zalo
Bà bầu bị phù chân tháng thứ 9 phải làm sao? Mẹ hãy lưu ngay bí kíp này!
Thai kỳ

Bà bầu bị phù chân tháng thứ 9 phải làm sao? Mẹ hãy lưu ngay bí kíp này!

Đào Nhàn
Đào Nhàn

08/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện tượng phù chân xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Điều này đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến tâm lý và hoạt động đi lại của mẹ bầu. Vậy làm sao để giúp bà bầu bị phù chân tháng thứ 9 giảm bớt triệu chứng này? Mời quý độc giả hãy cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết này.

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị phù chân

Thai nhi phát triển nhanh trong tháng cuối khiến mẹ bầu bị phù chân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phù chân khi mang thai là hiện tượng chân bị sưng phù, tăng kích thước và thể hiện rõ nhất từ phần cổ chân xuống đến bàn chân. Các chuyên gia cho biết, có 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng phù chân ở phụ nữ mang thai gồm:

  • Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi phát triển tỉ lệ thuận với kích thước của tử cung, từ đó gây chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới. Vai trò của các tĩnh mạch này là bơm máu từ chi dưới về tim. Tuy nhiên, khi sức ép càng lớn thì quá trình đưa máu từ chi dưới về tim càng bị cản trở, gây tích tụ máu ở bàn chân và xảy ra hiện tượng sưng phù.

  • Tăng máu và dịch lỏng: Đây là nguyên nhân rất phổ biến khiến bà bầu tháng cuối bị phù chân. Khi mang thai, cơ thể bà bầu sản xuất ra lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với người bình thường để cung cấp nuôi dưỡng thai nhi. Lượng chất lỏng và mỡ dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp và mô nên sinh ra hiện tượng phù chân.

  • Hormone thai kỳ thay đổi: Một nguyên nhân quan trọng khác khiến bà bầu tháng 9 bị phù chân là bởi hormone thai kỳ thay đổi làm cho các thành mạch trở nên mềm hơn. Hậu quả gây ra là triệu chứng phù chân khi quá trình vận chuyển máu từ chi dưới đổ về tim của các tĩnh mạch bị cản trở.

Chế độ dinh dưỡng thiếu kali, thừa natri và caffeine cũng khiến mẹ bị phù chân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, bà bầu 9 tháng bị phù chân còn có thể do một số tác nhân khác như:

  • Thời tiết nắng nóng

  • Mẹ đứng một chỗ quá lâu

  • Bà bầu phải làm việc nhiều trong ngày

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ tiêu thụ ít kali, nhiều caffeine và natri.

Với những nguyên nhân này thì chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, làm việc phù hợp và mẹ nên nghỉ ngơi nơi thoáng mát.

Xem thêm:

Bà bầu tháng thứ 9 bị phù chân nguy hiểm như thế nào?

Bà bầu tháng cuối bị phù chân có nguy cơ bị tiền sản giật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu bị phù chân tháng thứ 9 là điều xảy ra rất phổ biến. Tình trạng sưng phù này không gây ra cảm giác đau đớn nhưng lại khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đi lại khó khăn hơn. Tuy nhiên, các chị em cũng cần cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu của biến chứng tiền sản giật do huyết áp và protein trong nước tiểu tăng cao.

Để xác định bà bầu tháng cuối bị phù chân có phải đang đối mặt với nguy cơ biến chứng tiền sản giật hay không, chúng ta cần quan sát thêm các dấu hiệu khác như:

  • Hiện tượng sưng phù kéo dài nhiều ngày và tiếp tục nặng hơn dù mẹ đã nghỉ ngơi và áp dụng các phương pháp giảm phù nề.

  • Bàn chân, bàn tay và mặt sưng phù đột ngột

  • Mẹ bầu bị đau đầu dữ dội.

  • Buồn nôn, nôn mửa bất thường.

  • Vùng dưới xương sườn của thai phụ bị đau.

  • Thị lực của mẹ bầu có vấn đề như: nhìn mờ, nhấp nháy,...

  • Mẹ bầu cảm thấy rất khó thở.

  • Tần suất đi tiểu ít đột ngột.

Thai phụ lớn tuổi bị phù chân cần chú ý nguy cơ bị tiền sản giật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiền sản giật là một trong những biến chứng thai sản nguy hiểm nhất cho cả mẹ và bé. Vì vậy, tốt nhất mọi phụ nữ mang thai đều không nên chủ quan với triệu chứng phù chân này. Đặc biệt là với các trường hợp sau:

  • Thai phụ trên 40 tuổi

  • Khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 10 năm

  • Bà bầu mang thai đôi, thai đa

  • Mẹ bầu có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị tiền sản giật

  • Mẹ có tiền sử huyết áp cao trước khi mang thai

  • Chỉ số khối cơ thể BMI >30

  • Mẹ bầu tăng cân bất thường khoảng 2kg/tuần

Ngoài ra, bà bầu tháng cuối bị phù chân còn có thể do viêm mô tế bào hoặc huyết khối tắc tĩnh mạch sâu. Dấu hiệu nhận biết là mẹ bị phù chân kèm hiện tượng sưng nóng đỏ đau.

Biện pháp giảm phù chân cho bà bầu tháng cuối

Thường xuyên xoa bóp giúp bà bầu giảm bớt triệu chứng phù chân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu bị phù chân tháng thứ 9 phải chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý, sinh hoạt và đi lại. Vì vậy, để giảm bớt những ảnh hưởng do phù chân gây ra, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp theo hướng dẫn của chuyên gia dưới đây:

  • Không đứng quá lâu một chỗ, nên đi lại, di chuyển thường xuyên. Duỗi thẳng chân khi ngồi, tránh vắt chéo chân khiến máu khó lưu thông. Khi ngủ nên kê cao chân bằng chăn/gối,...

  • Thường xuyên massage chân, ngâm chân bằng nước ấm, nhất là trước khi đi ngủ.

  • Đi ngủ nằm nghiêng về bên trái để giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch chủ, giúp máu lưu thông từ chi dưới lên tim dễ dàng hơn.

  • Lựa chọn quần áo, giày dép rộng rãi, thoải mái, không bó sát để máu lưu thông tốt hơn. Cần tuyệt đối nói KHÔNG với dép cao gót và đi tất khiến chân bị bó buộc lại, máu tích tụ càng tăng lên.

  • Giữ mát cho cơ thể, tránh những nơi nóng bức.

  • Uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể, mất nước có thể khiến hiện tượng phù chân tăng nặng hơn.

  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn với các bài tập như: đi bộ, yoga, bơi,...

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh hơn bằng cách:

  • Tránh ăn các món ăn mặn, cần giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn.

  • Bổ sung đầy đủ kali cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như: xôi, chuối, sữa chua, đậu nành, cam,...

  • Hạn chế dung nạp caffeine và các thực phẩm chế biến sẵn (thịt hộp, khoai tây chiên,...) vì chúng chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa gây phù nề.

Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã nắm rõ những nguyên nhân và phương pháp giúp bà bầu bị phù chân tháng thứ 9 giảm bớt triệu chứng hiệu quả. Hy vọng sau khi áp dụng những cách này mẹ bầu bị phù chân sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Swelling During Late Pregnancy - Ngày truy cập: 7/9/2022

https://www.msdmanuals.com/home/women-s-health-issues/symptoms-during-pregnancy/swelling-during-late-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!