zalo
Phụ nữ mang thai 23 tuần đau xương mu hãy lưu ngay “bí kíp” này
Thai kỳ

Phụ nữ mang thai 23 tuần đau xương mu hãy lưu ngay “bí kíp” này

Đào Nhàn
Đào Nhàn

17/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Triệu chứng đau xương mu khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy mang thai 23 tuần đau xương mu là do đâu và có nguy hiểm hay không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Mẹ mang thai 23 tuần đau xương mu có triệu chứng gì?

Trước khi đi tìm hiểu về mang thai 23 tuần đau xương mu có triệu chứng gì và mức độ nguy hiểm ra sao, chúng ta cần nắm rõ kiến thức xương mu là gì? Đó chính là một phần của xương chậu. Xương mu ở hai bên cơ thể hợp lại với nhau tạo thành khớp chậu phía trước. Khi mang thai, khớp chậu có khả năng giãn nở để thích nghi với sự phát triển kích thước của tử cung cùng với hàng loạt sự thay đổi khác trong khung chậu.

Triệu chứng đau xương mu ở bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau xương mu là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở bà bầu trong ba tháng cuối của thai kỳ. Không ít trường hợp mang thai 23 tuần cũng đã gặp tình trạng đau xương mu này. Các triệu chứng thường bộc lộ ở mẹ bầu cụ thể như sau:

  • Cảm giác nóng ran và đau nhức ở hai bên bẹn và các khu vực lân cận như xung quanh khung chậu, hông, lưng và đùi.

  • Mỗi khi vận động như: nhấc chân, bước đi hay là leo cầu tháng đều bị đau khó chịu.

  • Khi cử động, vùng xương mu có thể phát ra tiếng kêu lách cách.

  • Các cơn đau nhức thường xuất hiện nhiều nhất khi thai phụ ngồi/nằm quá lâu, đứng lên đi lại hoặc thay đổi tư thế, khi trở mình và ban đêm.

Nhìn chung, các triệu chứng đau xương mu có thể xuất hiện thành từng cơn hoặc cũng có thể kéo dài liên tục. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai 23 tuần đau xương mu?

Nguyên nhân gây đau xương mu khi mang thai 23 tuần

Thai nhi vận động khiến mẹ bị đau xương mu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ mang thai 23 tuần đau xương mu có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra cùng lúc. Cụ thể như:

  • Đa thai, đa sản: Phụ nữ mang đa thai hoặc đã từng sinh con sẽ có nguy cơ bị đau xương mu nhiều hơn các trường hợp khác. Bởi tử cung của những thai phụ thuộc trường hợp này có xu hướng tụt xuống thấp hơn và cơ bụng của mẹ cũng mềm hơn. Do đó, triệu chứng đau xương mu có thể xuất hiện sớm hơn ở những phụ nữ mang thai 23 tuần. Tần suất và mức độ đau có thể tăng lên khi mẹ phải vận động và làm việc thường xuyên.

  • Thay đổi hormone: Khi mang thai, hàm lượng hormone progesterone trong cơ thể bà bầu tăng lên rất cao. Điều này vô tình khiến các khớp xương của mẹ giãn nở nhiều hơn, gây ra tình trạng đau xương mu và hoạt động của các khớp vùng chậu cũng không được trơn tru, dẻo dai như trước.

  • Thai nhi thay đổi tư thế: Trong những tháng cuối của thai kỳ, em bé bắt đầu dịch chuyển từ tử cung tiến gần hơn về phía âm đạo để chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn” sắp tới. Trong khi đó, trọng lượng thai nhi trong 3 tháng cuối tăng lên rất nhanh chóng. Điều này khiến xương mu của mẹ bầu phải chịu nhiều áp lực, hậu quả dẫn đến là các cơn đau xương mu xuất hiện.

  • Thai nhi cử động: Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, mọi vận động của bé bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn khiến mẹ có thể cảm nhận được. Điều này chứng tỏ rằng em bé đang phát triển rất tốt và khỏe mạnh. Tuy nhiên, đôi khi sự “hiếu động” của thiên thần trong bụng lại là một trong những tác nhân khiến mẹ đang mang thai 23 tuần đau xương mu.

  • Phù nề: Khi mang thai, thể tích tuần hoàn máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên cao để tập trung đưa đến nhau thai, nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Từ đó khiến khu vực xung quanh xương mu của bà bầu phải hoạt động với công suất lớn hơn rất nhiều. Từ đó đã xảy ra tình trạng phù nề, gây chèn ép lên xương mu và khiến mẹ bị đau.

Mang thai 23 tuần đau xương mu có nguy hiểm không?

Tình trạng đau xương mu có thể xuất hiện ở bất cứ bà bầu nào và thời gian nào trong thai kỳ. Hầu hết các trường hợp mang thai bị đau xương mu đều vô hại, không gây nguy hiểm nào cho mẹ bầu và thai nhi. Nhưng các cơn đau có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tâm trạng  và các vận động, sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.

Mẹ mang thai 23 tuần đau xương mu quá mức nên đi khám sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, thai phụ bị đau xương mu không cần quá lo lắng. Thay vào đó các mẹ hãy chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn và thực hiện các biện pháp khắc phục để giảm bớt sự khó chịu đó.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý khi mang thai 23 tuần đau xương mu cũng có thể là dấu hiệu sắp sinh non hoặc một số bệnh lý nguy hiểm khác. Điều này thực sự xảy ra nếu nó đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như:

  • Các cơn co thắt tử cung mạnh xuất hiện.

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều

  • Mẹ bị đau xương mu hoặc vùng chậu quá mức không thể đi bộ hoặc nói chuyện.

  • Đau xương mu kèm đau đầu, chóng mặt dữ dội.

  • Tay chân và mặt của bà bầu sưng lên đột ngột.

  • Mẹ bầu cảm thấy ớn lạnh, sốt và xuất huyết âm đạo.

 Vì vậy, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến sự thay đổi của cơ thể để có thể đi khám và được xử lý kịp thời, tránh để điều đáng tiếc xảy ra.

Tuyệt chiêu giúp thai phụ 23 tuần đầy lùi chứng đau xương mu

Nằm nghiêng sang bên trái và kê gối giúp mẹ giảm bớt chứng đau xương mu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia khuyến cáo, mọi phụ nữ mang thai đều không nên uống bất cứ loại thuốc nào để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, thay vì sử dụng thuốc uống điều trị thì phụ nữ mang thai 23 tuần đau xương mu có thể giảm đau bằng các biện pháp sau đây:

  • Hạn chế vận động và làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể được thả lỏng, thư giãn, góp phần giảm bớt cơn đau hiệu quả.

  • Sử dụng đai đeo nâng đỡ bụng bầu để giảm bớt áp lực từ tử cung lên xương mu và xương chậu.

  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập yoga, đi bộ hoặc bơi. Việc này có tác dụng cải thiện sức khỏe, giúp cơ thể thư giãn, tinh thần thoải mái và giảm đau nhanh chóng.

  • Chú ý nằm, ngồi hoặc đi đứng với các tư thế CHUẨN, TỐT NHẤT cho bà bầu.

    • Tư thế nằm: Mẹ mang thai 23 tuần đau xương mu nên nằm nghiêng người sang bên trái. Đây không chỉ là tư thế tốt nhất cho người bị đau xương mu mà còn với mọi thai phụ khác. Bởi khi nghiêng mình sang trái, các mạch máu không bị đè nén, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn đi nuôi dưỡng thai nhi. Để có tư thế nằm ngủ thoải mái nhất, mẹ bầu có thể sử dụng thêm gối/đệm kê dưới thắt lưng, dưới bụng và giữa hai đầu gối.

    • Tư thế ngồi: Bà bầu cần chú ý ngồi thẳng lưng, không khom lưng hoặc ngửa ra đằng sau. Đồng thời cần tránh tư thế ngồi xổm và bắt chéo chân, có thể sử dụng gối mềm để kê sau lưng cho đỡ mỏi.

    • Tư thế đứng: Khi mang thai, bà bầu không nên đứng quá lâu. Khi đứng, mẹ bầu cần chú ý thả lỏng vai, đặt 2 chân song song với nhau nhỏ hơn chiều rộng của vai.

    • Tư thế đi: Luôn giữ thẳng người, đầu không cúi xuống đất hoặc ngửa mặt lên trời để tránh nguy cơ vấp ngã, đe dọa sự an toàn của thai nhi. Đặc biệt, tuyệt đối nói KHÔNG với giày/dép cao gót để phòng ngừa nguy cơ té ngã. Hơn nữa, khi đi giày cao gót, toàn bộ trọng lượng của cơ thể còn dồn về phía trước càng khiến xương mu phải chịu nhiều áp lực và cảm giác đau nhiều hơn.

Như vậy, thông qua bài viết này chắc hẳn các mẹ đã nắm rõ nguyên nhân và mức độ nguy hiểm khi mang thai 23 tuần đau xương mu như thế nào. Hy vọng những kiến thức mà Monkey chia sẻ trên đây sẽ góp phần giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, chào đón bé ra đời an toàn nhất.

Xem thêm:

Pelvic pain in pregnancy - Ngày truy cập: 16/10/2022

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/pelvic-pain/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey