zalo
Mẹ bầu 25 tuần và những điều quan trọng cần lưu ý
Thai kỳ

Mẹ bầu 25 tuần và những điều quan trọng cần lưu ý

Thúy Anh
Thúy Anh

14/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Các mẹ bầu 25 tuần hãy trang bị đầy đủ kiến thức mang thai trước khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba. Thai phụ cũng nên tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Giai đoạn thai nhi 25 tuần tuổi sẽ có những thay đổi về cơ thể như sau:

  • Cân nặng khoảng 680g, chiều dài khoảng 37.6cm tính từ đỉnh đầu đến bàn chân.

  • Bàn tay phát triển đầy đủ, bé có thể nắm bàn tay lại.

  • Liên kết thần kinh tiếp tục phát triển, biết dùng 2 bàn tay để khám phá môi trường.

  • Thính giác phát triển, có thể nghe thấy giọng nói.

  • Mũi bắt đầu mở ra, chất béo tích tụ dưới da.

  • Có phản xạ với âm thanh, va chạm và ánh sáng.

  • Túi phổi bắt đầu tạo ra chất hoạt động bề mặt, phát triển động tác hít thở, xảy ra 44 lần/phút.

  • Hệ tiêu hóa và não vẫn đang phát triển.

Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơ thể mẹ bầu 25 tuần thay đổi thế nào?

Thai phụ bước vào tuần thứ 25 có thể gặp những thay đổi sau:

  • Về thể chất, bụng và ngực mẹ sẽ lớn hơn, quầng thâm vú trở nên sẫm màu.

  • Bụng và hông bị rạn da do tử cung ngày càng lớn khiến da bị kéo căng.

  • Nồng độ nội tiết tố trong cơ thể tăng lên giúp tóc trông dày và sáng hơn.

  • Khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi mẹ hít vào. Thi thoảng, mẹ nên thở thật sâu, chú ý đến tư thế của mình, không nên thõng người xuống.

  • Đi tiểu thường xuyên do tử cung lớn dần, gây áp lực lên bàng quang.

  • Táo bón do hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình thức ăn tiêu hóa trong cơ thể mẹ.

  • Đầy bụng, khó tiêu sản sinh ra khí khiến mẹ ợ hơi.

  • Tử cung phát triển lớn, chèn ép dạ dày, đẩy axit dạ dày trào lên thực quản khiến mẹ ợ nóng.

  • Khó ngủ do tình trạng đau lưng, mệt mỏi, đi tiểu nhiều về đêm. Khi bị mất ngủ, thai phụ nên ngồi dậy một lúc để xem tivi, uống sữa, đi tắm hoặc đọc sách.

  • Hội chứng chân không yên với dấu hiệu châm chích như kiến bò ở chân, cánh tay, đùi hoặc bàn tay. Nguyên nhân gây ra có thể là nội tiết thay đổi hoặc thiếu hụt sắt và folate. Tình trạng này sẽ tự khỏi sau khi mẹ sinh 4 tuần.

  • Hội chứng rối loạn chức năng khớp mu SPD với dấu hiệu các dây chằng và cơ ở xương chậu bị kéo căng, khu vực vùng chậu có cảm giác đau đớn. Để cơ vùng này khỏe hơn, thai phụ nên tập kegel và nghiêng vùng xương chậu.

  • Phù nề do nước tích trữ trong cơ thể.

  • Xuất hiện các cơn co thắt Braxton Hick bất thường, chúng sẽ ít đau hơn khi mẹ thay đổi vị trí.

  • Hội chứng ống cổ tay với hiện tượng bàn tay và cổ tay bị ngứa ran. Nguyên nhân là do lượng máu tăng tạo áp lực lên dây thần kinh.

  • Tâm trạng lên xuống thất thường do nội tiết tố thay đổi.

 Phụ nữ mang thai 25 tuần có nhiều sự thay đổi trên cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu tuần 24 và những thay đổi quan trọng

Những lưu ý quan trọng mẹ cần biết

Để vượt qua tuần 25 một cách an toàn, thai phụ hãy lưu ý những điều sau đây:

Một số loại xét nghiệm

Khi đi khám thai, mẹ cần thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:

  • Đo huyết áp và cân nặng.

  • Kiểm tra nước tiểu nhằm đo nồng độ đường và đạm.

  • Sờ nắn, cảm nhận từ bên ngoài để đo kích thước tử cung, xem tương quan như thế nào so sánh đến ngày sinh nở.

  • Chiều cao của đỉnh tử cung.

  • Xét nghiệm kiểm tra lượng đường huyết, kiểm tra máu ở bệnh nhân thiếu máu.

  • Tiêm vacxin bạch hầu.

  • Thăm khám các triệu chứng mẹ đã trải qua, nhất là các triệu chứng bất thường.

Uống nhiều nước

Vào tuần thai thứ 25, mẹ bầu nên uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón, giúp da khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng giãn da. Nếu không cung cấp đủ chất lỏng, thai phụ có thể bị ngứa ở vùng da bị căng và giãn.

Nước chẳng những giúp nuôi thai nhi mà còn hỗ trợ đẩy độc tố ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm sưng phù chân và nguy cơ sinh non.

Nên uống nhiều nước trong thời gian này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tư thế ngủ phù hợp

Mẹ không nên nằm ngửa khi ngủ vì tư thế này sẽ khiến trọng lượng tử cung đè tạo áp lực lên cột sống, cơ sau ổ bụng, cơ quan vùng bụng cũng như các mạch máu. Điều này sẽ khiến mẹ bị đau nhức cơ, lưng và chân, bệnh trĩ, cản trở máu huyết lưu thông, tụt huyết áp, ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ…

Thai phụ hãy cố gắng ngủ trong tư thế nằm nghiêng về bên trái để tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Khi nằm ngủ nghiêng bên trái, máu chảy vào tử cung sẽ tăng lên có công dụng hỗ trợ bé phát triển. 

Theo nhiều khảo sát, tư thế này cũng loại bỏ chất thải khỏi cơ thể, giảm chứng phù nề ở mẹ bầu. Mẹ hãy nằm ngủ nghiêng và luân phiên thay đổi từ bên này sang bên kia.

Cách giảm hiện tượng phù chân

Cân nặng của mẹ bầu 25 tuần tăng nhanh sẽ khiến bàn chân bị sưng do sinh lý. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ nên:

  • Mang giày thể thao giúp phân bố lực đều và đúng lên toàn bàn chân.

  • Tránh mang giày cao gót để mũi chân không bị áp lực hoặc khiến mẹ bị té ngã.

  • Đảm bảo mang giày dép vừa kích cỡ của chân. Nếu mua giày mới, mẹ hãy chọn size to hơn để thích hợp cho tình trạng phù chân.

  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, tránh phải đứng nhiều. Nếu công việc bắt buộc phải đứng, thai phụ có thể nghỉ ngơi nhiều lần trong khi làm.

 Cách giảm hiện tượng phù chân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹo hạn chế xì hơi

Theo sinh lý thai kỳ, hormone progesterone làm giãn các cơ đường tiêu hoá khiến tốc độ co bóp của ruột giảm, thức ăn ứ đọng làm mồi cho vi khuẩn tạo ra hơi thối. 

Mẹ bị xì hơi nhiều khiến bản thân ngại ngùng trước đám đông. Phương pháp để giảm tối đa việc này là:

  • Giảm ăn thực phẩm sinh hơi như đậu, bắp cải, thực phẩm chứa nhiều xơ, sợi.

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa trong ngày.

  • Tránh nuốt khí vào bụng, ăn chậm, nhai kỹ, không nhai kẹo cao su hay uống nước có gas.

  • Không ăn thực phẩm gây đầy hơi như chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

  • Không ăn vào ban đêm, hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nồng.

  • Tư thế ngủ kê cao đầu.

Mẹo hạn chế xì hơi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiệm vụ của bố là gì?

Tuần thai thứ 25 sẽ trôi qua nhẹ nhàng nếu bố hỗ trợ mẹ:

  • Tạo ra môi trường vui vẻ tại nhà, chẳng hạn như giúp vợ làm việc nhà, đưa vợ đi khám thai, mua sắm đồ bầu, ra ngoài thư giãn cùng nhau…

  • Massage chân và cổ cho vợ.

Bố nên quan tâm đến mẹ nhiều hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, bố có thể cùng mẹ trò chuyện với con hàng ngày để gắn kết hơn. Bố mẹ cũng nên áp dụng phương pháp giáo dục sớm bằng cách cho bé nghe những bài hát, câu chuyện ngắn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. 

Nếu chưa biết nên cho bé nghe từ đâu, bố mẹ có thể chọn app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt và app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh để luyện tập cùng bé.

Phần mềm VMonkey giúp bố mẹ giáo dục sớm cho trẻ ngay từ khi còn là bào thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu 25 tuần có thêm những kiến thức hữu ích về sự phát triển của thai nhi và những điều cần lưu ý. Mẹ hãy tuân thủ lịch khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của hai mẹ con luôn ổn định nhé!

Week 25 – your 2nd trimester - Truy cập ngày 13/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-25/

25 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 13/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-25.aspx

25 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 13/05/2022

https://flo.health/pregnancy/week-by-week/25-weeks-pregnant

25 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 13/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/25-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!