zalo
Bà bầu bị sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi? Mẹ phải làm gì?
Thai kỳ

Bà bầu bị sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi? Mẹ phải làm gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

16/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sốt xuất huyết là một loại bệnh bắt nguồn từ từ loài muỗi vằn. Chúng truyền virus có tên khoa học là Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Nếu bà bầu bị sốt xuất huyết thì có thể để lại những triệu chứng hết sức nguy hiểm. Trong bài viết này sẽ đề cập đến cho chị em sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.

Dấu hiệu bị sốt xuất huyết ở bà bầu

Khi mẹ mang thai bị sốt xuất huyết sẽ kèm theo một số triệu chứng thể hiện rất rõ ràng như sau:

  • Sốt cao: Khi bị lây bệnh, mẹ bầu có dấu hiệu sốt cao đột ngột, sốt kéo dài không hạ nhiệt, nóng lạnh và cơ thể run rẩy.

  • Đau cả cơ thể: Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết thường nhức đầu dữ dội, cơ thể mệt mỏi không có sức lực, còn kèm thêm chứng đau nhức hốc mắt. Mặt khác, cơ thể mẹ mất nước do đó có cảm giác khát nước và uống rất nhiều nước. 

  • Chế độ ăn uống: Mẹ bầu ăn uống không được nhiều, chán ăn. Thêm vào đó là hay buồn nôn và nôn rất thường xuyên. Người bệnh khó thở, tim đập nhanh, hạ huyết áp, xuất hiện các nốt đỏ dưới da.

Dấu hiệu bị sốt xuất huyết ở bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu bị sốt xuất hiện có nguy hiểm không? 

Cơ thể của phụ nữ khi mang thai sức đề kháng rất kém. Có một số triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết đối với người bình thường thì không có vấn đề. Nhưng các triệu chứng đó đối với người mang thai như đòn chí mạng. Bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời thì sẽ đối mặt với các nguy hiểm sau:

  • Bệnh làm tăng tỷ lệ tiền sản giật: Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm xảy ra khi huyết áp tăng cao dẫn đến kết quả mẹ bầu bị co giật khi mang thai.

  • Sinh non: Khi mẹ lên cơn sốt với nhiệt độ quá cao dẫn đến cơ thể co giật làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Chưa kể, trong những tháng đầu của thai kỳ bà bầu bị sốt xuất huyết có thể khiến thai chết lưu.

  • Sinh nở nguy hiểm: Bà bầu bị sốt xuất huyết ở những tháng cuối tháng kỳ làm tăng khả năng bé ra đời sớm hơn dự định. Quá trình sinh cũng khó khăn, mẹ dễ bị băng huyết, nhiễm trùng máu,...Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hai mẹ con.

Bà bầu bị sốt xuất hiện có nguy hiểm không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương pháp chữa trị đối với người mang thai bị sốt xuất huyết

Khi cảm thấy cơ thể đã có dấu hiệu bị sốt xuất huyết mẹ bầu cần ghi nhớ một số điều sau:

  • Mẹ không nên tự chẩn đoán tình trạng của cơ thể. Bệnh nhân nên đến trực tiếp các cơ sở y tế hoặc các bệnh viện uy tín để bác sĩ tiến hành chẩn đoán và điều trị.

  • Mẹ bầu không được tùy tiện mua thuốc ở bên ngoài tự tiện dùng. Tùy vào thể trạng của mỗi người từ đó có liệu trình thích hợp. Bà bầu chỉ nên dùng thuốc khi và chỉ khi có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. 

  • Nếu cơ thể sốt lên đến trên 38 độ C. Mẹ không nên mặc quần áo quá nhiều, không được đắp chăn kín cơ thể. Nên uống nhiều nước, chườm khăn ấm. 

  • Mẹ bầu bị sốt xuất huyết nên tập trung nghỉ ngơi. Nằm trên giường tịnh dưỡng và không nên cố gắng làm việc vất vả. 

  • Bà bầu nên uống nhiều nước, sử dụng nước ấm hoặc nước tiệt trùng. Các chị em lên cơn sốt không nên uống nước lạnh. Bên cạnh đó cần bổ sung vitamin C có trong nhiều loại trái cây như: Cam, chanh, ổi, kiwi, xoài,...Bổ sung nhiều vitamin giúp mẹ tăng cường sức đề kháng.

  • Đang mang thai bị sốt xuất huyết nên ăn cháo lỏng, mùi vị thanh đạm, dễ tiêu hóa. Tránh ăn đồ chứa quá nhiều dầu mỡ dẫn đến khó tiêu ảnh hưởng đến đường ruột.

  • Bà bầu nên đọc sách hoặc nghe nhạc để giữ tâm trạng thoải mái tránh dẫn đến rối loạn lo âu. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.

Người mang thai bị sốt xuất huyết không nên tự điều trị tại nhà. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Tiêm rubella khi mang thai và những điều mẹ cần phải biết

Đề phòng sốt xuất huyết khi mang thai

Bệnh sốt xuất huyết xuất phát từ loài muỗi vằn. Do đó để hạn chế muỗi thì bạn nên sử dụng các biện pháp sau:

  • Phát quang bụi rậm. Đốn cành lá cây xung quanh nhà để hủy đi nơi muỗi vằn trú ngụ.

  • Dọn dẹp không gian sống gọn gàng. Thu xếp quần áo vào tủ và không bày bừa, vứt lung tung.

  • Đậy kín các dụng cụ ao, chum chứa nước không cho muỗi sinh sản vào đó.

  • Mẹ bầu nên thoa một lớp sáp thơm lên phần cơ thể dễ bị muỗi đốt. Điều này giúp hạn chế muỗi tiếp xúc với da.

  • Thường xuyên sử dụng mùng, màn treo khi ngủ. 

Sử dụng kem chống muỗi cũng là cách để hạn chế bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chuyên đề “Bà bầu bị sốt xuất huyết”. Qua bài viết này hi vọng các chị em hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh đối với phụ nữ đang mang thai. Hãy liên lạc với các bác sĩ nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất ổn để được chẩn đoán và tiến hành điều trị kịp thời.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!