zalo
Đau háng khi mang thai tuần 38 có phải dấu hiệu sắp sinh? Mẹ bầu cần làm gì?
Thai kỳ

Đau háng khi mang thai tuần 38 có phải dấu hiệu sắp sinh? Mẹ bầu cần làm gì?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

04/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đau háng khi mang thai tuần 38 là tình trạng không hề xa lạ đối với các mẹ bầu. Liệu đó có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không? Mẹ bầu cần làm gì để khắc phục tình trạng này, chấm dứt sự khó chịu do đau háng gây ra? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề đó.

Đau háng khi mang thai tuần 38 biểu hiện như thế nào?

Hiện tượng đau háng xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Hầu hết trường hợp mang thai bị đau háng đều xuất hiện trong giai đoạn tháng cuối của thai kỳ và lúc gần ngày dự kiến sinh. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị đau háng sớm hơn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Triệu chứng đau háng khi mang thai tuần 38 ở bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông thường, các trường hợp bị đau háng khi mang thai sẽ có các triệu chứng như:

  • Đau nhức khớp háng và có thể lan rộng sang các vùng như: hông, mông, đầu gối và chân.

  • Một bên hông bị tê bì.

  • Ban đêm ngủ và sáng sớm thức dậy thường bị đau nhức.

  • Khó khăn khi thực hiện các tư thế xoay, cúi người, đi lại, đứng lên, ngồi xuống.

  • Có tiếng kêu lạo xạo, lộc cộc phát ra từ xương mu của mẹ bầu.

Các triệu chứng đau háng khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu. Đặc biệt là nó có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và tâm lý của thai phụ. Vậy liệu đau háng khi mang thai 38 tuần có phải là dấu hiệu sắp sinh không hay còn do nguyên nhân nào khác?

Mẹ bị đau háng khi mang thai tuần 38 có phải sắp sinh không?

Đau háng khi mang thai tuần 38 có phải dấu hiệu sắp sinh không là điều mà rất nhiều các chị em thắc mắc. Các chuyên gia cho biết, đau háng cũng là một trong những dấu hiệu báo sắp sinh chính xác mà mẹ bầu cần lưu ý.

Đau háng khi mang thai tuần 38 có thể là dấu hiệu sắp sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lý do bởi khi mang thai, cơ thể bà bầu sẽ sản xuất ra nhiều hormone relaxin. Vai trò của loại hormone này là làm cho các dây chằng và khớp xương mềm ra, có độ co giãn tốt hơn so với bình thường, nhằm giúp thai nhi chào đời thuận lợi.

Đặc biệt là khi càng gần thời điểm chuyển dạ, thai nhi dịch chuyển xuống thấp sẽ càng tăng thêm áp lực cho vùng khung chậu, xương mu và xương háng. Điều này khiến cho cơn đau khớp háng ở bà bầu 38 tuần càng tăng lên.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, phụ nữ bị đau háng khi mang thai tuần 38 còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên. Vì thế, để xác định đúng hiện tượng đau háng có phải là dấu hiệu sắp sinh không, mẹ bầu cần dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng khác đi kèm như:

  • Bụng bầu tụt xuống thấp

  • Thai phụ luôn cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi, ngại di chuyển

  • Cảm thấy đau lưng và chuột rút nhiều.

  • Cảm nhận được các khớp giãn ra nhiều.

  • Màu sắc dịch nhầy âm đạo thay đổi, có độ kết dính

  • Liên tục xuất hiện cơn co thắt và mức độ ngày càng mạnh

  • Rỉ nước ối, vỡ ối.

Bụng bầu tụt xuống thấp là dấu hiệu sắp sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu thấy những dấu hiệu kể trên, mẹ bầu hãy chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ, tư trang cần thiết cho quá trình sinh nở. Đồng thời mẹ hãy nhanh chóng đến bệnh viện sớm để kiểm tra nhằm đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ.

Ngược lại, nếu mẹ chỉ thấy đau háng khi mang thai 38 tuần mà không có các triệu chứng nêu trên thì có thể đó không phải dấu hiệu báo sắp sinh. Có thể nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai 38 tuần bị đau háng xuất phát từ vấn đề về sức khỏe mà mẹ bầu chưa biết.

Một số nguyên nhân khác khiến bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 38

Cơ thể thiếu dinh dưỡng khiến mẹ bầu bị đau háng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài dấu hiệu báo sắp sinh, hiện tượng đau háng khi mang thai còn là dấu hiệu cho biết mẹ đang gặp vấn đề về sức khỏe. Hoặc đó cũng có thể là phản ứng sinh lý bình thường do sự thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai. Vậy những nguyên nhân khác khiến mẹ bị đau háng khi mang thai 38 tuần đó là gì?

  • Mẹ bị thiếu canxi: Cơ thể thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về xương khớp, điển hình là tình trạng đau háng khi mang thai. Bởi lẽ, nhu cầu canxi của bà bầu cao hơn nhiều so với những người bình thường nên mẹ bầu hãy chú ý bổ sung đầy đủ để phòng ngừa đau khớp háng.

  • Mẹ bị thiếu magie: Vai trò của magie là giúp cho các dây thần kinh hoạt động tốt và giúp thai nhi phát triển. Hậu quả khi cơ thể thiếu magie là mẹ sẽ bị đau háng, đau dây thần kinh tọa hoặc bị chuột rút,...

  • Giãn dây chằng tròn: Tuy chưa đến thời điểm chuyển dạ nhưng một số trường hợp do cơ thể tiết ra nhiều hormone relaxin khiến dây chằng bị giãn sớm và giãn quá mức. Điều này gây ra tình trạng đau khớp háng và khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhức, khó chịu.

  • Giãn tĩnh mạch: Đau khớp háng là hậu quả của bệnh lý giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Bệnh này không chỉ khiến các mạch máu sưng gồ, ngoằn nghèo mất thẩm mỹ mà còn gây cảm giác đau đớn tại chỗ cho bà bầu, đặc biệt là khi mẹ đứng lên, ngồi xuống.

  • Trọng lượng cơ thể người mẹ thay đổi: Có không ít bà bầu gặp tình trạng tăng cân quá mức khi mang thai. Điều này khiến cho khung xương chậu phải chịu nhiều áp lực hơn, dẫn đến đau khớp háng. Mẹ bầu hãy cố duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải để giảm bớt và phòng ngừa triệu chứng này xảy ra.

  • Chuyển động của thai nhi: Từ tháng 4 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu biết cử động. Khi được 38 tuần tuổi, thai nhi biết được nhiều hoạt động hơn như: đạp, xoay người, duỗi chân,...và lực tác động cũng mạnh hơn. Vì vậy, những cử động này của thai nhi cũng tác động đến khung xương chậu của mẹ và khiến mẹ bị đau.

Cách khắc phục tình trạng đau háng khi mang thai tuần 38

Hiện tượng đau háng tuy không gây nguy hiểm gì cho mẹ bầu và thai nhi nhưng cũng khiến mẹ bị đau đớn, khó chịu. Đặc biệt, nếu tình trạng này diễn ra quá mức còn có thể cản trở quá trình sinh hoạt, vận động đi lại hàng ngày của mẹ.

Mẹ bị đau háng khi mang thai tuần 38 cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực do triệu chứng đau háng khi mang thai tuần 38 gây ra, mẹ bầu có thể áp dụng các cách như sau:

  • Sử dụng túi chườm ấm hoặc chườm lạnh tại các vị trí bị đau.

  • Massage nhẹ nhàng khắp cơ thể, đặc biệt là khu vực hông, xương chậu để giảm bớt cơn đau.

  • Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga, bơi lội để xương và cơ chắc khỏe.

  • Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại hoặc đứng quá lâu.

  • Tránh làm việc quá sức, mang vác đồ nặng, không cúi người khiến bụng gập xuống gây áp lực cho khung xương chậu.

  • Nếu cần phải lấy đồ vật ở dưới đất, mẹ bầu hãy từ từ ngồi xuống để lấy đồ rồi đứng lên. Hãy cố gắng nâng đỡ bụng để giảm bớt áp lực và giữ vị trí khớp xương chậu.

  • Nói “không” với giày/dép cao gót hoặc quần áo chật chội, bó sát người để các khớp xương không phải chịu nhiều áp lực từ tử cung.

  • Nên nằm nghiêng người sang bên trái. Có thể thay đổi tư thế nghiêng sang bên phải để đỡ mỏi người nhưng tuyệt đối không được nằm sấp hoặc ngửa.

  • Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, đảm bảo không được thiếu hai loại khoáng chất gồm magie và canxi

Với các phương pháp này sẽ giúp bà bầu 38 tuần giảm bớt phần nào triệu chứng đau háng. Tuy nhiên, dù đã tuân thủ lối sống lành mạnh như vậy vẫn không thể khiến cơn đau giảm bớt, ngược lại còn tăng nặng hơn thì tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

Lưu ý một số triệu chứng khác đi kèm với đau háng

Ngoài hiện tượng đau háng, nhiều trường hợp phụ nữ mang thai 38 tuần còn có thể gặp các triệu chứng bất thường khác như: táo bón, tiểu tiện không tự chủ, sốt cao, đầu đau dữ dội, thai nhi ít cử động hơn bình thường... 

Bà bầu đau háng kèm đau đầu, sốt cao nên đi khám. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia cảnh báo, đây đều là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe thai kỳ đang có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như: sinh non, biến chứng tiền sản giật,... Do đó, khi thấy những dấu hiệu bất thường, tốt nhất mẹ bầu hãy nhanh chóng đi khám để tầm soát nguy hiểm kịp thời, phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Như vậy, bài viết này đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc đau háng khi mang thai tuần 38 có phải dấu hiệu sắp sinh không? Ngoài ra, chúng ta cũng đã biết thêm nhiều nguyên nhân khác cũng khiến mẹ bầu bị đau háng và cách khắc phục vấn đề. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ đẩy lùi chứng đau háng nhanh chóng và đón em bé chào đời thuận lợi nhất.

Ngoài triệu chứng đau háng, mọi phụ nữ mang thai đều có thể phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác. Ba mẹ hãy truy cập danh mục Ba mẹ cần biết của Monkey để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thai sản và cách chăm sóc, nuôi dạy con cái ngay từ giai đoạn sơ sinh nhé!

PREGNANCY: PAIN IN GROIN AND INNER THIGH – WHAT CAN I DO? - Ngày truy cập: 4/10/2022

https://www.universityobgynassoc.com/2019/01/25/pregnancy-pain-in-groin-and-inner-thigh-what-can-i-do/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!