Không ít mẹ bầu cảm thấy hoang mang, lo lắng khi mang thai 10 tuần bị ra máu. Vậy triệu chứng ra máu âm đạo lúc này là bình thường hay bất thường? Nguyên nhân gây ra là gì và mẹ bầu cần xử lý bằng cách nào? Trong bài viết này, Monkey sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về vấn đề đó.
Nguyên nhân nào khiến phụ nữ mang thai 10 tuần bị ra máu?
Theo số liệu thống kê, có tới 20% phụ nữ mang thai bị ra máu. Trong số đó có tới hơn 80% trường hợp xảy ra là bất thường, tỉ lệ ít ỏi còn lại là phản ứng sinh lý của cơ thể. Dưới đây là 6 nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai 10 tuần bị ra máu cần lưu ý.
Ra máu báo thai
Đây là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai tuần thứ 10 bị ra máu mà các chị em không cần lo lắng, thay vào đó thì nên vui mừng vì gia đình sắp có thêm thành viên mới. Hiện tượng này còn được gọi là ra “máu báo”, cho biết phụ nữ đã có thai.
Lý giải về dấu hiệu ra máu báo, các chuyên gia cho biết đó là do trứng và tinh trùng đã thụ tinh thành công. Từ đó, phôi thai được hình thành và làm tổ trên niêm mạc tử cung, khiến tử cung bị tổn thương và chảy máu.
Thông thường, máu báo sẽ xuất hiện khi mẹ mang thai 10 - 12 tuần nhưng cũng có nhiều trường hợp xuất hiện sớm hơn rất nhiều. Mẹ có thể xác định nguyên nhân khi mang thai 10 tuần bị ra máu do nguyên nhân này thông qua các đặc điểm nhận dạng như sau:
-
Máu báo thai là lượng máu chảy ra rất ít, nhỏ giọt.
-
Thời gian ra máu chỉ kéo dài từ vài giờ đồng hồ đến 2 ngày.
-
Máu báo thai có màu hồng hoặc nâu.
-
Máu ra không có dịch nhờ và không có mùi hôi.
Rất nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, máu kinh lại trái ngược hoàn toàn với các đặc điểm: ra nhiều, kéo dài từ 3-7 ngày, máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ đậm, có dịch nhờn và mùi hôi khó chịu.
Ra máu báo sảy thai
Một trong những nguyên nhân nguy hiểm hàng đầu khiến phụ nữ mang thai tuần thứ 10 bị ra máu đó chính là dọa sảy thai. Bởi trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi còn rất yếu ớt và chưa ổn định, chắc chắn bám ở tử cung. Vì thế mà bà bầu có nguy cơ rất cao bị sảy thai nếu sinh hoạt không cẩn thận.
Ngoài ra, sự bất thường nhiễm sắc thể, bất thường tử cung cũng là tác nhân gây ra tình trạng sảy thai ở bà bầu. Nếu thấy âm đạo bị ra máu bất thường và kèm theo các dấu hiệu khác như: đau bụng dữ dội, chuột rút thì mẹ bầu cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời.
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng không được cấy ở trong tử cung. Thay vào đó trứng sẽ được cấy ở bên ngoài tử cung, thông thường là sẽ xuất hiện ở các ống dẫn trứng.
Tình trạng mang thai này cực kỳ nguy hiểm đối với thai phụ nếu không được phát hiện kịp thời. Bởi khi phôi thai ngày càng phát triển to hơn sẽ chèn ép lên vị trí đậu phôi, gây vỡ và đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.
Vì vậy, các mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu nhận biết bị chửa ngoài dạ con như: đau bụng, đau xương chậu, đau vai và đặc biệt là hiện tượng ra máu khi mang thai 10 tuần. Khi nhận thấy cơ thế xuất hiện những dấu hiệu này, mẹ bầu cần đi khám sớm để bác sĩ xác định nguyên nhân thực sự có phải do mang thai ngoài tử cung hay không và có biện pháp xử lý tốt nhất.
Quan hệ tình dục không đúng cách
Có không ít trường hợp vì không biết mình mang thai nên vẫn quan hệ tình dục bình thường, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu. Vì vậy, nếu các chị em thường xuyên quan hệ với những tư thế mạnh, tần suất nhiều lần trong tuần có thể dẫn đến chảy máu âm đạo.
Nguyên nhân là do quan hệ tình dục không đúng cách có thể khiến cổ tử cung bị kích thích và các mạch máu nhỏ xung quanh xương chậu bị vỡ. Không chỉ vậy, quan hệ thiếu lành mạnh còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Vì vậy, để giữ an toàn cho sức khỏe, tốt nhất các chị em hãy luôn chú ý hành động quan hệ tình dục ở mức độ vừa phải. Đặc biệt là phải nắm rõ các dấu hiệu có thai sớm như: trễ kinh, buồn ngủ nhiều, buồn nôn, đi tiểu nhiều,...để biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ mang thai 10 tuần bị ra máu sẽ rất nguy hiểm.
Nhiễm trùng âm đạo
Khi mang thai, nội tiết tố của cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi lớn. Điều này đã làm cho môi trường âm đạo bị mất cân bằng độ pH, từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển. Hậu quả gây ra là mẹ bầu mắc các bệnh về đường sinh sản như: viêm âm đạo, viêm nhiễm cổ tử cung hoặc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
Do đó, bà bầu tuyệt đối không nên chủ quan nếu thấy vùng kín có biểu hiện đau rát, ngứa ngáy, tiết dịch hôi, đặc biệt là khi có thai 10 tuần bị ra máu nâu hoặc đỏ tươi,... Khi đó, mẹ cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác nhất thể trạng của mình.
Do tác động của phương pháp khám âm đạo
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý hoặc cảnh báo sức khỏe thai sản có vấn đề được nêu ở trên thì phụ nữ mang thai 10 tuần bị ra máu còn có thể do tác động từ dụng cụ y tế. Trong quá trình thăm khám âm đạo, bác sĩ cần dùng tay hoặc một vài thiết bị y tế vào trong để kiểm tra. Do tâm lý lo sợ, thai phụ gồng lên đã vô tình khiến tử cung bị co thắt, quá trình kiểm tra của bác sĩ bị ảnh hưởng, các thiết bị va chạm mạnh với âm đạo có thể gây ra chảy máu.
Nếu mẹ mang thai tuần thứ 10 bị ra máu bởi nguyên nhân này thì không cần quá lo lắng vì nó hoàn toàn không gây đau đớn, hơn nữa máu chảy cũng sẽ ít. Mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ lại vùng kín và nghỉ ngơi sau khi thăm khám để sức khỏe ổn định, giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh ở vùng âm đạo.
Mang thai tuần thứ 10 bị ra máu có nguy hiểm không?
Thông qua 6 nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai 10 tuần bị ra máu đã được Monkey nêu ở trên thì chúng ta có thể thấy, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào bạn bị xuất huyết âm đạo là do tác nhân nào gây ra.
Trong trường hợp mẹ bị ra máu do tác động của các phương pháp khám âm đạo, quan hệ chưa đúng cách hoặc đó là dấu hiệu mang thai thì mẹ không cần quá lo lắng. Sau khi bị ra máu, mẹ chỉ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh để ổn định lại sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu trường hợp mang thai tuần thứ 10 bị ra máu là do sức khỏe thai kỳ có vấn đề như: nguy cơ sảy thai, mang thai ngoài tử cung hay bị nhiễm trùng âm đạo thì sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, mẹ cần chú ý theo dõi sự thay đổi của cơ thể và đi viện khám ngay khi thấy có các dấu hiệu bất thường như:
-
Đau bụng dữ dội
-
Sốt cao
-
Chuột rút
-
Ớn lạnh
-
Ra máu cục hoặc kèm lợn cợn, máu màu đỏ tươi
-
Đầu óc choáng váng hoặc ngất xỉu
-
Thời gian ra máu quá 2 ngày
-
Các triệu chứng thai nghén không còn xuất hiện
Đau bụng khi mang thai 5 tuần: Nguyên nhân và biện pháp xử lý
Bà bầu tháng thứ mấy thì không được quan hệ?
Bị té khi mang thai tuần đầu nguy hiểm thế nào? Cách xử lý an toàn mẹ cần nhớ!
Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai 10 tuần bị ra máu?
Phụ nữ mang thai 10 tuần bị ra máu sẽ có 2 trường hợp xảy ra: có thể bình thường hoặc bất bình thường. Vì thế, mẹ bầu tốt nhất không nên chủ quan mà cần làm theo những hướng dẫn của chuyên gia dưới đây để bảo vệ sức khỏe thai kỳ thật tốt.
Theo dõi sức khỏe và đi khám.
Từ khi thấy âm đạo bị ra máu, mẹ cần theo dõi thường xuyên về đặc điểm, lượng máu chảy và tần suất xuất hiện như thế nào. Nếu máu chảy ít, nhỏ giọt, thi thoảng mới xuất hiện thì mẹ không cần lo lắng. Ngược lại, nếu máu chảy ồ ạt, liên tục trong một khoảng thời gian, đặc biệt là khi có một vài triệu chứng bất thường khác đi kèm (đau bụng, chuột rút, sốt cao,...) thì mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi vẫn chưa hoàn toàn ổn định bên trong tử cung nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài. Bên cạnh đó, các triệu chứng thai nghén còn “hành hạ” khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Để giữ an toàn cho thai nhi, tốt nhất phụ nữ mới mang thai không nên lao động quá sức, thường xuyên mang vác các đồ nặng. Thay vào đó mẹ nên ngủ nghỉ nhiều hơn để có sức khỏe tốt, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển toàn diện. Nhất là với những mẹ bầu có nguy cơ bị dọa sảy thai càng cần phải chú ý tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều hơn.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Nội tiết tố thay đổi, vệ sinh vùng kín chưa đúng cách, quan hệ tình dục bừa bãi...là những nguyên nhân chính khiến mẹ bầu có nguy cơ bị viêm nhiễm, mắc các bệnh đường sinh dục. Từ đó xảy ra tình trạng ra máu khi mang thai, đe dọa nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Do đó, các chị em phụ nữ cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch đúng cách như:
-
Vệ sinh âm đạo tối thiểu 2 lần/ngày thật sạch sẽ.
-
Không nên thụt rửa sâu có thể khiến âm đạo bị trầy xước, khiến vùng kín càng bị viêm nhiễm.
-
Mẹ bầu nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh được chiết xuất từ thiên nhiên, có độ pH phù hợp với môi trường âm đạo.
-
Chú ý thay quần lót hàng ngày, khoảng 3 tiếng thay băng vệ sinh 1 lần nếu bị ra máu để tránh vi khuẩn, nấm phát triển.
Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
Dinh dưỡng có vai trò tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, giúp mẹ có đủ sức khỏe để chống lại các mầm bệnh và tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng hàng ngày. Đồng thời mẹ nên bổ sung thêm sắt, canxi và các loại vitamin cần thiết khác từ nguồn dược phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Như vậy, Monkey đã giúp các chị em hiểu rõ mức độ nguy hiểm khi phụ nữ mang thai 10 tuần bị ra máu và cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ bảo vệ thai kỳ luôn khỏe mạnh, bình an đến khi em bé đủ tháng, đủ ngày để chào đời.
Xem thêm:
Vaginal bleeding - Ngày truy cập: 26/09/2022
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vaginal-bleeding/