zalo
Tiêm rubella khi mang thai và những điều mẹ cần phải biết
Thai kỳ

Tiêm rubella khi mang thai và những điều mẹ cần phải biết

Thúy Anh
Thúy Anh

16/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Vắc - xin Rubella có cơ chế giống như những loại vắc - xin khác. Khi tiêm vào cơ thể người, chúng sản sinh ra các kháng thể giúp mẹ bầu có thể phòng, chống bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm thích hợp nhất để tiêm rubella khi mang thai. Bài viết sau sẽ giải thích giúp bạn có góc nhìn chi tiết nhất.

Rubella là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh Rubella hay còn gọi là "sởi 3 ngày", do virus RNA thuộc nhóm virus có tên khoa học là Togavirus gây ra. Bệnh này lây truyền qua đường hô hấp và dễ phát tán rộng rãi. Chỉ cần người bình thường hít phải dịch tiết do người bệnh hắt hơi, khạc nhổ hay sổ mũi thì sẽ có khả năng bị lây nhiễm Rubella.

Bệnh Rubella là căn bệnh phát ban mang tính chất lành tính. Tuy nhiên, trường hợp các mẹ bầu không phát hiện các triệu chứng của Rubella sớm thì bệnh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con.

Rubella là bệnh gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với mẹ

Các triệu chứng của Rubella giống với những biểu hiện khi có thai ở những tháng đầu của mẹ. Bà bầu sẽ thường chóng mặt, buồn nôn, uể oải,... Mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai nếu không được phát hiện sớm thì sẽ đối mặt với các vấn đề: Phát sốt, thai chết non, sinh non,...

Đối với thai nhi

Rubella có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi ở những tháng đầu thai kỳ khi mà các cơ quan đang bắt đầu phân hóa. Khoảng 80% thai nhi bị lây truyền Rubella từ mẹ và mắc Rubella bẩm sinh. Trẻ sẽ đối mặt với nhiều dị tật nghiêm trọng như: đục thủy tinh thể, viêm nhãn cầu, màng nhĩ tổn thương dẫn đến điếc. Ngoài ra trong một số trường hợp bé có sức đề kháng quá yếu thì sẽ tử vong trong bụng mẹ (thai chết lưu). 

Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại sao nên tiêm vacxin rubella khi mang thai?

Vì mức độ nguy hiểm của bệnh đối với mẹ bầu bà thai nhi cho nên mẹ phải tiêm Rubella khi mang thai. Hiện nay Rubella vẫn chưa có thuốc đặc trị riêng. Đối với bà bầu khi mang thai mà chưa tiêm phòng vacxin Rubella thì trong quá trình mang thai có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe của hai mẹ con. 

Để cho những đáng tiếc không xảy ra. Trước khi lên kế hoạch có em bé mẹ nên đến các trung tâm y tế hoặc các bệnh viện tiêm phòng vacxin. Điều này khiến cho các mẹ thêm an tâm về sức khỏe tiền sinh sản của mình và vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai nhi. 

Tại sao nên tiêm vacxin rubella khi mang thai? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời điểm tiêm vacxin rubella

Để đảm bảo an toàn và tác dụng của vacxin được tận dụng tối ưu nhất thì khoảng thời gian để bà bầu đi tiêm Rubella chính là 3 tháng trước khi mang thai. Vậy “tiêm Rubella mấy mũi khi mang thai”. Các mẹ chỉ được tiêm một mũi duy nhất trước thời gian mang thai.

Có bầu rồi vẫn tiêm vắc-xin Rubella, có sao không?

Có một lưu ý dành cho chị em phụ nữ. Các mẹ tuyệt đối không được tiêm vắc-xin Rubella khi đang mang thai hoặc có khả năng thụ thai trong 1 tháng tiếp theo. Vì trong khoảng thời gian đó, thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh hoặc nhiễm Rubella từ mẹ.

Vacxin Rubella chính là dung dịch chứa các virus gây bệnh. Sau khi tiêm thì các kháng thể sẽ đi “giải quyết” các tác nhân xâm nhập. Mỗi kháng thể trong hệ miễn dịch đều có cơ chế nhận diện kháng nguyên. Cơ thể tiếp nhận virus Rubella và cần một thời gian để tạo ra kháng thể đặc hiệu đối với kháng nguyên đó. 

 Có bầu rồi vẫn tiêm vắc-xin Rubella, có sao không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Hiện tượng mang thai giả và những điều có thể bạn chưa biết

Những lưu ý khi tiêm phòng vắc-xin rubella trước khi mang thai

Khi đi tiêm phòng vắc-xin Rubella trước khi mang thai. Các chị em cần lưu ý đôi điều sau:

  • Trước khi tiêm phòng Rubella mẹ cần ăn uống nhẹ, không được để bụng đói đi tiêm ngừa vì dễ dẫn đến tình trạng hoa mắt, sốc thuốc, buồn nôn, say thuốc,..

  • Sau khi đi tiêm phòng rubella trước khi mang thai, các mẹ hạn chế đắp những vật lạ lên miệng vết tiêm. 

  • Mẹ cần tăng cường nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt mẹ nên bổ sung các loại vitamin A, K, E, C từ các loại trái cây như: Cam, chuối, kiwi, táo,...Nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể. 

  • Sau khi tiêm phòng các chị em có thể bị sổ mũi, ớn lạnh, cảm mạo kéo dài từ 1-2 ngày. Trong khoảng thời gian này mẹ hạn chế tắm rửa, chỉ lau người và vệ sinh vùng kín bằng nước ấm.

  • Nếu mẹ bị sốt cao, ngủ li bì, cơ thể uể oải, đầu óc không được tỉnh táo thì hãy liên lạc ngay với bác sĩ để có được sự hướng dẫn an toàn từ người có chuyên môn.

Những lưu ý khi tiêm phòng vắc-xin rubella trước khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chị em trước khi thực hiện kế hoạch có em bé nên tìm hiểu các chương trình “Tiêm Rubella khi mang thai” để nắm rõ được tầm quan trọng của việc chích ngừa. Trường hợp các mẹ chưa tiêm ngừa nhưng lại có bé, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh, an tâm.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey