zalo
Chuột rút khi mang thai tuần đầu: Nguyên nhân và cách xử lý mẹ bầu cần lưu ý
Thai kỳ

Chuột rút khi mang thai tuần đầu: Nguyên nhân và cách xử lý mẹ bầu cần lưu ý

Đào Nhàn
Đào Nhàn

28/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chuột rút khi mang thai tuần đầu là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà hầu hết các chị em phụ nữ đều biết. Tuy nhiên, hiện tượng chuột rút cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ đang có vấn đề. Vậy bà bầu bị chuột rút có thể gặp phải những nguy hiểm gì và làm sao để khắc phục? Các mẹ hãy cùng Monkey tìm hiểu nhé!

Chuột rút là gì? Dấu hiệu nhận biết bị chuột rút

Chuột rút là hiện tượng co thắt xảy ra đột ngột ở vùng bắp thịt khiến cho bị cảm thấy đau đớn và khó cử động. Các vị trí mà chuột rút xuất hiện nhiều nhất là bắp chân, bắp đùi, hông, dọc bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Đối với phụ nữ mang thai, hiện tượng chuột rút có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là trong những tháng đầu và cuối của thai kỳ. Khi vừa bắt đầu giấc ngủ hoặc ban đêm là thời điểm mà những cơn chuột rút hoành hành nhiều nhất ở phụ nữ mang thai, khiến mẹ có cảm giác khó chịu.

Phụ nữ mới mang thai dễ bị chuột rút. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia sản khoa cũng lưu ý, trong số các vị trí mà chuột rút thường xuất hiện thì cơ bụng là nơi chuột rút xảy ra tiềm ẩn nguy hiểm nhất. Đó chính là nguy cơ sảy thai rất cao nên mẹ cần hết sức lưu ý. 

Nếu chuột rút xuất phát từ lý do sức khỏe thai phụ có vấn đề, mẹ bầu có thể thấy một số triệu chứng bất thường khác như: ra máu, đau bụng, đau đỉnh vai, thân nhiệt tăng cao,... Khi đó, bà bầu bị chuột rút cần nhanh chóng được đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán và được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai tuần đầu

Giải thích về hiện tượng chuột rút khi mang thai tuần đầu, các chuyên gia cho biết đó chính là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và làm tổ. Khi trứng bám vào thành tử cung làm cho tử cung bị kéo căng ra, gây áp lực lên các mạch máu xung quanh và tạo ra hiện tượng chuột rút. Có thể nói, đó cũng là phản ứng rất bình thường cho thấy tử cung đang dần thích nghi với sự có mặt của một sinh linh bé nhỏ.

Sau một vài tháng, thai nhi dần phát triển, kích thước tử cung tăng lên và được các khung xương chậu nâng đỡ. Khi đó, các cơ và dây chằng không còn phải nâng đỡ tử cung nên triệu chứng chuột rút sẽ giảm bớt.

Chuột rút là dấu hiệu cho thấy trứng đang làm tổ trong tử cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào dấu hiệu chuột rút thì chưa đủ để xác định người phụ nữ có mang thai hay không. Bởi chuột rút hoàn toàn có thể xảy ra với những người phải lao động quá sức, dẫn đến cơ thể bị mất nước hoặc muối,...

Để dự đoán khả năng mang thai, các chị em cần dựa vào một dấu hiệu mang thai đặc trưng khác như:

  • Buồn nôn, nôn mửa

  • Đi tiểu nhiều lần

  • Thường xuyên buồn ngủ

  • Chóng mặt, ngất xỉu

  • Cổ tử cung ẩm ướt

  • Chảy máu âm đạo

  • Trễ kinh nguyệt,...

Song nhìn chung đây chỉ là những dấu hiệu nghi ngờ, cho thấy khả năng bạn đã mang thai là rất cao. Còn để khẳng định chính xác, các chị em cần sử dụng que thử thai hoặc đi siêu âm, xét nghiệm máu. Đây là những phương pháp xác định thai kỳ chính xác nhất được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Những nguy hiểm mẹ bầu không nên chủ quan khi bị chuột rút

Mẹ bị chuột rút khi mang thai tuần đầu có thể là dấu hiệu nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh nguyên nhân là do áp lực của tử cung lên các mạch máu thì mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai tuần đầu còn bởi một số lý do khác như:

  • Trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng đột ngột, tạo áp lực cho các cơ ở vùng bắp chân. Điều này vô tình gây ra hiện tượng chuột rút ở chân.

  • Mẹ bầu có u nang hình thành trên buồng trứng làm cho trứng rụng trước khi được thụ tinh. Vai trò của u nang này là sản xuất hormone progesterone để nuôi dưỡng phôi thai phát triển trước khi hình thành nhau thai.

  • Mẹ bầu bị ốm nghén quá mức với triệu chứng buồn nôn, nôn ói khiến cơ thể mẹ bị mất nước, mất cân bằng điện giải và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là lý do vì sao các cơ bị căng cứng và xảy ra chuột rút.

  • Bà bầu quan hệ tình dục trong thời gian mang thai khiến cho các tĩnh mạch bị căng quá mức và tổn thương, gây ra tình trạng căng cơ.

  • Cơ thể thai phụ bị thiếu canxi quá mức. Khi mang thai, nhu cầu canxi của cơ thể bà bầu tăng lên rất nhiều để đáp ứng cho thai nhi phát triển. Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ canxi từ thực phẩm, dược phẩm thì hiện tượng chuột rút sẽ thường xuyên xảy ra.

  • Cơ thể mẹ bị thiếu kali, magie: Tương tự như canxi, nếu cơ thể bà bầu bị thiếu khoáng sẽ gây ra triệu chứng này.

  • Thai phụ đang mắc các bệnh lý như: táo bón, đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu, sỏi thận, các bệnh liên quan đến bàng quang,...

  • Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị sảy thai.

Có thể thấy, bên cạnh phản ứng sinh lý bình thường thì bà bầu bị chuột rút khi mang thai tuần đầu còn có thể do rất nhiều yếu tố khác liên quan đến sức khỏe. Mẹ bầu nên chú ý theo dõi sự thay đổi của cơ thể để tầm soát các bệnh lý kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Mẹ bị chuột rút khi mang thai tuần đầu cần xử lý như thế nào?

Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân và mức độ nguy hiểm do triệu chứng chuột rút gây ra, mẹ bầu cũng cần nắm rõ cách xử lý như thế nào. Đây là kiến thức cực kỳ quan trọng giúp mẹ “đối phó” lại cảm giác khó chịu nếu không may bị chuột rút khi mang thai tuần đầu.

Duỗi thẳng chân và xoa bóp khi bị chuột rút. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là các bước xử lý quan trọng được chuyên gia hướng dẫn như sau:

  • Duỗi thẳng chân: Khi thấy bị chuột rút, mẹ cần cố gắng duỗi thẳng chân ra. 

  • Sau đó xoa bóp ở vùng mắt cá và các ngón chân: Bước đầu khi xoa bóp có thể mẹ sẽ cảm thấy bị đau nhưng sau đó sẽ giảm nhanh và dần biến mất.

  • Chuyển sang xoa bóp ở các cơ bị co rút.

  • Dùng chai nước nóng để chườm tại vị trí bị chuột rút.

  • Giải phóng cơ thể khỏi tình trạng chuột rút bằng cách đi lại một vài bước chân.

  • Đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chạm vào tường hoặc duỗi lòng bàn chân về phía trước để ống chân kéo dài ra.

Xem thêm:

Cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai

Ngâm chân bằng nước ấm giúp bà bầu phòng ngừa chuột rút. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện tượng chuột rút khi mang thai tuần đầu xảy ra tuy bình thường nhưng vẫn không thể loại bỏ nguy cơ sảy thai và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe bà bầu. Do đó, mọi phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên chủ quan với triệu chứng này. Thay vào đó chúng ta nên chú ý thực hiện các phương pháp góp phần khắc phục và phòng ngừa triệu chứng chuột rút khó chịu này xảy ra.

  • Tắm bằng nước ấm nhưng không được nóng quá có thể dẫn đến sảy thai.

  • Ngâm chân bằng nước ấm pha với gừng hoặc muối, massage chân nhẹ nhàng khoảng 15-20 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ.

  • Khi ngủ, bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái nhiều hơn và kê cao chân lên chăn/gối để máu lưu thông tốt hơn.

  • Thường xuyên vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như: xoa bóp mắt cá chân, co - duỗi chân, tay vừa giúp xương khớp mẹ khỏe khoắn hơn, mang lại giấc ngủ ngon hơn vừa giúp phòng ngừa chuột rút.

  • Tránh đứng một chỗ quá lâu hoặc vắt chéo chân khi ngồi. Mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế đứng, ngồi và đi lại vận động nhẹ nhàng.

  • Tắm nắng vào lúc sáng sớm để hứng vitamin D, hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, maige như: trứng, sữa, cá, đậu, vừng, rong biển, tía tô, lê, sung, mận,...

  • Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày để quá trình chuyển oxy đến các cơ hoạt động động tốt, giúp cho cơ vận động bình thường, giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút.

  • Đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn hoặc đi khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường để được bác sĩ chẩn đoán bệnh, điều trị kịp thời.

Như vậy, bài viết này đã giúp các chị em hiểu rõ hiện tượng chuột rút khi mang thai tuần đầu là do đâu và có nguy hiểm hay không? Đồng thời chúng ta cũng đã nắm rõ cách xử lý khi bị chuột rút và cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Monkey hy vọng những kiến thức này sẽ góp phần giúp mẹ bầu vượt qua nỗi khổ bị chuột rút an toàn nhất. 

Ngoài ra, nếu có thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thai sản, chăm sóc và nuôi dạy con cái và các kiến thức về giáo dục cho trẻ, ba mẹ đừng quên truy cập website: Monkey.edu.vn để tìm hiểu nhé!

When to Worry About Cramping During Pregnancy - Ngày truy cập: 27/09/2022

https://www.verywellfamily.com/pregnancy-cramps-2371267

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!