zalo
Bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Điều trị như thế nào?
Thai kỳ

Bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Điều trị như thế nào?

Thúy Anh
Thúy Anh

14/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Lậu là một căn bệnh tình dục khá nguy hiểm. Mẹ bị mắc bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào? Mẹ bầu hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để biết cách chữa bệnh cũng như phương pháp phòng tránh.

Biểu hiện mẹ bầu bị bệnh lậu

Bệnh lậu là một căn bệnh lây lan qua đường tình dục, thường không được phát hiện sớm. Chị em chỉ đến với bác sĩ khi các triệu chứng rõ rệt, khi đó bệnh lậu đã nghiêm trọng. Mẹ bị bệnh lậu khi mang thai gây hậu quả nghiêm trọng đến thai nhi. Một số triệu chứng lâm sàng khi phụ nữ mang thai và không mang thai mắc bệnh lậu ở đường sinh dục, đường tiết niệu là giống nhau.

Bệnh lậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh lậu ở phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Tiểu buốt, tiểu gắt, nước tiểu đục màu, có thể có mủ đi kèm.

  • Viêm cổ tử cung, viêm âm đạo.

  • Huyết trắng ra nhiều, nặng mùi, kèm theo sốt.

  • Vùng bụng dưới đau âm ỉ.

Nếu bị nhiễm bệnh lậu trước khi có thai thì nguy cơ mẹ bị viêm vòi trứng có thể xảy ra vào 3 tháng đầu thai kỳ. Các biểu hiện lâm sàng cũng giống như người không mang thai. Phụ nữ mang thai bị bệnh lậu nếu không được điều trị thì khi sinh em bé có thể gặp nhiều biến chứng, đe dọa tính mạng con trẻ.

Bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Vi khuẩn lậu chủ yếu lây truyền qua xâm nhập niêm mạc sinh dục niệu. Chúng gây tổn thương tế bào, viêm nhiễm đường tiết niệu và sinh dục, chẳng hạn như viêm niệu đạo cấp tính, viêm bàng quang, viêm tiểu khung, áp xe vòi trứng lâu ngày, biến chứng thành tắc vòi trứng.

Trong khi mang thai, nếu mẹ bầu bị lậu thì sẽ kéo theo viêm nhiễm đường sinh dục dưới, đơn cử như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm màng ối. Nhiễm khuẩn lậu thường đi liền với nhiễm nấm Chlamydia trachomatis và Trichomonas vaginalis. 

Bệnh lậu có thể lây truyền sang thai nhi khi sinh qua đường âm đạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đáp án là có. Tỷ lệ thai sinh non do bệnh lậu chiếm 8% với các biểu hiện như viêm màng ối gây vỡ ối. Bé sinh non thiếu tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai. Trong quá trình sinh nở, trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm lậu qua đường âm đạo, bé dễ bị viêm kết mạc mắt. Vi khuẩn lậu sẽ xâm nhập vào mắt trẻ từ những chất tiết ở đường sinh dục.

Bệnh viêm kết mạc mắt do khuẩn lậu thường xảy ra sau khi bé sinh được 2, 3 ngày. Biểu hiện là mắt bé bị sưng mọng, sưng huyết, kết mạc cương tụ, cả mi trên và mi dưới của 2 mắt đều sưng phù, có mủ màu vàng. Hậu quả của bệnh là khiến bé giảm thị lực, có khả năng dẫn đến mù mắt.

Điều trị bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Khi phát hiện bị mắc bệnh lậu khi mang thai, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Thuốc được chọn lọc trong chữa trị nhiễm khuẩn lậu là loại thuộc dòng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới như cefixime, ceftriaxone. Mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh nhóm quinolon, aminosid và tetracyclin do nhóm này có tác động xấu đến sự phát triển thai nhi.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp dùng thuốc đặt âm đạo như colposeptine hoặc neo tergynan trong trường hợp mẹ bị viêm cổ tử cung và viêm âm đạo khi thai được 15 tuần trở đi.

Mẹ bầu bị bệnh lậu cần được điều trị tích cực. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ở bé sơ sinh bị viêm kết mạc mắt, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách dùng nước muối sinh lý để rửa mắt mỗi ngày từ 6 đến 8 lần. Bên cạnh đó, gia đình hãy cho bé dùng thuốc nhỏ mắt mỡ erythromycin 0,5% kết hợp với thuốc kháng sinh toàn thân như ceftriaxon tiêm bắp.

Xem thêm: Bệnh lao khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Những lưu ý đối với người mang thai bị bệnh lậu

Biết được bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không thì chưa đủ, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để đảm bảo sự an toàn của em bé:

  • Định kỳ khám thai đúng lịch theo lời hẹn của bác sĩ sản khoa.

  • Bệnh nhân nhiễm lậu cần điều trị kịp thời và tích cực.

  • Không chỉ mẹ bầu mà cả chồng cũng cần được điều trị bệnh kết hợp bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới.

  • Trẻ sau khi sinh cần được vệ sinh mắt bằng cách nhỏ nước muối sinh lý.

  • Những phụ nữ đã bị mắc bệnh lậu thì cần phải điều trị triệt để trước khi mang thai.

Mẹ bầu mắc bệnh lậu cần được khám thai thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ bị nhiễm bệnh lậu có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản. Monkey mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm kiến thức hữu ích để giải đáp thắc mắc bệnh lậu có ảnh hưởng đến thai nhi không và điều trị như thế nào. Mẹ cần định kỳ khám thai đều đặn và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa nếu mắc bệnh nhằm bảo vệ an toàn cho thai kỳ.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!