zalo
Mẹ bầu 26 tuần thay đổi như thế nào? Cần lưu ý gì?
Thai kỳ

Mẹ bầu 26 tuần thay đổi như thế nào? Cần lưu ý gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

15/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 26 tuần đã bước vào tuần mang thai cuối cùng của tam cá nguyệt thứ hai. Các triệu chứng đã nhẹ nhàng hơn nên tâm lý mẹ cũng thoải mái hơn.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 26

Thai nhi 26 tuần tuổi sẽ có những thay đổi bao gồm:

  • Chiều dài khoảng 39cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân, cân nặng khoảng 750g.

  • Nghe được giọng nói của mẹ và tiếng nói của những người xung quanh.

  • Mắt sẽ sớm mở ra, bắt đầu nhấp nháy.

  • Long mi phát triển, tóc mọc nhiều hơn.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 26. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu 26 tuần

Khi mang thai đến tuần 26, cơ thể mẹ bầu sẽ có một số thay đổi như:

Hệ tim mạch

Huyết áp tăng dần và giảm dần sau khi sinh. Bên cạnh đó, mẹ có thể cảm thấy tim đập nhanh. Nguyên nhân của tình trạng này là tử cung to chèn ép tĩnh mạch lớn ở bụng, lượng máu về tim giảm, tim đập nhanh để bơm máu đến các cơ quan xung quanh.

Hiện tượng này không gây bất kỳ rối loạn nguy hiểm nào, tim sẽ đập chậm lại sau khi mẹ sinh. Nếu sản phụ vẫn còn cảm giác này sau sinh, đặc biệt là đau ngực hoặc khó thở thì cần báo cho bác sĩ.

Thay đổi về hệ tim mạch. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ hô hấp

Dung lượng phổi sẽ tăng dần kể từ tuần 25 do hormone sinh lý Progesterone. Máu của mẹ sẽ nhận được nhiều oxy hơn để nuôi cơ thể và thai nhi, đào thải nhiều CO2 ra ngoài. Điều này cũng khiến mẹ thở nhanh hơn bình thường, thở cũng mệt hơn.

Thay đổi về hệ hô hấp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ tiêu hóa

Thức ăn di chuyển trong ruột cũng chậm lại do máu được bơm đến ít, đồng thời hormone progesterone làm các cơ này giãn ra. Tử cung tăng kích thước sẽ đè ép các quai ruột, thức ăn bị ứ đọng, gây trào ngược dạ dày thực quản. Phụ nữ mang thai xuất hiện các triệu chứng ợ chua, nóng rát giữa ngực, ơ hơi hoặc táo bón.

Triệu chứng ợ nóng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm lý

Suy nghĩ về việc có thai và em bé sắp chào đời sẽ khiến mẹ luôn vui vẻ và không còn chú ý đến chuyện gì khác. Có người sẽ thích thú với bụng của mẹ và đụng vào mà không xin phép. Mẹ hãy nói rõ suy nghĩ, quan điểm của mình để tránh khó chịu và bực dọc.

Nên tiếp tục đi làm hay làm đến khi nào nghỉ thai sản cũng là một điều khiến mẹ suy nghĩ. Thai phụ hãy cân nhắc tình hình tài chính, các thay đổi về hình thể và tâm lý để quyết định xem nên lựa chọn như thế nào.

Nên giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơn gò sinh lý

Braxton Hicks hay cơn gò sinh lý sẽ xuất hiện thường xuyên hơn ở tuần thai thứ 26. Các cơn co thắt khiến mẹ có cảm giác giống đau thắt kinh nguyệt mà mẹ đã trải qua khi hành kinh.

Tiền sản giật

Mẹ bầu có thể được cảnh báo về sự tăng huyết áp nhẹ sau tuần thai 24. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Có 5% thai phụ bị ảnh hưởng hội chứng này sau 20 tuần mang thai.

Triệu chứng của tiền sản giật thường là cao huyết áp, gan thận bất thường, protein trong nước tiểu cao, cơn đau đầu dai dẳng, thị giác thay đổi. Hiện tượng này có thể đe dọa tính mạng một số trường hợp nếu không điều trị kịp thời.

Trường hợp triệu chứng trở nên trầm trọng, gây nguy hiểm cho thai phụ thì bác sĩ có thể khuyên mẹ sinh sớm.

Hiện tượng tiền sản giật rất nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau thần kinh hông

Trọng lượng tử cung tăng lên gây áp lực cho dây thần kinh khiến mẹ bị đau dây thần kinh phần hông với biểu hiện là cơn đau dữ dội ở lưng dưới, chân và mông. Thai phụ có thể gặp khó khăn khi cúi xuống, cơn đau tăng thêm nếu ngồi một tư thế quá lâu, đứng lên khó khăn.

Mẹ thường bị đau phần lưng dưới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số thay đổi khác

Ngoài ra, cơ thể bà bầu 26 tuần còn có một số thay đổi khác như:

  • Thường xuyên đi tiểu, cảm giác muốn tiểu vẫn tồn tại ngay sau khi mẹ vừa đi vệ sinh.

  • Cân nặng tăng từ 7 đến 11 kg, trọng lượng thay đổi tùy thuộc vào lượng nước dự trữ trong cơ thể.

  • Sưng nề khắp cơ thể, đặc biệt là tay và chân.

  • Ngứa ran ở vùng da bị giãn.

  • Mất ngủ.

Bà bầu 26 tuần hay bị ngứa vùng da bị rạn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu 25 tuần và những điều quan trọng cần lưu ý

Bà bầu tuần 26 cần chú ý những gì?

Để vượt qua tuần thai thứ 26 một cách nhẹ nhàng, mẹ bầu hãy chú ý:

Dinh dưỡng

Xây dựng khẩu phần ăn cân bằng các chất dinh dưỡng, nên bổ sung thêm chất xơ để tránh táo bón. Ngoài ra, bạn cũng cần ăn nhiều rau củ quả nhằm đảm bảo lượng vitamin cần thiết.

Nên bổ sung nhiều rau xanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động

Trong thời gian mang thai, điều quan trọng là mẹ nên vận động nhẹ nhàng để có sức khỏe dẻo dai. Tuy nhiên, mẹ nên dừng lại nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào dưới đây và báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng không thuyên giảm:

  • Đau ngực.

  • Thai giảm cử động,

  • Bước đi khó khăn.

Không nên vận động nếu có tình trạng đau ngực. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số xét nghiệm cần làm

Lần đi khám thai thứ bảy sẽ rơi vào khoảng tuần 24 đến tuần 27 với các xét nghiệm bao gồm:

  • Đo chỉ số BMI.

  • Đo huyết áp.

  • Đo nhịp tim thai nhi.

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu.

  • Siêu âm 4D: Nếu lần khám thai trước, mẹ đã thực hiện siêu âm này thì tuần 26 không nhất thiết phải làm nữa.

Mẹ có thể được chỉ định siêu âm trong tuần thai này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số lời khuyên từ chuyên gia

Dưới đây là những lời khuyên được chia sẻ từ chuyên gia dành cho các mẹ bầu tuần 26:

  • Nằm nghiêng qua một bên nếu thấy bản thân cần đi toilet mỗi 5 phút.

  • Thay đổi tư thế, đặt gối dưới lưng để giảm cơn đau do cơn gò sinh lí Braxton Hicks gây ra.

  • Đăng ký lớp học cho bé bú.

  • Tập thể dục để xoa dịu cảm giác đau lưng, tăng cường sức khỏe cho cơ và khớp để chịu đựng các cơn đau.

  • Nghỉ dưỡng trước khi sinh để giúp sức khỏe của mẹ hồi phục hiệu quả, tâm lý thoải mái. Nếu đã có con, mẹ hãy dành cơ hội chia sẻ, hỏi han con cái để chúng sẵn sàng đón nhận em bé sắp chào đời.

Một số lời khuyên từ chuyên gia. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ở tuần thứ 26, khả năng nghe và ghi nhớ của thai nhi bắt đầu phát triển, bố mẹ hãy tăng cường trò chuyện với bé. Phương pháp thai giáo đang được nhiều bậc phụ huynh áp dụng chính là cho bé nghe những bài hát, câu chuyện ngắn hàng ngày.

Nếu bố mẹ chưa biết đâu là nguồn uy tín thì app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt và app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh chính là kho tàng lý tưởng.

Phần mềm VMonkey - Kho tàng truyện, sách nói tiếng Việt cho bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu 26 tuần hiểu rõ hơn về những dấu hiệu và thay đổi trên cơ thể. Từ bây giờ, thai phụ đã có thể chuẩn bị vật dụng cần thiết để đón bé chào đời rồi. Mẹ cũng cần chú ý sức khỏe, thăm khám định kỳ để đảm bảo bản thân và bé yêu luôn ổn định nhé!

26 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 13/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-26.aspx

26 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 13/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/26-weeks-pregnant

Week 26 of Your Pregnancy - Truy cập ngày 13/05/2022

https://www.verywellfamily.com/26-weeks-pregnant-4159097

26 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 13/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/26-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey