zalo
Mẹ bầu 32 tuần con nặng bao nhiêu kg theo tiêu chuẩn?
Thai kỳ

Mẹ bầu 32 tuần con nặng bao nhiêu kg theo tiêu chuẩn?

Thúy Anh
Thúy Anh

21/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cân nặng của thai nhi ở các tuần sẽ liên tục có sự thay đổi. Nắm được mẹ bầu 32 tuần con nặng bao nhiêu thì đạt chuẩn là rất quan trọng. Bởi nó có thể giúp phụ nữ mang thai biết được con mình có bị chậm phát triển hay nặng quá mức không. 

Thai nhi 32 tuần tuổi phát triển những gì?

Bắt đầu từ tuần thứ 32 trở đi, thai nhi trong bụng mẹ có sự thay đổi rất lớn. 

  • Lượng nước ối tử cung của người mẹ giảm dần nên em bé sẽ không còn bị trôi tự do nữa mà sẽ nằm gọn gàng trong tử cung và cố định hơn.

  • Da cũng sẽ không còn nhăn nheo như trước nhờ lớp mỡ dưới da phát triển nhiều hơn. 

  • Lông tơ bắt đầu rụng bớt, lông mi, lông mày, tóc mọc nhiều hơn lúc trước.

  • Khi đi siêu âm mẹ bầu có thể nhìn thấy em bé rõ nét hơn. 

  • Đã biết cách điều tiết đồng tử mắt, biết nhắm mắt, mở mắt.

  • Các hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa tiếp tục phát triển và dần hoàn thiện. 

  • Móng tay, móng chân, hệ thống xương phát triển và cứng cáp hơn. 

  • Phần xương trên hộp sọ sẽ chưa chụm vào, hơi chồng lên nhau và có thể dịch chuyển. Điều này giúp cho bé dễ dàng hơn để chui lọt qua đường sinh khi chào đời.

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 32 tuần con nặng bao nhiêu là đạt chuẩn?

Có thể thấy thai nhi ở tuần 32 đã có rất nhiều thay đổi trong đó có cả cân nặng. Vậy mẹ bầu 32 tuần con nặng bao nhiêu thì sẽ đạt chuẩn?

Ở tuần 32, thai nhi có cân nặng trung bình từ 1600 - 1800 gramchiều dài từ 41 - 43cm. Các bác sĩ cho biết kích thước này của bé tương đương với 1 trái bí ngô.

Đây cũng là kích thước trung bình đạt chuẩn của thai nhi. Nếu thai nhi nhẹ hơn không đáng kể so với mức tiêu chuẩn thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên  nếu em bé nặng quá mức cho phép là 2200 gram thì mẹ không được chủ quan. 

Em bé quá lớn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả bé. Nhất là trong quá trình sinh nở, không thể sinh thường, sinh lâu, sinh khó,…

Nếu thai nhi quá lớn, mẹ khó có thể sinh thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngược lại, nếu cân nặng em bé ở tuần 32 nhẹ hơn 1500 gram thì khả năng em bé phát triển chậm là rất cao. 

Các bác sĩ cho biết tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Chẳng hạn như cơ địa người mẹ yếu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tâm lý bất ổn, căng thẳng, lo âu kéo dài,…

Thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như: Trẻ sinh ra yếu ớt, sức khỏe kém, đề kháng yếu,… 

Thai nhi nhẹ cân cũng gây nên nhiều biến chứng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do vậy, thai phụ cần chú ý đến cân nặng của em bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Điều này sẽ giúp cho trẻ sinh ra được khỏe mạnh và an toàn hơn.

Xem thêm: Những đặc điểm bà bầu tuần 32 không thể chủ quan

Mẹ cần làm gì để thai nhi 32 tuần phát triển tốt?

Từ tuần 32 trở đi trung bình bé sẽ tăng thêm 230 - 250 gram mỗi tuần. Lúc này phụ nữ mang thai cũng sẽ tăng cân nhanh và nhiều hơn so với giai đoạn trước. 

Các bác sĩ khuyến cáo ở giai đoạn này thai phụ nên thận trọng và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để hai mẹ con đều khỏe mạnh.

Chế độ giúp thai nhi đạt chuẩn cân nặng, chiều cao

Để thai nhi có thể đạt được cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn, mẹ cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Cụ thể:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu sắt để giúp tăng lưu lượng máu như: Bổ sung viên sắt kết hợp với các loại thực phẩm như bông cải xanh, các loại thịt đỏ, gan lợn, chân vịt,…

  • Đừng quên uống vitamin tổng hợp nếu chế độ ăn chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cần uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Bổ sung đầy đủ canxi để hỗ trợ quá trình hình thành xương, răng, tóc, móng: Ưu tiên các thực phẩm giàu canxi như rau xanh lá, phô mai, ngũ cốc, sữa chua,… 

  • Tránh các loại nước có ga, đồ ăn nhanh, rượu bia, cà phê,… Không ăn đồ ăn nhanh, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, đồ ngọt,…

Không nên tự ý sử dụng các loại vitamin. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần lưu ý cân bằng chế độ ăn uống của mình. Ăn uống khoa học, cân bằng các nhóm chất protein, chất xơ, chất đạm, tinh bột,… Đồng thời đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để quá trình trao đổi chất diễn ra được thuận lợi nhất.

Các dấu hiệu cần lưu ý

Để thai kỳ được khỏe mạnh nhất, bà bầu 32 tuần còn cần lưu ý những dấu hiệu sau: 

  • Nắm chắc các dấu hiệu chuyển dạ như sa bụng dưới, mất nút nhầy, chuột rút, đau thắt lưng,... để đến viện kịp thời.

  • Phân biệt được giữa rỉ ối và chảy dịch âm đạo để nhận biết được dấu hiệu sinh non, suy thai, thai lưu để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Khi có dấu hiệu chảy máu bất thường, hãy nhanh chóng thăm khám để được xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

  • Theo dõi thường xuyên lượng nước ối để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.

  • Thường xuyên kiểm tra, theo dõi cân nặng của em bé nhất là từ tuần 32 trở đi. Điều này nhằm đánh giá được sự phát triển của thai nhi cũng như tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh nở sau này.

  • Đối với các thai phụ thuộc nhóm theo dõi đặc biệt như thai nhi chậm phát triển, nhau tiền đạo phải được bác sĩ theo dõi sát sao nhất.

Mẹ cần cẩn trọng với bất kỳ triệu chứng khác thường nào để xử lý kịp thời. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng với bài viết này bạn đọc đã nắm được mẹ bầu 32 tuần con nặng bao nhiêu là đạt chuẩn. Qua đó chủ động xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhất để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Fetal development: The 3rd trimester - Truy cập ngày 18/05/2022

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20045997

The Third Trimester of Pregnancy: Weight Gain and Other Changes - Truy cập ngày 18/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-weight-gain

Your Pregnancy Week by Week: Weeks 31-34 - Truy cập ngày 18/05/2022

https://www.webmd.com/baby/guide/your-pregnancy-week-by-week-weeks-31-34

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!