Bước qua 12 tuần đầu mang thai nghĩa là mẹ sắp hoàn thành tam cá nguyệt thứ nhất. Một giai đoạn mới được hình thành với nhiều điều mới mẻ mà mẹ bầu 12 tuần cần lưu ý. Đây là một cột mốc đáng nhớ với nhiều thay đổi về cơ thể mẹ bầu lẫn sự phát triển của thai nhi.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Dấu hiệu thai 12 tuần khỏe mạnh
Để nhận biết thai 12 tuần tuổi có khỏe mạnh hay không, phụ nữ mang thai hãy xem xét các dấu hiệu sau:
-
Tim thai khỏe, cân nặng thai nhi đạt 14g, chiều dài đạt 5.4cm.
-
Dấu hiệu về số lần cử động thai: Trên 4 lần trong khoảng từ 30 đến 40 phút.
-
Trong 1 tiếng đồng hồ, thai nhi cử động khoảng 4 lần.
Những thay đổi ở tuần thứ 12
Cơ thể mẹ và thai nhi sẽ có nhiều thay đổi khi bước sang tuần thai thứ 12. Cụ thể là:
Sự thay đổi của mẹ
Bà bầu tuần 12 sẽ có một số thay đổi bao gồm:
-
Quần áo mặc hàng ngày trở nên chật hơn. Đây là thời gian mẹ cần đổi sang mặc quần áo dành cho bà bầu.
-
Trọng lượng tăng khoảng 900g.
-
Tử cung phát triển nhanh chóng, bác sĩ chuyên khoa có thể cảm nhận tử cung của mẹ bầu ở vùng bụng dưới rốn.
-
Thường xuyên bị táo bón nếu không uống đủ nước. Nguyên nhân là cơ thể mẹ bầu lúc này ưu tiên dành nước để tạo nước ối cho thai nhi. Việc mẹ uống ít nước chẳng những gây nên tình trạng táo bón mà còn làm ảnh hưởng đến em bé.
-
Thỉnh thoảng bị đau bụng do thai nhi cử động hoặc bị chuột rút do cơ thể không được cung cấp đủ kali, canxi, magie. Mẹ có thể bổ sung chất khoáng từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.
-
Không còn các triệu chứng ốm nghén do hormone đã bắt đầu ổn định.
-
Ngoại hình trở nên cân đối, đầy đặn, bụng to hơn.
-
Hormone trong cơ thể đã bắt đầu ổn định nên các triệu chứng ốm nghén sẽ dễ chịu hơn khiến cho tâm trạng của mẹ vui vẻ.
-
Vùng kín tiết ra nhiều khí hư nên luôn ẩm ướt.
-
Xuất hiện triệu chứng ợ chua trong thai kỳ do hormone progesterone tiết ra khiến các vách ngăn giữa dạ dày và thực quản được thả lỏng, axit dạ dày trào ngược tạo cảm giác nóng, khó chịu.
-
Bắt đầu sản xuất sữa non.
Sự thay đổi của thai nhi
Thai nhi 12 tuần tuổi sẽ có những thay đổi bao gồm:
-
Chiều dài khoảng 5.3cm, cân nặng khoảng 28g.
-
Đầy đủ các bộ phận và hệ cơ quan, cơ thể tiếp tục phát triển nhanh chóng.
-
Dần hoàn chỉnh hơn, xương cứng cáp, hệ thống thần kinh trong não phát triển đáng kể.
-
Tim thai đập nhanh, có thể gấp đôi nhịp tim của mẹ bầu.
-
Các ngón tay chân tách rời nhau, bắt đầu có vân tay. Bé hình thành hoạt động co ngón tay, ngón chân.
-
Miệng có phản xạ mút, mắt vẫn chưa mở.
-
Hệ tiêu hóa phát triển tương đối hoàn chỉnh, thận bắt đầu làm việc.
Thay đổi về tâm lý
Khi mang thai được 12 tuần, mẹ bầu đôi lúc sẽ thấy căng thẳng vì cơ thể thay đổi, bụng cũng to dần. Mẹ bắt đầu hoang mang, lo lắng, không biết cơ thể mình trông thế nào, có quá khác trước khi mang thai hay không, liệu sau sinh có lấy lại vóc dáng như xưa không.
Mặc dù vậy, nguy cơ sảy thai trong giai đoạn này không còn cao như trước nên mẹ có thể cảm thấy thoải mái hơn.
Thai phụ lần đầu làm mẹ sẽ thấy bồn chồn vì quá trình mang thai cũng còn khá dài. Nếu được gia đình, đặc biệt là người chồng chia sẻ thì tâm lý mẹ bầu sẽ thoải mái hơn.
Những dấu hiệu mẹ cần cẩn trọng
Tuy mẹ đã vượt qua tam cá nguyệt thứ nhất nhưng nguy cơ sảy thai vẫn có thể xảy ra dù với tỉ lệ rất thấp. Vì thế, mẹ hãy cẩn trọng một số dấu hiệu sau:
-
Đau lưng tăng dần với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu bị đau ở 2 bên xương chậu thì thai phụ có thể mang thai ngoài tử cung.
-
Ra máu bất thường và kéo dài.
-
Xuất hiện cơn co tử cung với tần suất 5 đến 20 phút một lần thì mẹ cần đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Bà bầu tuần 12 cần khám những gì?
Dưới đây là một số xét nghiệm mà mẹ bầu 12 tuần nên thực hiện:
-
Siêu âm đo độ mờ da gáy của em bé nhằm chẩn đoán sớm nguy cơ bị hội chứng Down.
-
Xét nghiệm nhóm máu và công thức máu giúp phát hiện sớm tình trạng bất đồng nhóm máu (nếu có). Điều này sẽ giúp xác định được thai nhi có bị bệnh tán huyết hay không.
-
Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh như viêm gan B, HIV lây truyền từ mẹ sang con.
-
Xét nghiệm đường huyết thai kỳ nhằm kiểm tra lượng đường trong máu mẹ, từ đó chẩn đoán xem mẹ có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
-
Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện các biến chứng thường gặp trong thai kỳ như tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ về thận hoặc thiếu hụt carbohydrate…
-
Xét nghiệm Double test và xét nghiệm NIPT để biết được thai nhi có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể hay không.
-
Xét nghiệm Rubella IgM và IgG để tìm ra kháng thể mắc bệnh Rubella hay không, từ đó điều trị sớm để tránh cho thai nhi bị Rubella bẩm sinh.
Lưu ý khi khám thai
Khi đi khám thai, mẹ bầu nên nhịn ăn để giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác. Thai phụ nên nhịn ăn trong vòng 12 giờ đồng hồ trước khi xét nghiệm. Sau khi lấy máu, mẹ có thể ăn nhẹ để tránh bị tụt đường huyết, ảnh hưởng sức khỏe bản thân.
Xem thêm: Bà bầu tuần 11 cần lưu ý những gì?
Phụ nữ mang thai 12 tuần cần chú ý gì?
Để chuẩn bị tốt nhất trước khi bước sang tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ hai, bác sĩ sản khoa có một số lời khuyên dành cho mẹ bầu như sau:
Mẹ nên làm gì?
Thai phụ cần lưu ý:
-
Mặc quần áo rộng rãi, không quá chật để tạo cảm giác thoải mái.
-
Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây, thịt nạc, chất đường bột với độ ngọt không quá cao.
-
Bổ sung sữa chua, sữa dành cho mẹ bầu với thành phần canxi, protein cùng các khoáng chất thiết yếu.
-
Dùng kem chống nắng khi đi ra đường để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tia tử ngoại.
-
Bắt đầu thực hiện bài tập Kegel để tăng cường sức khỏe cho cơ quan sinh dục nữ.
Điều mẹ nên tránh
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên:
-
Ăn nhiều bánh ngọt, thức ăn ngọt để tránh bị tiểu đường thai kỳ.
-
Tự ý uống thuốc, nhất là thuốc kháng sinh nếu chưa được bác sĩ chuyên khoa đồng ý.
-
Sử dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu bia.
-
Làm việc nặng nhọc.
-
Không ngủ đủ giấc, không nghỉ ngơi điều độ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu gặp những tình trạng sau, thai phụ cần đi khám bác sĩ ngay lập tức:
-
Âm đạo chảy nhiều máu.
-
Xuất hiện các đốm đỏ trên da kéo dài trong thời gian từ 3 ngày trở lên.
-
Đau dữ dội hoặc bị chuột rút cả ngày.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu 12 tuần hiểu rõ và trang bị thêm nhiều kiến thức mang thai hữu ích. Để hoàn thành tuần thai này và sẵn sàng bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mẹ hãy giữ tâm lý thật tự tin, lạc quan và thoải mái nhé!
12 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 10/05/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/12-weeks-pregnant
Week 12 – your 1st trimester - Truy cập ngày 10/05/2022
https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/1st-trimester/week-12/
12 weeks pregnant - Truy cập ngày 10/05/2022
https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/12-weeks-pregnant