zalo
Mẹ bị đau háng khi mang thai tuần 34: Nguyên nhân và cách xử lý
Thai kỳ

Mẹ bị đau háng khi mang thai tuần 34: Nguyên nhân và cách xử lý

Đào Nhàn
Đào Nhàn

03/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đau háng là hiện tượng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Đa số bà bầu thường bị đau háng khi mang thai tuần 34 trở đi, một số trường hợp có thể xuất hiện sớm hơn. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bị đau háng? Điều này có gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé hay không và làm sao để giảm bớt khó chịu do đau háng gây ra? Bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em giải đáp những thắc mắc đó.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Biểu hiện đau háng khi mang thai tuần 34 mẹ đã nắm rõ?

Các chuyên gia cho biết, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tình trạng đau háng xảy ra ở bà bầu là điều rất bình thường. Điều này cho thấy mẹ và bé đang ngày càng tiến gần đến quá trình sinh nở.

Hầu hết các trường hợp thường bị đau háng khi mang thai tháng cuối. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp xuất hiện sớm hơn, mẹ có thể bị đau háng khi mang thai tuần 34, 35 hoặc thậm chí là sớm hơn.

Triệu chứng đau háng khi mang thai tuần 34 ở bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi bị đau háng, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau mỏi và nhức khớp háng, xương chậu và xương mu. Thậm chí, nhiều trường hợp còn có thể bị đau âm ỉ, lan rộng xuống cả hông, mông, đầu gối và hai bàn chân. 

Ban đêm nằm ngủ, thời điểm sáng sớm hoặc mỗi khi di chuyển, thực hiện các tư thế xoay/cúi người là thời điểm cơn đau diễn ra nhiều nhất. Có đôi khi mẹ bầu còn có thể nghe thấy cả tiếng động phát ra từ vùng háng và mu rất rõ ràng.

Nguyên nhân bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 34

Bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 34 tuy là tình trạng xảy ra phổ biến nhưng nguyên nhân gây ra có thể bình thường hoặc do yếu tố bất thường. Dưới đây là 8 nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai 34 tuần bị đau háng mà các chị em cần lưu ý để biết cách xử lý kịp thời và an toàn nhất.

Mẹ bị thiếu canxi

Nhu cầu canxi của cơ thể ở phụ nữ mang thai cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu cho xương và răng của thai phát triển và chắc khỏe. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ canxi từ nguồn thực phẩm ăn uống hàng ngày và dược phẩm.

Bà bầu thiếu canxi bị đau háng khi mang thai 34 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi, cơ thể sẽ tự động “rút” canxi từ xương của mẹ để đi nuôi dưỡng thai nhi. Từ đó khiến cho mẹ bầu bị loãng xương, giòn xương và đau háng khi mang thai tuần 34 cũng là hậu quả của sự thiếu hụt canxi.

Mẹ bị thiếu magie

Tương tự canxi, magie cũng là khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể phụ nữ khi mang thai. Vai trò của magie là giúp cho hệ thần kinh của mẹ và bé hoạt động và phát triển tốt. Nếu nguồn dự trữ magie bị thiếu hụt, thai phụ sẽ bị đau khớp háng, chuột rút hay đau dây thần kinh tọa,... Vì vậy, các mẹ hãy chú ý bổ sung magie đầy đủ để không bị cơn đau háng hành hạ quá sớm.

Cơ thể thiếu magie cũng khiến thai phụ bị đau háng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giãn dây chằng tròn

Vai trò của dây chằng tròn là hỗ trợ tử cung và xương chậu nâng đỡ thai nhi, giúp thai nhi có điều kiện tốt để phát triển. Hormone relaxin và progesterone được tiết ra trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho dây chằng giãn ra, phù hợp với sự phát triển của tử cung, tạo điều kiện cho quá trình sinh nở dễ dàng. Tuy nhiên, một số trường hợp cơ thể bà bầu lại tiết ra quá nhiều hai loại hormone này, dẫn đến dây chằng tròn bị giãn quá mức và xảy ra hiện tượng đau háng khi mang thai tuần 34.

Giãn tĩnh mạch

Đây là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau háng khi mang thai tuần 34 mà các chị em cần lưu ý. Giãn tĩnh mạch là một bệnh lý có thể xảy ra ở bất cứ bà bầu nào do sự tích tụ máu tại các chi dưới. Để phòng ngừa tình trạng này, mẹ bầu cần chú ý tránh để cơ thể tăng cân quá mức hoặc đứng/đi lại nhiều,...cũng có thể khiến mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch.

Bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 34 do giãn tĩnh mạch. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, nội tiết tố của bà bầu có nhiều sự thay đổi làm cho các dây chằng và sụn khớp ở chậu hông mềm ra và co giãn. Điều này rất có lợi cho quá trình chuyển dạ sinh em bé nhưng lại khiến mẹ bầu bị đau háng rất khó chịu.

Trọng lượng cơ thể người mẹ thay đổi

Tăng cân khi mang thai là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, các trường hợp bà bầu bị tăng cân quá mức do ăn uống không điều độ lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau háng. Bởi khi trọng lượng cơ thể tăng sẽ càng dồn ép và gây áp lực lên khớp háng. 

Cân nặng tăng quá mức khiến mẹ bầu bị đau háng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường thai kỳ,...gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi vậy, mẹ bầu hãy chú ý chế độ ăn uống cho phù hợp, tránh để tình trạng cân nặng tăng quá mức xảy ra.

Chuyển động của thai nhi

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, thai nhi đã bắt đầu biết cử động như xoay người, đạp, đá bụng mẹ. Các hoạt động của bé đã gây áp lực lên dây thần kinh của thai phụ và khiến mẹ bị đau khớp háng. Mức độ đau sẽ càng nặng hơn trong những tuần cuối của thai kỳ, khi em bé đã di chuyển xuống phần đáy của tử cung để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ.

Sự chuyển động của thai nhi gây áp lực nên dây thần kinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quá trình chuyển dạ sinh non

Gần đến thời điểm chuyển dạ, cơ thể bà bầu sẽ sản xuất ra loại hormone có tên là Relaxin. Hormone này đóng vai trò làm các cơ ở vùng chậu hông của bà bầu mềm và giãn da, giúp cho thai nhi dễ dàng “vượt chướng ngại vật” để ra ngoài. Tuy nhiên, nếu hormone này được tiết ra quá sớm và gây đau háng khi mang thai tuần 34 thì mẹ cần cảnh giác. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ có nguy cơ chuyển dạ sinh non nên cần chủ động đi khám kịp thời. 

Xem thêm:

Cách khắc phục tình trạng đau háng khi mang thai tuần 34 hiệu quả

Có thể thấy, rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau háng khi mang thai tuần 34 ở nữ giới. Dù là nguyên nhân nào thì triệu chứng đau háng này cũng khiến thai phụ cảm thấy rất khó chịu, thậm chí gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại, vận động hàng ngày. 

Bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 34 nên vận động nhẹ nhàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực đó, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp khắc phục sau đây:

  • Chườm nóng: Chườm nóng tại vị trí đau để quá trình lưu thông máu được cải thiện, giúp giảm đau nhanh chóng.

  • Chườm lạnh: Với cách này, các chuyên gia khuyến khích mẹ áp dụng khi chỗ đau bị sưng. Chườm lạnh sẽ làm cho các mạch co lại, giảm bớt triệu chứng sưng đau, chống viêm hiệu quả.

  • Massage làm cho các cơ được thư giãn, giảm bớt cơn đau, đồng thời giúp đầu óc và tâm trạng thoải mái hơn rất tốt cho thai nhi.

  • Tránh mặc các loại quần áo bó sát và đi các loại giày dép cao gót để vùng khớp háng không phải chịu nhiều áp lực.

  • Bà bầu đau háng khi mang thai tuần 34 nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế đi lại và vận động nhiều để giảm bớt cơn đau.

  • Các mẹ bị đau háng nên vận động nhẹ nhàng tại nhà bằng các bài tập như yoga, đi bộ để xương khớp dẻo dai, chắc khỏe hơn.

  • Phụ nữ mang thai 34 tuần nên nằm nghiêng người sang bên trái, giữ cho chân và hông hơi cong, sử dụng gối dành riêng cho bà bầu để giảm bớt áp lực từ tử cung lên vùng háng.

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi và magie từ nguồn dược phẩm và thực phẩm. Một số loại thực phẩm giàu canxi, magie mà mẹ bầu nên ăn hàng ngày như: trứng, sữa, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc, cá béo, rau xanh, chuối,...

Các triệu chứng đi kèm với đau háng mẹ bầu cần lưu ý

Thai phụ đau háng kèm các triệu chứng bất thường nên đi khám. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tình trạng đau háng khi mang thai tuần 34 gây không ít ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống hàng ngày của thai phụ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên đi khám nếu thấy tình trạng đau háng ngày càng nặng, đặc biệt là khi có những triệu chứng đi kèm dưới đây:

  • Táo bón

  • Đi tiểu nhiều, đi tiểu mất kiểm soát

  • Ợ nóng

  • Sốt cao

  • Đau đầu dữ dội

  • Thai nhi ít cử động

Đây đều là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của mẹ và sức khỏe thai nhi đang có vấn đề, đối mặt với nhiều nguy hiểm. Khám sức khỏe sớm chính là cách tốt nhất để tầm soát nguy hiểm kịp thời, bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé mà các chị em không thể bỏ qua.

Như vậy, bài viết này đã giúp các mẹ hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau háng khi mang thai tuần 34. Mong rằng những kiến thức mà Monkey chia sẻ sẽ giúp các mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

PREGNANCY: PAIN IN GROIN AND INNER THIGH – WHAT CAN I DO? - Ngày truy cập: 2/10/2022

https://www.universityobgynassoc.com/2019/01/25/pregnancy-pain-in-groin-and-inner-thigh-what-can-i-do/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!