Khi mang thai, mẹ bầu gặp nhiều tình trạng phổ biến xảy ra trên cơ thể, một trong số đó là phù chân. Mẹ bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm thiểu hiện tượng này? Những chia sẻ trong bài viết sau sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức khắc phục tình trạng phù chân khi mang thai.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Tại sao mẹ bầu hay bị phù chân?
Có 3 nguyên nhân chính khiến cho mẹ bầu bị phù khi mang thai bao gồm:
-
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sản xuất máu và chất lỏng nhiều hơn bình thường 50% nhằm nuôi dưỡng thai nhi. Điều này cũng gây phù nề chân.
-
Thai càng lớn thì tử cung cũng sẽ lớn hơn tạo áp lực chèn ép tĩnh mạch chủ dưới. Tĩnh mạch này giúp bơm máu từ chi dưới về tim. Nếu sức ép càng lớn thì máu càng bị ứ lại ở chân gây hiện tượng phù, nhất là bàn chân và mắt cá.
-
Hormone thai kỳ thay đổi khiến thành mạch mềm hơn, tĩnh mạch gặp khó khăn khi vận chuyển máu từ chi dưới về tim.
-
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây phù chân như: Đứng quá lâu, mẹ bầu thường xuyên mang giày cao gót, thai phụ làm việc nặng nhọc, người có chế độ ăn uống thiếu kali, thừa natri, người làm việc trong thời tiết nắng nóng…
Bà bầu bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Chân bị phù khi mang thai là một thay đổi sinh lý bình thường của cơ thể. Đây không phải bệnh lý nên sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Thông thường, phù chân ở phụ nữ mang thai sẽ tự hết sau khi mẹ sinh em bé.
Khi chân bị phù và ngứa khi mang thai, mẹ bầu hãy ăn uống đủ chất để thai nhi có đầy đủ dinh dưỡng và phát triển toàn diện. Mẹ cần giữ tinh thần thoải mái để chào đón bé ra đời.
Tuy rằng đáp án của thắc mắc “Bị phù khi mang thai có nguy hiểm không?” là không nhưng mẹ bầu cũng không được chủ quan. Đây vẫn có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp mẹ bầu chỉ bị phù 1 bên chân, chân còn lại vẫn bình thường thì mẹ có thể đang gặp vấn đề về tĩnh mạch, chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch sâu.
Một số cách giảm phù chân khi mang thai
Nếu phù khi mang thai không liên quan đến bệnh lý thì mẹ bầu đừng lo lắng. Nên làm gì khi bị phù chân khi mang thai? Mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
-
Nằm nghiêng một bên khi ngủ, gác chân cao hoặc đặt đệm kê dưới chân.
-
Đặt ghế nhỏ để gác chân khi ngồi làm việc. Không nên bắt chéo chân khi ngồi để máu lưu thông bình thường.
-
Không đứng lâu ở một chỗ, đi dạo thường xuyên.
-
Tắm nước nóng. Ngâm chân trong nước ấm từ 10 đến 15 phút.
-
Tập thể dục đều đặn, tránh tăng cân quá mức, hạn chế ra môi trường nắng nóng.
-
Mang giày dép thoải mái, có thể hở rộng, đế thấp, bằng để tránh phù nề chân hoặc gây chứng viêm tấy kẽ chân. Không nên mang vớ bó chặt.
-
Mặc quần áo rộng rãi, tránh mặc đồ quá chật hoặc bó sát.
-
Uống nhiều nước để kích thích thận bài tiết tốt, tránh bị phù thũng. Hạn chế uống các loại đồ uống chứa gas, cồn hoặc cafein. Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều muối.
-
Ăn nhiều thực phẩm chứa protein như đậu lăng, sản phẩm từ sữa, rau xanh như rau bina, bắp cải, trái cây như đu đủ, táo, ổi. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin, kẽm, vitamin A như khoai lang, rau bina, hạt hướng dương…
-
Thực hiện massage xoay tròn cổ chân theo vòng lớn rồi gập bàn chân lại, xoay ngón chân theo chiều kim đồng hồ rồi đổi sang chân còn lại. Mỗi ngày, mẹ hãy thực hiện massage 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
Những lưu ý khi người mang thai bị phù chân
Bị phù chân khi mang thai là tình trạng mà mẹ bầu khó tránh khỏi. Tuy không phải bệnh lý nhưng nó khiến mẹ gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số điều mẹ bầu cần lưu ý:
Phù chân khi mang thai là dấu hiệu sắp sinh?
Vào những tháng cuối thai kỳ, bị phù chân khi mang thai diễn ra phổ biến hơn các tháng trước. Đây là thời điểm sản phụ sắp chuyển dạ. Do đó, những mẹ bầu vào các tháng cuối thai kỳ nếu bị phù nề kèm theo những dấu hiệu sắp sinh dưới đây thì mẹ cần chú ý thật kỹ nhằm đến bệnh viện kịp thời:
-
Thấy máu báo thai hoặc bị vỡ ối.
-
Bị phù nề ở chân, bàn tay, mắt cá chân.
-
Xuất hiện cơn gò bụng dưới ngày một nhiều, tần suất rõ rệt.
-
Mẹ thường xuyên bị tiêu chảy.
-
Thai nhi được 38 tuần ít đạp hoặc mẹ cảm thấy em bé im lặng hơn so với bình thường.
-
Mẹ cảm giác vùng xương chậu nở rộng, bụng tụt hẳn xuống dưới.
Xem thêm: Bà bầu bị sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi? Mẹ phải làm gì?
Khi nào mẹ nên gặp bác sĩ?
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ gặp những tình trạng sau đây đi kèm với phù chân tay khi mang thai tháng cuối thì mẹ cần chủ động đến bệnh viện kiểm tra:
-
Mặt, chân, tay sưng lên một cách bất ngờ.
-
Mẹ bầu bị đau đầu dữ dội.
-
Mẹ thường nhìn mọi thứ xung quanh bị chói, nhòe. Đôi khi, mẹ cảm thấy bị chóng mặt, hoa mắt khi đứng lên, ngồi xuống.
-
Thai phụ bị cao huyết áp trong thai kỳ.
-
Các xương sườn bị đau, có triệu chứng nôn mửa.
-
Nếu một bên chân bị phù nhiều hơn bên còn lại, bắp chân hoặc đùi bị đau thì mẹ hãy đến gặp bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo hình thành cục máu đông.
Hiện tượng chân bị sưng phù khi mang thai có thể là bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu sinh lý nguy hiểm, chẳng hạn như tiền sản giật. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ. Mẹ bầu hãy thường xuyên đi khám thai, xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá sức khỏe toàn diện của cả hai mẹ con.
Phù chân là hiện tượng sinh lý mà mẹ bầu thường gặp, đặc biệt trong tam cá nguyệt cuối cùng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ nắm được các dấu hiệu khi bị phù chân khi mang thai và biết cách hạn chế tình trạng này. Mẹ cần thường xuyên đi khám thai, theo dõi huyết áp để kịp thời thông báo cho bác sĩ các dấu hiệu bất thường.