zalo
Bị cường giáp khi mang thai nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?
Thai kỳ

Bị cường giáp khi mang thai nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

15/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho phụ nữ mang thai bị cường giáp cải thiện các triệu chứng bệnh, tăng sức đề kháng. Vậy người bị cường giáp khi mang thai nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất, giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho mẹ và bé?

Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp (tăng năng tuyến giáp) là căn bệnh gây nên do tuyến giáp hoạt động quá mức, làm gia tăng sản xuất hormone tuyến giáo T3, T4 vào trong máu, khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa. Tỉ lệ phụ nữ bị cường giáp khi mang thai là 1/1.500 nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể cướp đi sinh mạng của cả mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cường giáp ở phụ nữ  mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh Basedow 

Basedow còn được gọi là bệnh Grave. Đây là chứng rối loạn tự miễn dịch gây ra bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai. Nó tạo ra các kháng thể  immunoglobin kích thích tuyến giáp (TSI). Các kháng thể này hoạt động như một hormone kích thích tuyến giáp, sản sinh ra nhiều hormone T3 và T4 hơn bình thường. 

U tuyến độc giáp (Toxic Adenoma)

Các u, bướu nhỏ hình thành trong tuyến giáp sẽ sản sinh ra hormone tuyến giáp, gây mât cân bằng hóa học trong cơ thể.

Viêm tuyến giáp (Thyroiditis)

Viêm tuyến giáp gồm: viêm giáp bán cấp; viêm giáp hashimoto; viêm tuyến giáp không đau. Tình trạng này khiến tuyến giáp tiết ra lượng hormone quá mức. Hậu quả này còn được gây ra bởi sự rối loạn tuyến yên hoặc gia tăng số lượng các tế bào ung thư trong tuyến giáp.

Nhiễm các thuốc có chứa IOD

Bệnh nhân có tiền sử bướu giáp phải sử dụng thuốc chứa iodur có thể gây ra độc giáp tố. Hậu quả này có thể giảm dần sau khi người bệnh ngưng sử dụng iod.

Nhiễm độc giáp tố gia

Hậu quả này thường do người bệnh uống thuốc chứa hormone giáp một cách cố ý.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cho biết thêm, cường giáp ở phụ nữ đang mang thai còn bởi một số nguyên nhân khác như: Chửa trứng- Carcinoma điệm nuôi; hội chứng cận ung thư; khối u tuyến yên tiết qúa nhiều TSH,...

Triệu chứng của bệnh cường giáp khi mang thai

Một số triệu chứng bệnh cường giáp khi mang thai tương tự triệu chứng thai kỳ bình thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi bị cường giáp, phụ nữ mang thai sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi, thay đổi cân nặng bất thường không rõ nguyên nhân.

  • Hồi hộp, tức ngực, tim đập nhanh, khó thở.

  • Thường xuyên buồn nôn.

  • Kinh nguyệt thay đổi thất thường.

  • Tiêu chảy do nhu động ruột tăng.

  • Thường bị run tay.

  • Cổ trước bị phình to (thường gọi là bướu cổ).

  • Sợ nhiệt độ cao, ra nhiều mồ hôi.

  • Mất ngủ, ngủ không yên giấc.

  • Thường xuyên lo lắng, tính nết thay đổi,...

Các bác sĩ cảnh báo, một số triệu chứng của bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai rất giống với các triệu chứng của thai kỳ bình thường khiến chúng ta dễ nhầm lẫn. Chính vì thế, để xác định chính xác nguyên nhân của các triệu chứng, mẹ bầu cần thường xuyên đi kiểm tra, thăm khám. 

Bởi nếu tình trạng bệnh kéo dài không được can thiệp kịp thời rất dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con như: tim đập nhanh, thai chậm phát triển, sinh non, với những trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển, đần đù,... thậm chí có thể đe dọa tính mạng của thai phụ và cả thai nhi.

Khi phát hiện ra bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp tùy vào tình trạng bệnh, tuổi thai nhi,... Bên cạnh đó, mẹ bầu cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ góp phần hỗ trợ làm giảm các triệu chứng, đẩy lùi bệnh hiệu quả hơn.

Xem thêm: Cường giáp khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết

Các loại thực phẩm người bị cường giáp khi mang thai nên ăn

Phụ nữ bị cường giáp khi mang thai cần ăn uống đủ dưỡng chất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các bác sĩ chuyên khoa sản và khoa nội tiết khuyến cáo, người bị cường giáp khi mang thai nên ăn uống đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và năng lượng. Cụ thể:

  • Sắt, selen và kẽm: Có trong cải bó xôi, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt…giúp kích thích tuyến giáp lành mạnh.

  • Chất béo Omega-3: Cá hồi, cải bó xôi, hạt lanh,...là những thực phẩm rất giàu omega 3, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và điều trị bệnh lý tuyến giáp.

  • Vitamin A: Đây là khoáng chất quan trọng giúp T3 đi vào tế bào. Các nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin A là các rau quả có màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, xoài, mơ…

  • Vitamin D, B: Có tác dụng giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tuyến giáp hoạt động. Chúng có nhiều trong các laoij rau xanh đậm như: súp lơ, củ cải đỏ, nấm, thịt lợn, gan động vật, cá béo và ánh nắng mặt trời.

  • Nước: Nước giúp sản phụ tránh tình trạng mất nước và điện giải do chứng ốm nghén và nôn mửa gây ra.

Các loại thực phẩm người bị cường giáp khi mang thai không nên ăn

Người bị cường giáp khi mang thai cần chú ý một số thực phẩm khiến bệnh tiến triển nhanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe phụ nữ có thai bị bệnh cường giáp cũng có một số loại thực phẩm cần tránh như:

  • Thực phẩm giàu Iốt: Đây là chất kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin, khiến bệnh lý tuyến giáp ngày càng tăng nặng. Iot có nhiều trong muối iot, rong biển, một số loại hải sản và cà phê,...

  • Sữa tươi nguyên kem: Trong sữa nguyên kem có nhiều chất béo trong khi khả năng tiêu hóa của người bị bệnh không được tốt.

  • Bột: Đồ ăn làm từ bột gạo, bột mì,...chứa rất ít chất dinh dưỡng và còn khó tiêu hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Thực phẩm này còn có đường huyết cao, gây ảnh hưởng lượng đường và hormone trong máu.

  • Đường: Phụ nữ bị cường giáp khi mang thai sử dụng thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, bánh, kẹo,...có thể làm tăng mức độ hồi hộp.

  • Thịt đỏ: Trong thịt đỏ chứa nhiều cholesterol, người bị cường giáp ăn vào sẽ tăng nguy cơ bị tiểu đường, tim mạch.

  • Dầu thực vật hydro hóa: có trong bánh quy giòn, bơ thực vật gây ảnh hưởng đến lượng cholesterol tốt trong cơ thể, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

  • Đồ uống có cồn: làm hạn chế sự hấp thu canxi, gây rối loạn chuyển hóa canxi ở người cường giáp và biến chứng loãng xương.

Gợi ý thực đơn cho người bị cường giáp khi mang thai

Gợi ý thực đơn cung cấp đủ chất, đủ năng lượng cho người bị cường giáp khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng các phương pháp được bác sĩ chỉ định, bệnh nhân bị cường giáp khi mang thai cần kết hợp với các chế độ ăn uống hợp lý để góp phần cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Dưới đây là gợi ý của Monkey về thực đơn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, đảm bảo năng lượng cho các mẹ bị cường giáp khi mang thai:

Bữa sáng

Buổi sáng là thời gian tốt nhất để cơ thể hấp thụ canxi, mẹ bầu có thể bổ sung bằng ngũ cốc ăn kèm với sữa, giúp bù lại lượng canxi bị thiếu hụt do bệnh cường giáp gây ra.

Bữa phụ buổi sáng

Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng cho người bị cường giáp khi đang mang thai nên chọn các loại hoa quả để bổ sung chất chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.

Bữa trưa

Bữa ăn buổi trưa rất cần được bổ sung nhiều năng lượng và protein để cơ thể có đủ sức khỏe cho các hoạt động đời sống. Các thực phẩm giàu protein mẹ bầu có thể lựa chọn như: thịt nạc, cá, đậu nành, đậu hà lan,... 

Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ có thai bị bệnh cường giáp có thể kết hợp với các loại rau khác như kinh giới, húng quế, hương,... Đây là các loại có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng tuyến giáp, kháng viêm, giúp phục hồi bệnh tốt hơn.

Bữa phụ buổi chiều

Bữa ăn nhẹ buổi chiều mẹ bầu nên ăn các loại quả óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, đồng thời kết hợp với sữa chua hoặc sinh tố để đảm bảo dưỡng chất tốt hơn cho cơ thể.

Bữa tối

Mỗi ngày, người bị cường giáp khi mang thai nên ăn ít nhất một bữa với súp lơ hay bông cải xanh để giảm hoạt động quá mức của tuyến giáp. Bữa tối phù hợp nhất cho người bệnh là một bát bắp cải, một bát bông cải xanh, một bát súp và thêm hai miếng bánh.

Phụ nữ bị cường giáp khi mang thai có tỉ lệ xảy ra khá ít nhưng nguy cơ để lại di chứng và các nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé rất lớn. Vì thế, qua những chia sẻ trong bài viết này, hy vọng các mẹ bầu sẽ có cái nhìn rõ hơn về cường giáp và mức độ nguy hiểm của nó. Từ đó sẽ thực hiện một chế độ ăn dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!