Mẹ bầu 28 tuần là giai đoạn đánh dấu những cột mốc đáng nhớ trước khi bé chào đời. Cơ thể mẹ bầu có những thay đổi gì?
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Thai nhi 28 tuần tuổi phát triển thế nào?
Có thể nói khi thai nhi được 28 tuần tuổi, mọi hoạt động của bé đã dần trở nên rõ ràng hơn. Các mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được những thay đổi kỳ diệu này bên trong cơ thể mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra, ở tuần thứ 28 bé đã có những cử động vô cùng đáng yêu:
-
Đã có những giấc mơ ngay trong bụng mẹ.
-
Đôi mắt nhỏ đã thực hành chớp mắt liên tục để tránh những vật lạ làm tổn thương tới mắt.
-
Các thao tác mút, đi bộ, di chuyển phần chân tay, ho, nấc cụt,... được thực hành khá thuần thục.
-
Phổi đã trưởng thành hơn sẵn sàng cho sự sống bên ngoài tử cung.
-
Bề mặt da mềm mịn hơn, lớp sáp nhờn, lông mềm cũng mờ dần.
-
Nếp nhăn trong não phát triển và rõ ràng hơn trong thời điểm này.
-
Hệ thống enzyme cùng quá trình nội tiết có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc.
-
Một số em bé đã sẵn sàng để quay đầu ra ngoài. Nhưng cũng có một số trường hợp không quay.
Những thay đổi trên cơ thể mẹ
Từ tuần thứ 28 trở đi được coi là hành trình của cảm xúc với những thay đổi khi nhìn thấy hình ảnh con yêu ngày càng rõ nét hơn.
-
Trọng lượng của mẹ mỗi tuần sẽ tăng khoảng 450g. Áp lực lên xương sườn, phần trên dạ dày càng lúc càng tăng nên những cơn đau xương chậu mà mẹ phải chịu sẽ càng nặng hơn.
-
Tình trạng khó chịu trong quý đầu tiên của thai kỳ lặp lại. Lúc này sẽ thấy buồn nôn và nhạy cảm với thức ăn hơn đặc biệt là đồ dầu mỡ, cay, mặn.
-
Các đường rạn da bắt đầu xuất hiện tại các vị trí vùng bụng, bầu ngực, cánh tay, vùng hông và đùi,..
-
Thường xuyên mắc chứng hay quên. Điều này xảy ra có thể là do tình trạng thiếu ngủ, nội tiết dao động cũng như áp lực kéo dài.
-
Hai bầu ngực của mẹ bắt đầu thấy rỉ sữa non với nhiều dưỡng chất.
Xem thêm: Mẹ bầu 26 tuần thay đổi như thế nào? Cần lưu ý gì?
Những lưu ý đối với người mang thai 28 tuần
Mang thai ở những tuần cuối mặc dù bé đã phát triển cứng cáp hơn nhưng mẹ bầu cũng không được chủ quan. Theo đó cần đặc biệt lưu ý theo dõi những dấu hiệu của thai nhi để có phương án can thiệp kịp thời.
Tập thói quen đếm cử động thai
Mẹ bầu 28 tuần cần đặc biệt lưu ý tới thói quen đếm cử động thai hàng ngày. Càng về những tuần cuối việc làm này càng quan trọng. Mục đích chính của việc đếm thai máy là để biết được tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng, giảm tình trạng thai chết lưu.
Để đếm thai máy, thai phụ nên đếm ở thời điểm sau bữa tối hoặc bất cứ khi nào mẹ cảm nhận được thai nhi đạp yếu cũng như giảm tần suất số lần cử động. Nên đếm thai máy khi nằm trên giường sẽ có thể đếm được chính xác hơn.
Thông thường những thai nhi khỏe mạnh sẽ có 10 cử động trong vòng 20 phút. Khi thai ngủ khoảng từ 20-40 phút hoặc cũng có thể lên tới 90 phút. Lúc này bé sẽ không cử động. Nếu nhận thấy thai không cử động kéo dài hơn 90 phút sẽ tiềm ẩn những dấu hiệu bất thường.
Khi đếm cử động thai nếu thấy thai đạp yếu, số lượng lần đạp giảm bạn nên bình tĩnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh để đếm lại cho chính xác. Nếu cử động của thai <10 lần trong vòng 2h nên liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý.
Các xét nghiệm cần chú ý
Khi thai 28 tuần tuổi, mẹ bầu cần được xét nghiệm cẩn thận hơn. Điều này vô cùng quan trọng để giúp các mẹ an tâm rằng con yêu của mình vẫn phát triển ổn định và sức khỏe mẹ bầu cũng an toàn.
-
Thử máu khi tới các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe
-
Xét nghiệm sàng lọc HIV, giang mai, lậu, bệnh nhiễm trùng khác có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
-
Xét nghiệm máu khi cơ sở y tế khuyến cáo.
Chế độ vận động
Bên cạnh bổ sung các dưỡng chất, phụ nữ mang thai cũng nên chú ý tới chế độ luyện tập hàng ngày.
-
Lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh hơn và đảm bảo an toàn cho thai nhi.
-
Thực hiện kéo giãn cơ bắp khởi động khoảng 5 phút trước khi tập. Luyện tập với tốc độ chậm và nhẹ nhàng và tăng nhịp dần dần. Sau khi tập nên từ từ đứng thẳng lưng và thả lỏng cơ thể 5-10 phút trước khi nghỉ ngơi.
-
Bổ sung nhiều nước trong suốt thai kỳ và khi luyện tập.
-
Lựa chọn áo ngực có nâng đỡ và mang giày có miếng đệm để tránh bị tổn thương 2 vị trí này.
Lời khuyên từ chuyên gia
Những vấn đề khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, khó chịu trong tam cá nguyệt cuối cùng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của mẹ bầu. Để xử lý các tình trạng này các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên bằng mẹo đơn giản mà các mẹ có thể áp dụng dễ dàng:
-
Hạn chế ngồi/đứng cùng tư thế trong thời gian dài. Như vậy sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn tới các bộ phận trong cơ thể.
-
Bỏ thói quen ngồi vắt chéo chân. Tư thế này có thể chặn dòng lưu thông máu tới chân khiến tình trạng chuột rút nặng nề hơn.
-
Chú ý theo dõi cân nặng mẹ bầu thường xuyên.
-
Chia nhỏ bữa ăn chính thành các bữa ăn nhẹ trong ngày.
-
Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C.
-
Ngủ trong tư thế nghiêng bên trái nhiều hơn.
-
Lựa chọn trang phục thoải mái, thấm hút tốt đặc biệt là vị trí ngực, bụng.
Trong thời điểm nhạy cảm này, vai trò của người cha là rất quan trọng. Các bố nên dành nhiều thời gian hơn để động viên mẹ bầu. Bạn nên chủ động tìm hiểu, đọc sách, tham khảo những kinh nghiệm chăm sóc vợ bầu của những người đi trước.
Bố có thể giúp mẹ và gắn kết với thai nhi thông qua việc trò chuyện với con hàng ngày hoặc cho bé nghe những bài hát, câu chuyện ngắn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đây cũng là một trong những phương pháp giáo dục sớm đang được rất nhiều bố mẹ áp dụng.
Nếu bạn chưa biết tìm nguồn có thể tham khảo app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt. Các bố có thể tải về máy dễ dàng và đọc truyện hay mở những bài hát thiếu nhi cho thai nhi nghe mỗi buổi tối. Ngoài ra, các bố có thể chọn app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh để đọc và phát bài hát cho thai nhi.
Mẹ bầu 28 tuần với những thay đổi về mặt sức khỏe, tâm lý rất cần được sự quan tâm của người bạn đời và cả gia đình. Hãy cùng trải nghiệm một thai kỳ trong tâm thế vui vẻ để sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ các mẹ nhé!
28 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 13/05/2022
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-28.aspx
28 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 13/05/2022
https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/28-weeks-pregnant
28 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 13/05/2022
https://www.thebump.com/pregnancy-week-by-week/28-weeks-pregnant
28 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 13/05/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/28-weeks-pregnant