zalo
Bệnh lao khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Thai kỳ

Bệnh lao khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Thúy Anh
Thúy Anh

14/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Vi khuẩn lao là một loại vi khuẩn có tính dễ lây lan trong cộng đồng. Bệnh lao có gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé không? Bị bệnh lao có thể có em bé được không? Bài viết này sẽ phổ cập cho chị em các kiến thức chuyên về bệnh lao mang thai để chị em có một cái nhìn khả quan nhất.

Bệnh lao có những loại nào?

Bệnh lao do vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm có tính lây lan mạnh trong cộng đồng. Chỉ cần có người bị nhiễm ho, khạc nhổ làm phát tán vi khuẩn. Người bình thường rất dễ mắc bệnh lao vì hít phải vi khuẩn lao phát tán trong không khí và chịu đựng các biến chứng liên quan đến phổi.

Nhiều người thường nghĩ rằng vi khuẩn lao chỉ tấn công phổi gây ho lao và làm phổi suy kiệt. Trên thực tế, vi khuẩn lao có thể tấn công các bộ phận khác của cơ thể như: Thận, não, cột sống,..Bệnh lao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến trường hợp tử vong.

Vi khuẩn lao được chia làm 2 dạng chính: 

  • Nhiễm lao tiềm ẩn: là tình trạng vi khuẩn lao chung sống an toàn với cơ thể bạn. Nếu bạn hít phải vi khuẩn lao phát tán trong không khí. Cơ thể sẽ giải phóng các kháng thể chống lại những vi khuẩn này, ngăn chặn không cho chúng có cơ hội nhân lên trong cơ thể. Những người nhiễm lao tiềm ẩn thường không có bất cứ triệu chứng gì cảnh báo sức khỏe của cơ thể. Loại này không có khả năng lây truyền cho người khác.

  • Bệnh lao: Khi các kháng thể của cơ thể không thể ngăn chặn vi khuẩn lao phát triển mạnh mẽ và nhân lên trong cơ thể. Người bệnh sẽ chuyển từ nhiễm lao tiềm ẩn sang bị bệnh lao. Đến giai đoạn này, người bệnh có thể dễ dàng phát tán vi khuẩn ra ngoài không khí và làm nhiều người khác bị nhiễm lao.

Bệnh lao có bao nhiêu loại? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị lao?

Cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều sự thay đổi là do sự thay đổi của các nội tiết tố estrogen và progesterone. Sự xuất hiện nội tiết tố rau thai làm cho cho các cơ quan như: Vùng xương chậu - hông, hệ sinh dục, da, các cơ tăng cường chuyển hóa các chất và ngấm nhiều nước hơn. Vì thế kéo theo các tổ chức phổi, tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, các vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập làm cho mẹ bầu dễ bị bệnh lao phổi khi mang thai.

Triệu chứng bệnh lao ở bà bầu?

Khi ở giai đoạn đầu của bệnh - giai đoạn nhiễm lao tiềm ẩn. Các mẹ không cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể và không thể nào nhận biết được bản thân bị lao. Do không được phát hiện và điều trị nên bệnh phát triển thêm một bậc. Một số triệu chứng cho thấy mẹ bị bệnh lao khi mang thai như: 

  • Ho nặng: Tình trạng ho nặng kéo dài trong vài tuần hoặc hơn. Đôi khi ho ra máu hoặc đờm.

  • Đau ngực: Mẹ có hiện tượng đau tức ngực, khi thở mạnh cảm giác nhói ở trong vùng tim phổi.

  • Mệt mỏi: Khi bệnh lao đã đến giai đoạn bùng phát nó thường xuyên làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Cơ thể ngày càng xuống cân, suy kiệt.

  • Cơn sốt: Mẹ bị ho nặng và kèm theo là những cơn sốt nhẹ liên tục trong nhiều ngày, ớn lạnh. Đổ mồ hôi lạnh và làm cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng ủ rũ, thiếu sức sống.

Mẹ ho nặng dẫn đến đau ngực. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh lao ở người mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bị bệnh lao khi mang thai là vô cùng nguy hiểm. Đối với giai đoạn tiền thai kỳ, nếu chị em phát hiện bản thân bị bệnh thì còn thời gian để chăm sóc sức khỏe. Chờ đợi một thời gian để để sức khỏe ổn định rồi mới có em bé. Tuy nhiên, đối với những bà mẹ bị bệnh lao khi đang mang thai thì nó là một trường hợp mà cả quá trình chăm sóc lẫn thăm khám rất phức tạp.

Đối với mẹ bầu

Khi mang thai sức đề kháng của người phụ nữ rất yếu vì vừa đảm bảo sức khỏe của bản thân vừa nuôi dưỡng em bé trong bụng. Cho nên, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể và tàn phá sức khỏe của các mẹ. 

Một số biểu hiện cho thấy mức độ nguy hiểm lao đối với bà bầu như: Mệt mỏi, chán án, sốt liên miên nhiều ngày, ho nặng và ho ra máu. Những triệu chứng trên làm cho sức khỏe của mẹ bầu ngày càng kém và dễ sinh non, sảy thai, dọa sảy thai,...

Thêm vào đó, nhiều chị em còn bị tổn thương tinh thần khi biết bản thân nhiễm lao. Mẹ bầu không thể thoát ra những suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến chứng rối loạn lo âu.

Đối với thai nhi

Khi mẹ mang thai bị lao thì tỉ lệ thai nhi nhiễm lao là rất lớn. Các bé có thể bị lao bẩm sinh, đề kháng yếu nên thường bị bệnh vặt. Bé có thể chết lưu trong cơ thể mẹ, nhiễm độc thai nghén, suy hô hấp, suy gan,..

Mẹ bị lao ho nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bà bầu bị đau nhức xương khớp có phải là bệnh nguy hiểm?

Làm thế nào để biết bạn đang bị lao?

Cơ thể bạn khi xuất hiện một triệu chứng nào đó thì nó cảnh báo sức khỏe của bạn hiện đang có vấn đề. Khi bạn ho dai dẳng, ho nặng, đôi khi ho ra máu và nhiều đờm kèm theo những cơn đau tức ngực thì đừng vội chủ quan mà bỏ qua bệnh. Bên cạnh việc ho nhiều thì bạn thường xuyên bị sốt nhẹ không dứt tiếp nối từ ngày này qua ngày khác. 

Nếu gặp những triệu chứng trên, có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn lao và bệnh đã phát triển sang giai đoạn nặng. Mọi người nên đến các bệnh viện uy tín để các bác sĩ chẩn đoán và tích cực điều trị.

Bệnh lao làm bà bầu sốt nhẹ nhiều ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị bệnh lao ở người có thai như thế nào?

Thuốc điều trị

  • INH, Rifampicin và Ethambutol là thuốc hay dùng để ức chế vi khuẩn lao dành cho bà bầu. Tuy nhiên, các mẹ không nên mua thuốc này từ tiệm thuốc và đem về để tự điều trị bệnh tại nhà. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà có một liệu trình dùng thuốc khác nhau. Bà bầu chỉ nên dùng thuốc khi có sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ. 

Chế độ ăn uống:

  • Bên cạnh việc tích cực điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng. Mẹ cần ăn đồ nấu chín, không ăn thực phẩm tươi sống vì các loại thực phẩm đó tương đối hại gan. Kết hợp nhiều loại thức ăn tạo nên một thực đơn phong phú.

  • Bà bầu cần uống đủ từ 2-4 lít nước mỗi ngày. Sử dụng nước ấm, nước đun sôi để nguội hoặc nước tiệt trùng. Các mẹ nên hạn chế dùng nước lạnh. Uống sữa 3 ly mỗi ngày để cung cấp cho thai nhi những chất dinh dưỡng cần thiết.

Cách ly sau sinh

  • Sau khi sinh xong, nếu còn bệnh thì mẹ bầu cần cách ly để tránh gây lây nhiễm cho người khác Nghiêm túc thực hiện liệu trình chữa bệnh lao.

  • Em bé sau khi được sinh ra thì nhân thân của bé phải đảm bảo bé được tiêm phòng lao sơ nhiễm để tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những thông tin hữu ích từ chủ đề “bệnh lao mang thai”. Monkey hy vọng rằng qua bài viết chị em có một cách nhìn tổng quan nhất về bệnh lao và mức độ nguy hiểm của nó. Để mọi thứ được an toàn và quá trình mang thai suôn sẻ. Bác sĩ khuyến cáo các cặp vợ chồng nên đi khám sức khỏe tổng quát. Nhằm nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân và sau đó đưa ra quyết định phù hợp.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!