Mẹ bầu 8 tuần vừa phải trải qua thời kỳ ốm nghén, kèm nhiều thay đổi đột ngột gây hiện tượng mệt mỏi. Vậy thai phụ cần biết những thông tin gì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé?
Thai nhi trông như thế nào ở tuần thứ 8?
Có thể nói, thai 8 tuần đã phát triển như thế nào, hình thành đủ các cơ quan bộ phận hay chưa là điều mà bất cứ mẹ bầu 8 tuần nào cũng thắc mắc. Theo các chuyên gia, thai nhi ở tuần thứ 8 đã phát triển tương đối các bộ phận. Cụ thể:
- Hình dáng bào thai 8 tuần khá giống con nòng nọc, chiều dài khoảng 2,7cm.
- Chồi cánh tay và chân đang dần hoàn thiện.
- Hệ tiêu hoá đang phát triển bao gồm ruột. Bộ phận này sẽ nhô ra ngoài dây rốn đến tuần thứ 12.
- Thận có thể lọc máu và tạo nước tiểu.
- Khuôn mặt, mũi và môi trở nên rõ ràng hơn. Các nếp mí mắt đang phát triển. Tai đang bắt đầu hình thành.
- Thai 8 tuần đã bắt đầu hoàn thiện tim. Nhịp tim thai khoảng 100 - 160 nhịp/phút, nhanh gấp đôi người trưởng thành. Đây là hiện tượng khá bình thường nên mẹ cũng không cần quá lo lắng.
- Các chi của cơ thể đã hình thành đủ, nhưng vẫn cần trải qua nhiều giai đoạn để hoàn thiện hơn.
- Đã có thể nhìn thấy bộ phận sinh dục nhưng chưa thể phân biệt được giới tính.
Mặc dù thai nhi đã có những chuyển động nhẹ nhàng nhưng mẹ bầu 8 tuần vẫn chưa thể cảm nhận được rõ rệt. Phải đến khoảng tầm tháng 4 của thai kỳ trở đi, mẹ bầu mới có thể cảm nhận sự chuyển động của bé rõ rệt hơn.
Những triệu chứng bà bầu tuần thứ 8 có thể gặp
Hầu hết mẹ bầu 8 tuần đều gặp rất nhiều khó khăn về sức khỏe và tâm sinh lý. Các triệu chứng mà người mang thai gặp phải đều rất khó chịu.
Ốm nghén
Theo đánh giá, có khoảng 75% phụ nữ mang thai đều phải đối mặt với tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, việc mẹ bầu 8 tuần bị ốm nghén là điều rất dễ hiểu.
Cơn buồn nôn thường xuất hiện khi mẹ ngửi thấy mùi đồ ăn hoặc khi đánh răng. Tình trạng buồn nôn, nôn mửa diễn ra nhiều lần trong ngày khiến mẹ mệt mỏi, thậm chí đuối sức. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nghỉ ngơi nhiều,...để giảm bớt sự khó chịu do buồn nôn gây ra.
Nhạy cảm với mùi hương
Phụ nữ mang thai tuần thứ 8 có khứu giác nhạy cảm hơn trước lúc có bầu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu chán ăn và buồn nôn. Hiện tượng này cũng chỉ diễn ra chủ yếu trong 3 tháng đầu và sẽ giảm bớt khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
Mệt mỏi
Nội tiết tố thay đổi đột ngột, cùng sự phát triển nhanh chóng của thai nhi và các triệu chứng khác dễ khiến cơ thể mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi. Vì thế, thời gian này mẹ nên cố gắng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
Đau nhức
Khi mang thai tuần thứ 8, tử cung của mẹ đang bắt đầu phát triển. Sự giãn nở bình thường và tự nhiên này sẽ gây nên một số cơn đau như: Co thắt hoặc căng nhẹ ở vùng bụng. Ngoài ra, một số mẹ bầu 8 tuần còn xuất hiện những cơn đau ngắt quãng ở hông, lưng dưới hoặc cạnh đùi. Cơn đau xuất hiện do áp lực của dây thần kinh dưới tử cung đang lớn dần.
Chuột rút
Chuột rút là một trong những hiện tượng mẹ bầu 8 tuần hay gặp phải. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do: Thai phụ thiếu nước hoặc canxi. Tuy đây chỉ là hiện tượng thông thường, nhưng nếu mẹ vẫn cảm thấy lo lắng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Dịch âm đạo tiết ra nhiều
Khi mang thai 8 tuần, lượng estrogen cao hơn sẽ dẫn đến hiện tượng dịch âm đạo tiết ra nhiều. Trong thời điểm này, dịch âm đạo đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ tử cung phụ nữ không bị nhiễm trùng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên thụt rửa quá sâu, gây tổn thương vùng kín. Nếu dịch âm đạo tiết ra nhiều mà có mùi hôi khó chịu, màu xanh, nâu hoặc vàng, vón cục,...thì mẹ nên đi gặp bác sĩ để phát hiện bệnh.
Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo khi mang thai 8 tuần khiến các mẹ bầu lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Ngoài ra, quan hệ tình dục khi đang mang thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến chảy máu âm đạo. Bởi lúc này cổ tử cung của phụ nữ khá nhạy cảm rất dễ bị tổn thương. Vì thế, hãy trao đổi với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Ngực căng đầy
Một trong những thay đổi dễ thấy nhất ở phụ nữ mang thai tuần thứ 8 chính là bầu ngực căng đầy, to và nặng hơn. Sự phát triển này là do các tiểu thuỳ trong tuyến vú sản xuất ra sữa để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con. Kích thước bầu ngực gia tăng đột ngột sẽ làm mẹ bầu 8 tuần cảm thấy căng tức, khó chịu.
Đầy hơi và táo bón
Hầu hết bà bầu tuần thứ 8 đều gặp phải tình trạng đầy hơi và táo bón. Tình trạng xảy ra là bởi các yếu tố sau:
-
Nội tiết tố thay đổi đột ngột khiến hệ tiêu hoá bị mềm ra làm quá trình tiêu hoá bị chậm lại. Từ đó, lượng axit dạ dày bị dư thừa và dễ gây đầy hơi.
-
Kích thước cổ tử cung thay đổi, dạ dày bị chèn ép, ruột sẽ tự sản sinh ra các khí ga khiến bà bầu bị đầy hơi.
-
Chế độ ăn uống thất thường: Việc sử dụng món ăn khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ… sẽ khiến mẹ bầu 8 tuần bị táo bón.
Do đó, khi mang thai dù rất thèm những thực phẩm chứa đồ cay nóng, dầu mỡ… mẹ vẫn nên kiềm chế lại một chút và chọn món ăn tích cực hơn.
Đi tiểu nhiều hơn
Có thể nói, đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu cực kỳ dễ nhận biết ở phụ nữ mang thai tuần thứ 8. Nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn bình thường là do lượng máu tăng lên khiến thận lọc thành nước tiểu. Ngoài ra, bàng quang bị chèn ép do thai nhi đang lớn dần lên, khiến lượng tích trữ không đủ sẽ gây buồn tiểu và tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, không nên vì thế mà mẹ bầu nhịn tiểu vì có thể gây ra các bệnh về thận, đường tiết niệu rất nguy hiểm.
Cảm xúc
Bên cạnh ngoại hình, tâm sinh lý của mẹ bầu cũng thay đổi theo. Đa số phụ nữ mang thai đều trở nên khó tính và hay cáu gắt, lo âu. Một số thay đổi về cảm xúc thất thường của mẹ trong thời gian mang thai:
-
Dễ tủi thân muốn khóc.
-
Nhạy cảm với những lời trách móc hay chỉ trích.
-
Khó hòa nhập với cộng đồng, tự cô lập bản thân với thế giới xung quanh.
Để cảm xúc chi phối sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu mẹ thường xuyên căng thẳng, lo âu có thể tăng nguy cơ con mắc các bệnh: Tăng động, tử kỷ hoặc chậm nói, chậm nhận thức. Vì thế, không chỉ riêng mẹ bầu 8 tuần mà cả trong suốt quá trình mang thai, các bà bầu nên giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái nhất có thể.
Một số triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng dễ thấy trên, mẹ bầu 8 tuần có thể gặp một số tình trạng khác như:
-
Khó ngủ: Do cơ thể tiết ra loại Hoocmon Progesterone khiến thận phải lọc máu nhiều hơn bình thường khoảng 50% gây đi tiểu nhiều lần về đêm. Ngoài ra, một số triệu chứng: Đau nhức, khó chịu toàn thân cũng khiến mẹ bầu khó ngủ.
-
Tăng cân nhanh: Do các mẹ bầu nạp quá nhiều chất dinh dưỡng cùng lúc hoặc ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường… Điều này vốn không hề tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
-
Mơ nhiều khi ngủ: Do cơ thể thay đổi các Hormone thường xuyên làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng giấc ngủ của mẹ. Tần suất các giấc mơ kỳ lạ xuất hiện sẽ nhiều lên theo số tuần tuổi của thai nhi.
Các xét nghiệm mẹ cần biết
Ngoài buổi thăm khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đề nghị mẹ bầu 8 tuần kiểm tra bổ sung một số xét nghiệm về các bệnh truyền nhiễm.
-
Xét nghiệm công thức máu: Đây là phương pháp giúp đánh giá số lượng, thành phần máu nhằm xác định và phòng ngừa các bệnh liên quan đến sức khoẻ và các rối loạn liên quan. Kết quả nhận được sẽ giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát và xử lý kịp thời nếu có bệnh liên quan.
-
Xét nghiệm nhóm máu: Phương pháp này có tác dụng xác định nguy cơ xung đột huyết thanh và có thể xử lý kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.
-
Xét nghiệm nước tiểu: Giúp các mẹ kiểm soát các bệnh: Viêm nhiễm đường tiết niệu, theo dõi chức năng thận và gan, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, bệnh lý lây qua đường tình dục, xác định chất Cetone,...
-
Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp hay còn gọi là TSH: kiểm tra các rối loạn tuyến giáp, suy giáp có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng nội tiết tố khi mang thai.
-
Xét nghiệm mức độ hCG: Kiểm tra sự tiến triển của thai kỳ và các khuyết tật có thể xảy ra. Chỉ số bình thường ở mẹ bầu tuần thứ 8 là 7.650 - 229.000 mIU/ml.
Các xét nghiệm trên vừa giúp các mẹ bầu 8 tuần kiểm soát các bệnh lý, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con.
Phân công công việc rõ ràng cho trẻ - 6 bí quyết ba mẹ nên biết
Bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân có sao không? Cách duy trì cân nặng đúng tiêu chuẩn
14 cách trị ho cho bà bầu tháng cuối tại nhà an toàn và hiệu quả
Bà bầu 8 tuần cần lưu ý gì?
Cơ thể mệt mỏi có thể ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của thai nhi, vì thế mẹ bầu 8 tuần cần lưu ý vài điều sau đảm bảo an toàn suốt thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng
Đối với phụ nữ mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng tới sức khoẻ của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu 8 tuần cần phải đảm bảo có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hạn chế thực phẩm gây hại cho sức khỏe để mẹ khỏe, bé phát triển tốt.
Chế độ dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu 8 tuần:
- Thực phẩm giàu Acid Folic: Thành phần này rất tốt cho sự phát triển của não bộ và tuỷ sống của bé. Mỗi ngày cần bổ sung khoảng 400mg hàm lượng acid folic. Dưỡng chất có trong: Cam, gạo, bánh mì, ngũ cốc và các loại đậu…
- Thực phẩm giàu chất sắt: Thành phần có tác dụng hạn chế tình trạng thiếu máu ở bà bầu, giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn Phụ nữ mang thai tuần thứ 8 cần bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày. Các thực phẩm giàu chất sắt: Đậu phụ, gan động vật, cải bó xôi, ngũ cốc, gà tây,... Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm thuốc sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thực phẩm giàu canxi: Mỗi ngày bà bầu 8 tuần cần nạp khoảng 80mg canxi. Nó có trong các loại thực phẩm: Các loại sữa, cá, đậu phụ, cải bó xôi, cải xoăn và ngũ cốc,... Để cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể, thai phụ nên sử dụng thêm thuốc canxi.
- Thực phẩm giàu Protein: Mỗi ngày cần nạp khoảng 70gr protein để thai nhi phát triển toàn diện và khoẻ mạnh hơn. Nó có trong các thực phẩm: Hải sản, súp lơ, chà là, trứng, cá hồi,...
- Thực phẩm giàu DHA: Đóng vai trò tăng cường hoạt động của bộ não và mắt. Mỗi ngày cần bổ sung 200mg DHA. Nó có trong thực phẩm: Cá, trứng gà, súp lơ, óc chó, hạt dẻ,...
Cùng đó, phụ nữ mang thai cần hạn chế thực phẩm gây khó tiêu như: Đồ cay nóng, nhiều đường, nhiều dầu mỡ và nhiều tinh bột…
Uống nhiều nước
Uống đủ nước rất tốt cho mẹ và bé. Vì nước sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón, giải độc thể, giảm sưng phù và nguy cơ nhiễm bệnh về đường tiết niệu, sinh non. Vì thế, bác sĩ khuyên mẹ bầu 8 tuần nên uống đủ 8 - 10 ly nước mỗi ngày, mỗi ly tương đương 250ml.
Có thể uống nước lọc, sữa, nước ép trái cây hoặc rau củ tùy sở thích. Tốt nhất nên hạn chế uống nước có chứa nhiều ga, caffeine, và cồn. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chú ý tới thời gian biểu uống nước tốt nhất trong ngày từ 6h - 20h. Tốt nhất nên hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ để tránh tình trạng đi tiểu nhiều về đêm gây mất ngủ và mệt mỏi.
Chế độ vận động
Khi mang thai, mẹ bầu không thể đi lại hay vận động một cách tuỳ tiện như trước đây. Dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyên thai phụ nên dành thời gian để tập luyện mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bà bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn.
Mẹ chỉ nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như: Bơi lội, đi bộ, yoga… và nên tránh những bài tập mạnh mạnh bao gồm đạp xe, quần vợt, bóng đá, chạy bộ hoặc bộ môn cường độ cao. Mỗi ngày mẹ chỉ cần dành ra tối đa 20 phút/ngày. Đối với bà bầu có sức khoẻ yếu hãy cố gắng dành ra khoảng 3 - 4 buổi tập/tuần sẽ thấy sức khỏe được cải thiện rõ rệt.
Lưu ý khi quan hệ
Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai 8 tuần cần lưu ý một số trường hợp không nên quan hệ để đảm bảo an toàn cho thai nhi như:
-
Mẹ có tiền sử sảy thai hoặc dọa sảy thai, chảy máu âm đạo.
-
Mẹ có nguy cơ bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
-
Mẹ sinh đôi.
-
Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.
-
Chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch có mùi hôi sau khi quan hệ.
Nếu thấy dấu hiệu bất thường trên, tốt nhất mẹ nên đi khám ngay để được xử lý kịp thời. Còn đối với phụ nữ mang thai có sức khoẻ ổn định, hãy cứ tận hưởng cuộc yêu một cách nhẹ nhàng và lựa chọn những tư thế khiến mẹ thoải mái nhất. Một số tư thế phù hợp cho mẹ bầu 8 tuần: Tư thế Doggy, Tư thế cưỡi ngựa, tư thế úp thìa, tư thế cô gái cao bồi.
Tập kết nối với bé
Có thể bạn chưa biết, con rất thích được mẹ trò chuyện ngay cả khi còn đang nằm trong bụng. Việc dành thời gian nói chuyện với con mỗi ngày sẽ giúp gắn kết tình yêu thương. Đây còn là cách giáo dưỡng và truyền đạt kiến thức sớm Bởi các con có thể cảm nhận và thấu hiểu được qua giọng nói của mẹ.
Bên cạnh việc tâm sự với con mỗi ngày, mẹ có thể tham khảo thêm các câu chuyện, bài hát bằng tiếng Việt trên app VMonkey. Nếu mẹ muốn luyện thêm kỹ năng tiếng Anh sớm cho con có thể tìm đến app Monkey Stories. Tại đây, đều có câu chuyện, bài hát vô cùng bổ ích giúp thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn.
Mẹo xử lý cơn đau đầu
Bà bầu 8 tuần có thể xuất hiện cơn đau đầu do lượng máu chỉ tăng dưới 50%, cùng sự thay đổi bất ngờ của các hormone. Để giải tỏa cơn đau đầu, mẹ có thể nhờ bố massage nhẹ nhàng hoặc có thể dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Một số trường hợp thai phụ cần gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời:
-
Đau đầu nhiều, không thể chịu đựng được và muốn uống thuốc giảm đau.
-
Huyết áp tăng cao.
-
Đau bụng kèm chảy máu âm đạo.
-
Ốm nghén quá nặng, nôn nhiều.
-
Xuất hiện một số bệnh lý: Viêm nhiễm đường tiết niệu, ngứa, đau rát vùng âm đạo, có mùi hôi….
Tóm lại, bài viết này Monkey đã giúp các mẹ bầu 8 tuần nhận biết những thay đổi của mẹ và bé cùng những lưu ý quan trọng. Không chỉ ở giai đoạn này mà bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhanh chóng đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường. Tốt nhất chị em nên tự trang bị cho mình kiến thức chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy con cái bằng cách truy cập website Monkey.edu.vn mỗi ngày.
Xem thêm:
8 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 4/06/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-8.aspx
You and your baby at 8 weeks pregnant - Truy cập ngày 4/06/2022
https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/8-weeks/
8 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 4/06/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-symptoms-week-8