zalo
Đau bụng khi mang thai tuần đầu: Các vấn đề mẹ cần quan tâm để an toàn cho con
Thai kỳ

Đau bụng khi mang thai tuần đầu: Các vấn đề mẹ cần quan tâm để an toàn cho con

Đào Nhàn
Đào Nhàn

30/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện tượng đau bụng khi mang thai tuần đầu khiến các mẹ cảm thấy lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi không. Các bác sĩ cho biết, triệu chứng này có thể xuất phát từ phản ứng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể do bất thường về sức khỏe nên mẹ bầu không được chủ quan.

Đau bụng khi mang thai tuần đầu là do đâu?

Đau bụng khi mang thai tuần đầu là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở nữ giới. Nguyên nhân gây ra có thể do phản ứng sinh lý của cơ thể nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe mẹ đang gặp vấn đề. Dưới đây là Top 6 nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng trong tuần đầu tiên của thai kỳ mà các mẹ cần lưu ý.

Thai bám vào ổ tử cung

Khi mới mang thai, mẹ bầu sẽ có cảm giác hơi đau nhói bụng hoặc đau râm ran, cảm giác rất khó chịu. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp hiện tượng đau bụng khi mang thai tuần đầu như vậy thì không cần quá lo lắng. 

Thai nhi làm tổ trong buồng tử cung của người mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bởi đó là dấu hiệu cho thấy phôi thai đã được hình thành và bắt đầu quá trình làm tổ trong buồng tử cung của người mẹ. Khi có sự tác động đến buồng tử cung, bụng mẹ cảm thấy đau là điều rất dễ hiểu. Hiện tượng này chỉ kéo dài trong khoảng một vài ngày và biến mất, hơn nữa không phải ai cũng gặp triệu chứng đau bụng này.

Căng dây chằng

Căng dây chằng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng mang thai tuần đầu. Hiện tượng căng dây chằng xảy ra là do phôi thai xuất hiện tử cung, khiến tử cung bắt đầu co giãn để có đủ không gian cho thai nhi phát triển. Điều đó đã khiến các dây chằng liên kết với khớp xương và vùng da xung quanh đó bị giãn ra. Ngoài ra, khi mẹ vận động mạnh cũng có thể khiến cơn đau bụng xuất hiện.

Vận động có thể khiến dây chằng bị căng và gây đau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Căng thẳng tâm lý

Khi mới mang thai, chắc hẳn có không ít mẹ bầu cảm thấy lo lắng, sợ hãi về hành trình mang thai và nuôi con còn rất dài và đầy vất vả. Nhất là đối với những phụ nữ mang thai lần đầu, chưa có kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con cái. 

Các chuyên gia cho biết, tâm lý căng thẳng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất hormone sinh dục của cơ thể. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng không ít, hoạt động kém hơn dẫn đến táo bón và đau bụng. 

Tâm lý căng thẳng có thể khiến mẹ đau bụng khi mang thai tuần đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, để ngăn ngừa hiện tượng đau bụng khi mang thai tuần đầu xảy ra, các chị em nên giữ tâm trạng thoải mái nhất. Điều này vừa tốt cho sức khỏe bản thân mà lại không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Do ảnh hưởng của vết mổ lấy thai lần trước

Đối với những người từng sinh mổ hoặc phải phẫu thuật ở vùng bụng thì sẽ rất dễ bị đau bụng khi mang thai tuần đầu. Đặc biệt là thời gian phẫu thuật vùng bụng đó cách thời gian mang thai chưa lâu. Khi phôi thai được hình thành và bám vào tử cung sẽ khiến vùng da ở đó bị giãn ra, nhạy cảm hơn. Mẹ bầu không chỉ cảm thấy đau bụng mà còn có thể cảm thấy vùng da bụng ngứa râm ran.

Vết mổ bị ảnh hưởng có thể gây đau bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mang thai ngoài tử cung

Có thể nói, mang thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân gây đau bụng mang thai tuần đầu nguy hiểm nhất mà mẹ bầu cần lưu ý. Đây là tình trạng phôi thai không làm tổ trong buồng tử cung mà làm tổ tại các vị trí bất thường khác như: buồng trứng, cổ tử cung, khoang bụng, vùng chậu,...

Ngoài triệu chứng đau bụng, chửa ngoài dạ con còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như: đi ngoài, buồn nôn, nôn mửa, đầu óc choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu, chảy máu âm đạo có lợn cợn như bã cà phê. Nếu mẹ không đi khám để được xử lý kịp thời, phôi thai ngày càng phát triển có thể dẫn đến vỡ tử cung. Điều này có thể đe dọa tính mạng của thai phụ cực kỳ nguy hiểm.

Mang thai ngoài tử cung là nguyên nhân gây đau bụng nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sảy thai

Cùng với mang thai ngoài tử cung, sảy thai cũng là nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tuần đầu mà các chị em cần lưu ý. Có không ít trường hợp phụ nữ mang thai nhưng lại không hề biết, đặc biệt là những người mang thai lần đầu. 

Khi thấy dấu hiệu bị sảy thai như: đau bụng dữ dội, xuất hiện từng cơn và chảy máu âm đạo thì các chị em lại cho rằng đó là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, các chị em không đi khám và cũng không biết cách chăm sóc sức khỏe, có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng sau này. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo phụ nữ nên đi khám khi thấy đau bụng quá mức.

Mẹ bị sảy thai thường bị đau bụng kèm hiện tượng ra máu âm đạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện tượng đau bụng mang thai tuần đầu kéo dài trong bao lâu?

Số liệu thống kê cho thấy, hơn 80% phụ nữ bị đau bụng khi mang thai tuần đầu. Mức độ đau bụng cũng tương tự như đau bụng kinh. Thời gian đau bụng thường chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày sẽ chấm dứt. 

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu có thể gặp cơn đau tương tự như vậy bất cứ lúc nào tùy thuộc vào cơ địa và mức độ phát triển của thai nhi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng khi mang thai cũng có thể khác nhau dẫn đến mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ không giống nhau.

Thời gian đau bụng kéo dài quá 3 ngày mẹ bầu nên đi khám. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, tốt nhất các mẹ nên nắm rõ các kiến thức liên quan đến hiện tượng đau bụng khi mang thai để biết cách xử lý an toàn nhất. Đặc biệt là khi thấy cơn đau xuất hiện thường kéo dài nhiều ngày liền và mức độ đau quá mức như đau dữ dội, quằn quại. Bên cạnh đó, thai phụ có xuất hiện kèm một số triệu chứng bất thường khác thì nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

Mẹ bị đau bụng khi mang thai tuần đầu cần phải làm sao?

Bên cạnh các nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng khi mang thai tuần đầu thì cách giảm đau an toàn và hiệu quả cũng là vấn đề mà các mẹ rất quan tâm. Dưới đây là tổng hợp các phương pháp giúp giảm bớt đau bụng theo lời khuyên của chuyên gia các mẹ có thể áp dụng theo:

  • Chườm ấm vùng bụng, massage bụng.

  • Uống nhiều nước ấm hoặc nước gừng ấm.

  • Tắm và ngâm chân bằng nước ấm.

  • Nằm nghỉ ngơi yên tĩnh tại nơi thoáng mát.

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái không được bó sát vào bụng.

  • Có thể tập các bài tập yoga nhẹ nhàng để khí huyết hanh thông sẽ giúp giảm đau.

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ, kali để phòng ngừa táo bón gây ra đau bụng. Đặc biệt, các nhóm chất dinh dưỡng còn giúp thai nhi phát triển tốt nên mẹ cần chú ý đến chuyện ăn uống hàng ngày.

  • Tránh sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) sẽ khiến tử cung bị co bóp, càng gia tăng cơn đau bụng.

Mẹ bị đau bụng khi mang thai tuần đầu nên chườm ấm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những phương pháp này sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt cơn đau tạm thời và phòng ngừa nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, nếu đã nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp trên mà cơn đau vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất mẹ nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý phù hợp.

Xem thêm:

Dấu hiệu đau bụng mẹ bầu cần đi khám ngay

Hầu hết phụ nữ bị đau bụng khi mang thai tuần đầu đều lo lắng và nghĩ đến rủi ro bị sảy thai. Điều này không hề sai, nhưng bên cạnh đó thì mẹ bầu còn có thể phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác. Vì vậy, càng cẩn trọng thì khả năng giữ được an toàn cho cả mẹ và con sẽ càng tăng lên.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây, thai phụ nhất định phải đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Bụng đau dữ dội, đau từng cơn và mức độ đau ngày càng tăng.

  • Xuất huyết âm đạo.

  • Đi ngoài và buồn nôn, nôn mửa, dịch nhầy trông giống như bã cà phê.

  • Mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu.

Mẹ bầu cần đi khám ngay khi bị chóng mặt, ngất xỉu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đây đều là những dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ cao bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra, mọi thai phụ cũng cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Điều này nhằm theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi có tốt không, có gặp bất thường nào hay không? Từ đó bác sĩ sẽ có phương án xử lý kịp thời nhất, giảm thiểu rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Như vậy, bài viết này Monkey đã giúp các mẹ hiểu rõ triệu chứng đau bụng khi mang thai tuần đầu là do đâu? Mức độ nguy hiểm ra sao và cách xử lý an toàn như thế nào? Hy vọng những kiến thức thai sản này sẽ góp phần giúp các mẹ có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Nếu có những thắc mắc nào liên quan đến mang thai, chăm sóc và nuôi dạy con từ nhỏ đến lớn, các mẹ hãy truy cập danh mục Ba mẹ cần biết của Monkey để tìm hiểu nhé. Mọi thông tin, kiến thức tại đây luôn đảm bảo tính chính xác, khoa học và được kiểm chứng bởi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong từng lĩnh vực.

Abdominal Pain in Early Pregnancy - Ngày truy cập: 28/09/2022

https://psnet.ahrq.gov/web-mm/abdominal-pain-early-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!