zalo
Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 16 tuần
Thai kỳ

Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 16 tuần

Thúy Anh
Thúy Anh

12/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thai nhi lớn dần sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể cho cả mẹ và bé. Các mẹ bầu 16 tuần sẽ cảm nhận được những khác biệt trên cơ thể khi bước sang thai kỳ tháng thứ tư.

Sự thay đổi trên cơ thể bà bầu tuần 16

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có những thay đổi như sau:

Thay đổi về cơ thể

Đây có lẽ chính là những thay đổi dễ phát hiện ra nhất của các bà bầu tuần 16 với những biểu hiện như:

  • Cảm thấy chộn rộn trong bụng bởi những cú đạp của em bé. 

  • Cảm giác khó thở: Nguyên nhân chính là do lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Các hormone thai kỳ khiến mao mạch bị sưng phồng, cơ khí quản và phế quản bị giãn ra hết mức khiến cho việc hô hấp của người phụ nữ gặp khó khăn. Ngoài ra, việc khó thở còn do thai nhi lớn lên, chèn ép vào các cơ hoành và phổi.

  • Sữa sẽ tiết ra nhiều hơn. Lưu lượng máu tăng cao làm tĩnh mạch nổi rõ, kém thẩm mỹ khiến nhiều bà bầu tuần 16 tự ti

  • Vòng eo tăng lên là điều hiển nhiên bởi giai đoạn này thai nhi phát triển vô cùng mạnh mẽ.

  • Lượng nước ối sẽ khoảng 250 gram.

  • Bước vào tuần 16, tử cung sẽ lớn gần bằng trái dưa lưới nhỏ và bụng càng nặng hơn. Khi này, đỉnh tử cung gần với rốn nhất.

  • Vết rạn da ở vùng bụng, đùi, bầu vú cũng sẽ xuất hiện. Các loại kem giảm rạn da là điều không thể thiếu vào thời gian này.

 Những thay đổi trên cơ thể phụ nữ mang thai 16 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thay đổi về mặt cảm xúc

Không chỉ có cơ thể thay đổi, cảm xúc của người mẹ cũng sẽ thay đổi nhiều.

  • Vào tuần thai thứ 16, người mẹ có thể cảm nhận được sự liên kết vô hình với đứa con đang trong bụng. Vì vậy, tâm lý của bà bầu tuần 16 sẽ dễ chịu hơn, không dễ cáu gắt như trước.

  • Thời điểm này chính là lúc phụ nữ nên chuẩn bị kế hoạch sinh bé. Điều này phần nào giúp người mẹ được thư giãn, vui vẻ khi nghĩ tới sẽ được chào đón một sinh linh bé nhỏ.

Mẹ bầu tuần thứ 16 nên giữ tâm trạng thoải mái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những triệu chứng mẹ có thể gặp

Ngoài những sự thay đổi trên, sẽ có một vài triệu chứng khác mà mẹ bầu tuần 16 có thể gặp phải:

  • Táo bón: Đây là triệu chứng mà hầu như bà bầu nào cũng gặp phải. Sự tăng trưởng kích thước thai nhi gây không ít áp lực lên đường ruột. Quá trình bài tiết cũng vì đó mà bị ảnh hưởng. 

  • Tuyến vú tăng trưởng mạnh: Vào tuần 16, thai phụ sẽ thấy ngực phát triển, to hơn bình thường.

  • Tăng tiết dịch âm đạo: Cảm giác này không hề dễ chịu tí nào. Nội tiết tố thay đổi, dịch tiết ra nhiều khiến vùng kín bị  ngứa ngáy. Nếu tình trạng này kéo dài và có xu hướng không giảm, mẹ nên đi khám bác sĩ.

  • Đau lưng: Bụng to lên kéo theo phần lưng bị cong. Điều này khiến cơ lưng bị căng cứng, gây ra cảm giác đau.

  • Suy tĩnh mạch: Triệu chứng này rất dễ xảy ra nếu như không biết cách duy trì cân nặng.

  • Chảy máu nướu răng: Sự thay đổi của hormone gây ra kích ứng, viêm nướu ở nhiều mẹ bầu tuần 16. Nướu nhạy cảm hơn, dễ tổn thương dù chỉ là đánh răng.

Chảy máu răng là một trong số những triệu chứng mẹ có thể gặp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự thay đổi rõ rệt của thai nhi

Tuần thứ 16 là giai đoạn thai nhi trong bụng bắt đầu phát triển tốt hơn. Các bộ phận như xương, móng tay, móng chân dần được hoàn thiện và cứng cáp. Khi đi siêu âm, mẹ bầu 16 tuần có thể thấy được nhiều sự thay đổi của con. Điển hình như:

  • Kích thước lớn dần: Lúc này, thai nhi có thể dài khoảng 12cm, nặng khoảng 100g. Tim thai sẽ hoạt động mạnh mẽ, bơm 25 lít máu nuôi dưỡng cơ thể. Và lượng máu này có thể tăng theo thời gian.

  • Tay chân cử động nhiều hơn: Do xương đã phát triển, cứng cáp hơn, các phản xạ của tay chân và cơ thể cũng được hình thành

  • Mắt của thai cũng di chuyển: Đây là thời điểm mắt di chuyển tới mặt trước của đầu. Hơn nữa, cho dù mí mắt chưa mở nhưng mắt vẫn có thể tới bên này, bên kia.

  • Tai về đúng vị trí: Tai sẽ về vị trí và bắt đầu lắng nghe được giọng nói của con người và những tiếng ồn xung quanh.

  • Biểu cảm: Khuôn mặt sẽ có những biểu cảm nhất định, đôi khi sẽ có hành động ngáp ngủ cực đáng yêu. Đây cũng chính là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của người phụ nữ khi đi siêu âm.

Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu 12 tuần cần lưu ý gì để đảm bảo sức khỏe thai kỳ?

Mẹ cần chú ý gì khi mang thai tuần 16

Với những thay đổi về cả cơ thể lẫn cảm xúc, của cả mẹ và con, bà bầu 16 tuần cần chú ý những điều sau để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh ở tuần 16.

Ngăn ngừa giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch khiến mẹ bầu 16 tuần đau đớn ở chân và khó chịu, đôi khi còn nóng rát. Vì vậy, để tình trạng này không xảy ra, mẹ bầu nên:

  • Không nên đứng hoặc ngồi bắt chéo chân trong một khoảng thời gian dài

  • Tạo cho mình thói quen nâng cao chân.

  • Thường xuyên tập thể dục để tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn.

  • Nên đi tất hỗ trợ hoặc tất nén cải thiện lưu thông ở chân.

  • Nên mặc quần áo rộng ở đùi và eo.

Biện pháp ngăn ngừa giãn tĩnh mạch. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối phó với nghẹt mũi

Nghẹt mũi cũng là hiện tượng mà không ít bà bầu tuần 16 gặp phải ngay cả khi không bị cảm hoặc dị ứng. Tình trạng này khiến mẹ bầu 16 tuần rất khó chịu. Một số biện pháp có thể sử dụng như:

  • Dùng máy tạo độ ẩm để dịch tiết mũi lỏng ra

  • Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

  • Nên nằm gối cao, kê cao đầu.

Đối phó với ngạt mũi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống khoa học giúp việc mang thai dễ dàng hơn, nhẹ nhàng hơn cho mẹ bầu. Bên cạnh đó cũng đảm bảo được cân nặng cho thai nhi.

Những thực phẩm được cho là tốt cho bà bầu tuần 16 là trái cây, rau xanh và các loại ngũ cốc. Mẹ bầu cũng chỉ nên ăn thịt nạc, trứng, sữa chua,.... 

Nếu như mẹ không quen ăn, hãy chế biến những thực phẩm trên thành những ăn quen thuộc, theo sở thích của mình. 

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ ăn uống

Mặc dù đã đến tuần thai thứ 16 nhưng nhiều mẹ vẫn rất kém ăn hoặc hay thèm ăn những món lạ. Do vậy, chế độ ăn uống cần được chú trọng nhiều hơn.

Việc thay đổi món sẽ giúp thai phụ nạp thêm được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi con, giúp cả mẹ cả con đều khỏe mạnh.  

Ngoài ra, vấn đề ăn uống quá nhiều có thể khiến mẹ khó tiêu, dẫn đến táo bón. Do đó, phụ nữ mang thai 16 tuần chỉ nên ăn đủ no nhưng vẫn phải đảm bảo được dưỡng chất.

Nên thay đổi đa dạng món ăn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chuẩn bị thực hiện xét nghiệm Quad test

Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé, bố nên đưa hai mẹ con đi xét nghiệm Quad test để theo dõi các chỉ số.

Nếu như có vấn đề về sức khỏe, các bác sĩ có thể kịp thời can thiệp. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm dự đoán dị tật thai, sàng lọc tuyến giáp, xét nghiệm ký sinh trùng,...

Tất cả những xét nghiệm này đều hướng tới việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé và sự khỏe mạnh của người mẹ.

Một số xét nghiệm có thể làm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự quan tâm của người bố trong gia đình

Ngoài những lưu ý trên, sự quan tâm của người thân và gia đình có vai trò vô cùng quan trọng với mẹ bầu 16 tuần, đặc biệt là người chồng. 

Ngoài giờ đi làm, bố có thể trò chuyện với con, kể cho con nghe nhiều câu chuyện, hoặc đơn giản là cho con nghe những bài hát nhẹ nhàng. 

 

Vai trò của người chồng là rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khoa học cũng đã chứng minh, phương pháp giáo dục con từ trong bụng mẹ tốt nhất chính là cho con nghe nhạc, nghe truyện.

Không phải bài hát, câu chuyện nào con cũng có thể nghe mà bố mẹ cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi cho con tiếp xúc với âm thanh. 

Nếu như bố mẹ quá bận, hãy sử dụng app VMonkey. Ngoài ra, Monkey Stories cũng là một app hay. Đây đều là những app sở hữu kho tàng truyện, bài hát tiếng Việt lẫn tiếng Anh phù hợp với các bé ngay từ khi ở trong bụng mẹ. 

Phần mềm Monkey Stories tích hợp nhiều bài hát, câu chuyện tiếng Anh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ, thai phụ sẽ có những thay đổi rõ rệt. Mẹ bầu 16 tuần nên chú ý những điều trên để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra an toàn nhé!

Week 16 – your 2nd trimester - Truy cập ngày 10/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-16/

16 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 10/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-16.aspx

16 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 10/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/16-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!