zalo
Những điều cần làm khi mẹ bầu 37 tuần bị tiêu chảy
Thai kỳ

Những điều cần làm khi mẹ bầu 37 tuần bị tiêu chảy

Thúy Anh
Thúy Anh

24/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 37 tuần bị tiêu chảy là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Đây thường là dấu hiệu của chuyển dạ sớm nhưng cũng có thể là do một số bệnh lý như nhiễm khuẩn, bệnh về đường ruột,... 

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai 37 tuần bị tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bà bầu 37 tuần bị tiêu chảy. Thường gặp nhất là bởi những bệnh lý như:

Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Đây là nguyên nhân khá phổ biến và thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này mẹ bầu có các dấu hiệu như phân lỏng, nhiều nước và đi kèm với:

  • Lẫn máu ở trong phân.

  • Bị buồn nôn, nôn, ói mửa.

  • Bị sốt kèm theo ớn lạnh.

  • Bị chóng mặt.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể do virus, vi khuẩn xâm nhập hoặc ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa.

 Cẩn trọng với dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh về đường ruột

Một số bệnh về đường ruột có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy ở tuần 37 như: Hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac, viêm ruột,... Người mang thai sẽ bị tiêu chảy và có các dấu hiệu đi kèm khác như:

  • Bị đau bụng, đầy hơi, chướng bụng.

  • Luôn có cảm giác buồn nôn và bị nôn.

  • Gặp phải một số vấn đề về da và khớp.

Các bệnh về đường ruột có thể là nguyên nhân gây bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số nguyên nhân khác 

Tình trạng tiêu chảy ở tuần 37 còn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như:

  • Các nội tiết tố như Estrogen, Progesterone, Gonadotropin trong cơ thể có nhiều thay đổi gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

  • Do thay đổi chế độ ăn uống của mẹ bầu trong quá trình mang thai.

  • Mẹ bầu có sử dụng một số loại thuốc điều trị trong quá trình mang thai như: Thuốc huyết áp, thuốc dạ dày, thuốc kháng sinh,...

  • Thường xuyên lo lắng, căng thẳng cũng có thể gây ảnh hưởng lên hệ tiêu hoá của mẹ bầu.

Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy ở người mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai phụ bị tiêu chảy vào tháng cuối có nguy hiểm không?

Người mang bầu 37 tuần bị tiêu chảy gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và bé. Bà bầu mất nước dẫn đến người mệt mỏi. Sức khỏe của mẹ nhanh chóng giảm sút, đe dọa đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Nghiêm trọng hơn, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của em bé. Thực tế đã có những trường hợp tử vong đáng tiếc do mẹ bầu bị tiêu chảy gây nên.

Nếu tình trạng đau bụng quanh vùng rốn kéo dài, nhiều lúc đau dữ dội thì sẽ rất nguy hiểm vì các cơn đau bụng này có thể kích thích tử cung co bóp. Điều này có thể gây sinh non. 

Như vậy, tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu tuần 37 có thể gây nguy hiểm. Người mang thai tuyệt đối không nên chủ quan khi bị tiêu chảy.

Bà bầu bị tiêu chảy ở tuần 37 có thể gây nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bị tiêu chảy bao lâu thì chuyển dạ sinh nở?

Ngoài là dấu hiệu bệnh lý, bà bầu 37 tuần bị tiêu chảy còn có thể là dấu hiệu sắp sinh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiêu chảy gần ngày dự sinh là một trong những dấu hiệu của chuyển dạ.

Tuy nhiên không dễ để xác định chính xác bị tiêu chảy bao lâu thì mẹ chuyển dạ sinh nở. Bởi tùy thuộc tình trạng mỗi người, thời gian chuyển dạ có thể khác nhau. 

Thường thì các mẹ sẽ mất khoảng 1 đến 2 tuần sẽ chuyển dạ. Tuy nhiên có những người chỉ mất 1-2 ngày thì đã lâm bồn.

Do vậy khi bị tiêu chảy các mẹ cần để ý, khi có những dấu hiệu chuyển dạ đi kèm sau đây thì nên nhập viện sớm:

  • Các cơn co thắt liên tục và kéo dài, mẹ cảm thấy rất đau và khó chịu. Cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm hay biến mất khi mẹ thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm. 

  • Bị vỡ ối: Có người thấy nước nổi chảy ra thành dòng nhanh và mạnh một cách đột ngột nhưng không đau. Có người thì lại thấy nước ối chảy ra từng dòng nhỏ, chảy chầm chậm dưới chân. 

  • Có nhớt hồng là do hiện tượng mất nút nhầy gây nên báo hiệu sắp đến ngày sinh.

  • Bị đau thắt lưng là do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị giãn chuẩn bị cho em bé chào đời.

Mẹ bị tiêu chảy có thể là dấu hiệu chuyển dạ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 37 tuần bị tiêu chảy nên làm gì?

Để tránh những ảnh hưởng không hay đến sức khỏe của cả mẹ và bé, khi bị tiêu chảy mẹ bầu cần chú ý những vấn đề sau đây:

Chế độ ăn uống 

Đối với chế độ ăn uống, mẹ bầu 37 tuần bị tiêu chảy cần lưu ý:

  • Bổ sung khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày để bù nước và bổ sung muối, điện giải cho cơ thể.

  • Uống thêm các loại nước trái cây có chứa nhiều vitamin C như: Nước cam, nước chanh,... Để tăng sức đề kháng.

  • Bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá như: Sữa chua lợi khuẩn, các loại rau củ, chuối, táo, thịt nạc, thịt gà,...

  • Không ăn những thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào nhiều lần.

  • Không uống các loại nước có ga, cà phê hoặc đồ uống có chứa chất kích thích khác.

  • Không sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường,...

Thai phụ bị tiêu chảy ở tuần thứ 37 nên thay đổi chế độ ăn uống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có nên uống thuốc hay không?

Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc khi bị tiêu chảy. Việc uống sai thuốc, sai liều lượng sẽ gây nguy hại cho sức khoẻ và thai nhi.

Tốt nhất hãy chủ động thăm khám để được điều trị đúng thuốc, sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Có như vậy mới đảm bảo an toàn và nhanh khỏi bệnh.

Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc nên mẹ bị tiêu chảy. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng có phải hiện tượng bình thường?

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Có thể thấy mẹ bầu 37 tuần bị tiêu chảy nếu không được thăm khám và xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Do đó phụ nữ mang thai nếu bị tiêu chảy đi kèm với các triệu chứng sau thì cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

  • Khi tiêu chảy không giảm nhẹ hơn sau 1 ngày: Tiêu chảy kéo dài có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước, một yếu tố nguy cơ chính của chuyển dạ sớm.

  • Khi tiêu chảy trở nên nặng hơn, hoặc phân có máu, có chất nhầy hoặc hoàn toàn là chất lỏng.

  • Khi tiêu chảy kèm sốt hoặc xuất hiện cơn đau bụng dữ dội.

  • Khi có dấu hiệu mất nước: khô môi, choáng váng, chóng mặt, khát nước liên tục...

  • Khi thai nhi trong bụng ít vận động hơn, hoặc vận động mạnh mẽ hơn thường ngày. Hoặc khi bạn có những dấu hiệu như: co thắt thường xuyên, dịch tiết âm đạo nhiều hơn, dịch tiết như nước và có kèm máu.

 Trường hợp mẹ cần gặp bác sĩ ngay. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là một số thông tin về tình trạng mẹ bầu 37 tuần bị tiêu chảy mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp mẹ bầu biết xử lý đúng cách khi bị tiêu chảy, tránh được biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Diarrhea Before Labor (Prelabor Diarrhea) - Truy cập ngày 23/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/prelabor-diarrhea.aspx

6 Telltale Signs of Labor - Truy cập ngày 23/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/telltale-signs-of-labor

Diarrhea in Pregnancy - Truy cập ngày 23/05/2022

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/diarrhea-in-pregnancy/

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!