Nhịp tim thai là dấu hiệu báo cho mẹ biết là con vẫn đang phát triển tốt. Thông thường, tim thai sẽ bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 6 - 7 của thai kỳ. Nhưng nếu mẹ đã mang thai 10 tuần mới có tim thai thì có sao không? Đó có phải là dấu hiệu bất thường? Hãy cùng Monkey đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Khi nào thì có tim thai?
Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh được khoảng ⅓ đầu vòi trứng, hợp tử sẽ di chuyển đến tử cung, đồng thời phân chia tế bào theo cấp số nhân 2 từ giờ 30 trở đi. Đầu tiên, hợp tử sẽ phân chia thành 2 tế bào dính với nhau, sau đó phát triển lên thành 4, 8, 16,...
Sau 5 ngày tế bào nhỏ sẽ phát triển thành phôi bào, di chuyển đến tử cung và làm tổ tại lớp niêm mạc tử cung. Khi đó, phôi bắt đầu tiết ra hormone HCG trong nước tiểu nên mẹ có thể biết mình mang thai sau khi dùng que thử.
Trong giai đoạn phôi thai, trái tim của em bé được phát triển từ tấm tim có nguồn gốc từ trung mô mạc. Sau khi thụ thai 3 tuần, ống tim nguyên thủy bắt đầu đập và tiếp tục phát triển rồi uốn cong. Vách ngăn phát triển sẽ xuất hiện 4 buồng và 2 đường thoát tách riêng lẻ.
Như vậy, trong khoảng 6-7 tuần đầu sau khi thụ thai, tim đã bắt đầu xuất hiện và đập nhưng còn rất nhẹ. Nếu mẹ đi siêu âm ở thời điểm này thì có thể nghe rất rõ nhịp tim thai nhi đập. Song cũng có nhiều trường hợp phải đến tuần thứ 8 của thai kỳ mới bắt đầu xuất hiện tim thai. Sự xuất hiện nhanh hay chậm này còn tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của mẹ và sự phát triển của phôi thai.
Khi thai nhi được 20 tuần tuổi trở đi, nhịp tim thai mới đập mạnh mẽ, rõ nét hơn. Mẹ không cần đi siêu âm mà vẫn có thể nghe được rõ. Nhịp đập tim thai càng to, dễ nghe chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường nên mẹ không cần lo lắng.
Mang thai 10 tuần mới có tim thai có sao không?
Như Monkey đã nói ở phần trên, trong khoảng 6-8 tuần đầu tiên của thai kỳ, tim thai bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mang thai 10 tuần mới có tim thai khiến các mẹ không khỏi lo lắng. Vậy các trường hợp mang thai 10 tuần mới có tim thai có nguy hiểm gì không?
Các chuyên gia cho biết, ở giai đoạn 10 tuần của thai kỳ, tim thai vẫn còn đập rất nhẹ, chỉ dao động ở mức 140 - 170 nhịp/phút. Nếu mẹ bầu đi siêu âm đo nhịp tim của con nằm trong khoảng này thì không cần lo lắng, con vẫn phát triển bình thường.
Tuy nhiên, nếu nhịp tim thai nhi quá thấp hoặc đập quá nhanh đều rất nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ sảy thai rất cao. Cụ thể:
-
Nhịp tim thai dưới 120 nhịp/phút: nguy cơ sảy thai khoảng 50%.
-
Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/phút: nguy cơ sảy thai khoảng 86%.
-
Nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút: nguy cơ sảy thai khoảng 100%.
-
Nhịp tim thai nhanh hơn 180 nhịp/phút: thai nhi đang có vấn đề.
Nhịp tim không được bình thường, đặc biệt là xuống mức thấp dưới 110 nhịp/phút thường là do các nguyên nhân sau:
-
Thai phụ huyết áp thấp
-
Nhau thai bất thường
-
Quá trình lưu thông máu đến tử cung kém
-
Vỡ tử cung
-
Thai nhi mắc dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật thần kinh hoặc tim.
Đây đều là những nguyên nhân gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Để đánh giá chính xác về tình trạng tim mạch của thai nhi, mẹ bầu nên tiến hành phương pháp siêu âm thai. Nếu sức khỏe thai kỳ có vấn đề, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử lý phù hợp với nguyên nhân và tuổi thai nhi.
Xem thêm:
- Mang thai 10 tuần bụng đã to chưa? Những điều mẹ bầu cần lưu ý
- Mang thai lần đầu bị dị tật và những điều mẹ bầu cần biết
Lỡ uống thuốc khi mang thai 3 tuần có sao không? Mẹ bầu cần làm gì?
Nguyên nhân khiến bà bầu đau háng khi mang thai tuần 39 và cách khắc phục
Khó thở khi mang thai tuần đầu là do đâu? Bí quyết giúp mẹ cải thiện hiệu quả
Mẹ bầu nên làm gì để thai nhi khỏe mạnh?
Mang thai 10 tuần mới có tim thai là điều bình thường nhưng cũng không thể ngoại trừ khả năng bất thường. Mẹ bầu hãy chủ động đi khám để theo dõi sự phát triển của con yêu, đồng thời tầm soát các vấn đề nguy hiểm kịp thời.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý thực hiện những điều dưới để giúp cho thai nhi khỏe mạnh, phát triển bình thường:
-
Tiêm phòng trước và trong khi mang thai để giảm nguy cơ mắc bệnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến em bé.
-
Duy trì chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi, đặc biệt là axit folic để phòng ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tim thai yếu.
-
Không tự ý sử dụng thuốc, kể cả các loại thuốc bổ sung vitamin khi chưa có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
-
Luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga, bơi,...để rèn luyện sức khỏe.
-
Từ bỏ thói quen xấu gây hại cho sức khỏe mẹ và bé như: uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá,...
-
Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, tinh thần lạc quan để không ảnh hưởng đến nhịp tim thai nhi.
-
Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc tiểu đường thai kỳ cần theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu trong suốt quá trình mang thai. Bởi thai phụ mắc bệnh này có nguy cơ làm em bé mắc các bệnh về tim mạch.
Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã hiểu rõ mang thai 10 tuần mới có tim thai tiềm ẩn nguy hiểm như thế nào. Từ đó, các chị em hãy chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách để thai nhi được phát triển toàn diện nhất nhé!
Your Baby’s Heartbeat - Ngày truy cập: 13/10/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/fetal-development/fetal-heart-heartbeat-circulatory-system/