Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến mẹ bầu 32 tuần bị đau bụng dưới mà mức độ nguy hiểm của hiện tượng này cũng sẽ khác nhau. Nếu là do kích thước của thai nhi lớn thì bạn không cần lo lắng. Nhưng nếu là do bệnh lý thì tình trạng này có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Các triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai
Để biết được chính xác mẹ bầu 32 tuần bị đau bụng dưới là hiện tượng sinh lý hay dấu hiệu bệnh lý thì bạn cần nắm chắc các triệu chứng sau:
Đau lâm râm
Đau lâm râm vùng bụng dưới là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu 32 tuần. Nguyên nhân là lúc này thai đã lớn và làm căng tử cung. Em bé càng lớn thì hệ thống dây chằng sẽ càng phải hoạt động mạnh hơn để có thể nâng đỡ bào thai.
Chính sự căng cơ này là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Ngoài ra mẹ bầu còn cảm thấy đau đáy thắt lưng, hai bên hông và vùng chậu.
Tình trạng đau lâm râm này thường sẽ không xảy ra quá nhiều. Để khắc phục, thai phụ có thể ngồi tựa lưng. Tư thế này sẽ giúp làm giảm áp lực lên phần bụng. Khi đứng dậy không nên đứng đột ngột mà cần tìm cho mình 1 điểm tựa và từ từ đứng lên.
Khi ngủ mẹ hãy nằm nghiêng sang bên trái để giảm bớt gánh nặng lên vùng xung quanh. Điều này cũng sẽ giúp làm dịu các cơn đau bụng lâm râm.
Ngoài ra mẹ bầu hãy thường xuyên massage hoặc tham gia các lớp yoga. Những vận động nhẹ nhàng này sẽ giúp người mang thai thư giãn và thoải mái hơn.
Đau một bên bụng dưới
Mẹ bầu 32 tuần bị đau bụng dưới một bên cũng là tình trạng thường gặp. Cơn đau có thể xảy ra ở bên trái hoặc bên phải tùy từng người.
Các cơn đau này có thể xuất hiện nhiều lần và mức độ đau thường giảm dần. Tuy nhiên cũng có không ít thai phụ bị đau dữ dội, đau quặn thắt kéo dài.
Đau bụng dưới bên trái thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ mang thai tuần 32. Vùng bụng dưới bên trái tính từ rốn cho đến xương chậu.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu 32 tuần bị đau bụng dưới bên trái chủ yếu cũng là do áp lực từ kích thước thai nhi gây nên.
Sự phát triển về kích thước của thai nhi khiến cho dây chằng bên trái bị tác động và kéo căng. Từ đó gây nên những cơn đau kéo dài ở vùng bụng dưới bên trái. Đôi khi cơn đau có thể lan đến tận vùng háng.
Đau một bên bụng dưới là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Do vậy bạn không cần quá lo lắng nhưng nếu có kèm theo các triệu chứng bất thường khác bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, kiểm tra.
Đau quặn bụng dưới
Phụ nữ mang thai có các cơn đau quặn bụng dưới thì không nên chủ quan bởi đây thường là dấu hiệu của bệnh lý. Các bác sĩ cho biết tình trạng này dễ bắt gặp ở phụ nữ bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến các khối u này xuất hiện trong thai kỳ vẫn chưa được lăng rõ. Mẹ có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu đi kèm như:
-
Chảy máu ở vùng âm đạo.
-
Bụng dưới bị căng tức.
-
Đau thắt lưng và đi tiểu nhiều hơn.
Ngoài ra, đau quặn bụng dưới ở mẹ bầu 32 tuần còn có thể do bị rối loạn tiêu hoá. Hoặc cũng có thể là do tình trạng tiền sản giật, doạ sảy thai, thai ngoài dạ con….
Nguyên nhân gây đau bụng ở thai phụ
Ngoài những nguyên nhân trên, bà bầu 32 tuần bị đau bụng cũng có thể do:
Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi lớn dần sẽ chèn ép lên tử cũng và khiến cho người mẹ bị chuột rút ở bên trái hoặc phải. Tình trạng này hay xuất hiện khi tử cung mở rộng. Lúc này các dây chằng, các việc có giãn nên khi thai phụ hồ, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế sẽ dẫn đến đau ở vùng bụng dưới.
Đau dây chằng tròn
Tại vùng háng sẽ có các dây chằng tròn và có vai trò hỗ trợ tử cung trong giai đoạn mang thai. Nếu bạn thường bị đau ở vùng bụng bên phải thì rất có thể là do đau dây chằng tròn gây nên. Bởi khi nó đau sẽ chủ yếu tác động đến vùng bụng bên phải.
Tử cung nghiêng về phía bên phải
Trường hợp tử cung nghiêng về bên phải sẽ khiến cho dây chằng tại đây được thư giãn. Tuy nhiên dây chằng bên trái lúc này bị kéo căng và dẫn đến cơn đau.
Dịch vị dạ dày, tá tràng tăng lên, táo bón
Đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai nhất là 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân thường là do đường tiêu hoá chịu ảnh hưởng của sự lên xuống của nồng độ hormone.
Dịch vị dạ dày, tá tràng tăng lên dễ dẫn đến xuất hiện các cơn đau vùng bụng trái. Tình trạng táo bón, đầy hơi, gây đau buốt, nhói ở vùng bụng dưới bên phải.
Cơn gò tử cung
Đây là cơn gò sinh lý hay còn gọi là "chuyển dạ giả" thường xuất hiện vào các tháng cuối của thai kỳ. Khi nó xuất hiện, bà bầu có thể cảm thấy như bị thắt chặt hoặc chuột rút ở vùng bụng dưới. Hoặc nếu mẹ bầu ấn nhẹ lên vùng bụng hay khi hoạt động hoặc khi cơ thể mất nước, các cơn đau sẽ xuất hiện.
Viêm tuyến tụy
Vị trí của tuyến tụy là phía sau dạ dày. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ ăn lượng lớn thức ăn có chứa nhiều chất béo thì nguy cơ bị viêm tuyến tụy là rất lớn. Khi cơ quan này bị viêm sẽ xuất hiện các cơn đau ở bụng dưới bên trái.
Mẹ bầu 32 tuần bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Mẹ bầu 32 tuần bị đau bụng dưới có thể trở nên nguy hiểm khi nó là dấu hiệu của các bệnh lý như:
Nang buồng trứng
Ở giai đoạn đầu khi thai đã đi vào tử cung thì phần còn lại của nang buồng trứng sẽ "tích tụ" và tạo thành hình giống như quả trứng. Sau đó nó "kết tụ" thành luteum thể vàng.
Các luteum này sẽ tự động co lại khi 3 tháng đầu thai kỳ kết thúc. Nếu các thể vàng này kéo dài bất thường sẽ hình thành nên các nang chứa chất lỏng hay còn gọi là u nang.
Thông thường các u nang này sẽ tự tiêu biến mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt nó không biến mất mà tiếp tục lớn lên.
Nếu u nang quá lớn có thể gây xoắn nang gây đau bụng. Thậm chí dẫn đến vỡ nang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ và em bé.
Sảy thai
Dấu hiệu nghi ngờ sảy thai thường là đau dữ dội vùng bụng dưới bên phải. Tình trạng chảy máu đỏ hoặc máu cục, chuột rút, đau lưng dưới, cơn đau ở hai bên dạ dày,… Sảy thai nếu không được xử lý gấp, mất máu quá nhiều có thể gây tử vong.
Bong nhau thai
Triệu chứng để mẹ bầu nhận biết nguy cơ bong nhau thai đó là xuất hiện các cơn đau trong tử cung ở tam cá nguyệt thứ 3. Mẹ bầu sẽ nhận thấy đau dữ dội ở vùng bụng, co thắt ở cổ tử cung, chảy máu âm đạo…
Bong nhau thai ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Nếu không được xử lý sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Tiền sản giật
Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật thường xuất hiện các dấu hiệu như: đau ở bên phải phía dưới xương sườn. Đau đầu, mờ mắt, nhạy cảm, buồn nôn, đau bụng dưới….
Tiền sản giật là tình trạng nguy hiểm có thể gây tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Nó khiến cho người mang thai đối mặt với nguy cơ đột quỵ, hỏng gan, hỏng thận, phổi…
Dấu hiệu sinh non
Bà bầu 32 tuần bị đau bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Lúc này mẹ bầu cảm thấy đau thắt lưng kéo dài, âm ỉ nhiều ngày. Các cơn đau đột ngột giống như đau bụng kinh. Sinh non rất nguy hiểm, mẹ bầu không nên chủ quan.
Xem thêm: Mẹ bầu 32 tuần con nặng bao nhiêu kg theo tiêu chuẩn?
Mẹ bị đau bụng dưới nên làm gì?
Mẹ bầu 32 tuần bị đau bụng dưới nếu ở mức độ nhẹ thì không đáng lo ngại. Thường thì các cơn đau này sẽ nhanh chóng biến mất và không ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Bà bầu có thể tham khảo một số phương pháp làm dịu cơn đau như:
-
Nằm hoặc ngồi thư giãn, tuyệt đối không vận động mạnh.
-
Nên chườm ấm hoặc nóng nhẹ nhàng tại vùng bụng bị đau.
-
Tắm nước ấm cũng sẽ giúp làm dịu cơn đau khó chịu hiệu quả.
-
Khi nằm nên nằm nghiêng về bên phải và có thể kê gối gác chân để được thoải mái nhất.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mẹ bầu 32 tuần bị đau bụng dưới nếu thấy có những triệu chứng này cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
-
Các cơn đau vùng bụng dưới càng ngày càng nặng, đau quặn và đi kèm với chảy máu âm đạo.
-
Đau bụng dưới kèm theo đi ngoài, buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê.
-
Người mệt mỏi, hay bị choáng váng, thường xuyên ngất xỉu.
Những dấu hiệu này cảnh báo nguy cơ của bệnh lý, sảy thai, dọa sảy thai. Do vậy mà bầu cần chủ động gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân khiến mẹ bầu 32 tuần bị đau bụng dưới. Hy vọng thai phụ sẽ có thêm kiến thức để xử lý kịp thời khi gặp phải tình trạng này.
Abdominal Pain and Pregnancy: What to Know - Truy cập ngày 18/05/2022
https://www.webmd.com/parenting/abdominal-pain-and-pregnancy-what-to-know
Low belly pain when pregnant: Causes and treatments - Truy cập ngày 18/05/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/low-belly-pain-when-pregnant
32 weeks pregnant lifestyle - Truy cập ngày 18/05/2022