hãy thử biện pháp này nhé!

Massage

Massage giúp bà bầu giảm đau háng hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Massage có tác dụng thư giãn cơ bắp, từ đó góp phần giảm đau khớp háng cho mẹ bầu cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, việc này còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ thư giãn đầu óc, giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn. Vì vậy, mẹ hãy nhờ bố massage toàn thân mỗi ngày tối thiểu khoảng 15-20 phút để giảm đau hiệu quả nhé.

Lựa chọn trang phục phù hợp

Trang phục có ảnh hưởng không nhỏ đến triệu chứng đau háng ở phụ nữ mang thai. Để giảm bớt tình trạng khó chịu này, các mẹ cần chú ý mặc những bộ quần áo hoặc váy rộng rãi, thoải mái, không mặc bó sát vào người, đặc biệt là quần. 

Bởi nếu mặc đồ chật không chỉ gây áp lực cho xương khớp háng mà còn khiến máu khó lưu thông, gia tăng nguy cơ tụ máu ở các chi dưới, dẫn đến bị đau khớp háng. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đi giày dép đế thấp, không nên đi giày cao để giảm bớt tác động lên khớp xương.

Chế độ sinh hoạt khoa học

Bà bầu bị đau háng nên rèn luyện sức khỏe nhẹ nhàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một lối sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp mẹ giảm bớt triệu chứng đau háng khi mang thai 32 tuần rất hiệu quả. Để làm được điều đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, các chị em cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Hạn chế vận động mạnh, cúi người và mang vác đồ nặng, đi lại nhiều. Chỉ nên rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga tại nhà.

  • Chú ý nghỉ ngơi nhiều và thư giãn đầu óc, thả lỏng cơ thể. Trường hợp bắt buộc phải làm việc thì mẹ nên chú ý nâng đỡ bụng bầu để cố định phần khớp háng.

  • Bà bầu không nên ngồi xổm và kéo mạnh khiến cho xương chậu và xương mu phải chịu nhiều áp lực.

  • Phụ nữ mang thai tuần 32 nên nằm ngủ với tư thế nghiêng người sang bên trái, giữ cho chân và vùng hông hơi cong bằng cách kê một chiếc gối mỏng để cảm thấy thoải mái hơn.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

Dinh dưỡng khi mang thai không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ mà còn cả với sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vì vậy, mỗi bà bầu cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể gồm: Chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, chất xơ. 

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để khắc phục và phòng ngừa đau háng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc biệt, để khắc phục và phòng ngừa triệu chứng đau háng, mẹ bầu nên ăn uống nhiều loại thực phẩm giàu canxi và magie. Ví dụ như: các loại hạt, các loại đậu, rau xanh, các loại cá, trứng, sữa, phô mai, sữa chua,... Ngoài nguồn thực phẩm ra, thai phụ cũng có thể uống các loại dược phẩm bổ sung vitamin tổng hợp để cơ thể đủ chất.

Xem thêm:

Một số triệu chứng đi kèm với đau háng mẹ cần lưu ý

Cùng với đau khớp háng, phụ nữ mang thai tuần 32 còn có thể phải đối mặt với hàng loạt triệu chứng khó chịu khác như:

  • Táo bón

  • Đi tiểu nhiều, đi tiểu mất kiểm soát

  • Ợ nóng

  • Đau đầu dữ dội

  • Sốt cao

  • Thai nhi ít cử động bất thường

Bà bầu nên đi khám khi bị sốt cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây đều là những dấu hiệu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với thai nhi. Vì vậy, nếu thấy tình trạng đau háng khi mang thai tuần 32 kéo dài và ngày càng nặng, đặc biệt là đi kèm với các triệu chứng kể trên thì nhất định mẹ cần đi khám sớm. Đây là cách tốt nhất để tầm soát nguy cơ thai sản kịp thời, tránh ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và bé.

Như vậy, thông qua bài viết này đã giúp các mẹ nắm rõ 8 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 32. Từ đó chúng ta đã biết cách khắc phục triệu chứng đau háng hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày tốt nhất.

Monkey cũng hy vọng mọi phụ nữ mang thai đều luôn khỏe mạnh, không phải đối mặt với chứng đau háng này. Nếu có bất kỳ những thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe sinh sản hay kiến thức nuôi dạy con cái, ba mẹ đừng quên truy cập danh mục Ba mẹ cần biết của Monkey nhé!

PREGNANCY: PAIN IN GROIN AND INNER THIGH – WHAT CAN I DO? - Ngày truy cập: 27/09/2022

https://www.universityobgynassoc.com/2019/01/25/pregnancy-pain-in-groin-and-inner-thigh-what-can-i-do/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!