zalo
Tổng hợp những điều mẹ bầu tuần 35 cần phải biết
Thai kỳ

Tổng hợp những điều mẹ bầu tuần 35 cần phải biết

Thúy Anh
Thúy Anh

26/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu tuần 35 có thay đổi gì? Mẹ cần lưu ý gì để đối phó với những triệu chứng mình gặp phải? Cẩn trọng với mọi thay đổi của mẹ và bé để có thai kỳ khỏe mạnh.

Thai nhi 35 tuần tuổi có những thay đổi gì?

Tuần thứ 35, thai nhi tiếp tục có những thay đổi để dần đi đến hoàn thiện ở tuần cuối của thai kỳ:

  • Chiều dài cơ thể có thể đạt đến mức tối đa khi sinh, khoảng 46cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. 

  • Cân nặng nằm trong khoảng 2,2 đến 2,7 kg; Tiếp tục tăng cân nhanh, mỗi ngày khoảng 30g.

  • Cơ thể tiếp tục phát triển thêm lớp mỡ cần thiết, nhất là ở vùng vai.

  • Thường xuyên vận động, từ máy, đạp chân đến ngọ nguậy và cuộn tròn do tử cung lúc này đã khá chật chội. 

  • Có thể đã di chuyển về ngôi thai thuận, quay đầu xuống khung chậu, gần với cổ tử cung của mẹ để thuận tiện cho sự chào đời sắp tới. 

  • Não tiếp tục có những phát triển nhanh chóng với những nếp nhăn ngày càng nhiều.

  • Thận đã hoàn thiện, gan và phổi tiếp tục phát triển, tai đã hình thành và hoạt động tốt.

Thai nhi 35 tuần tuổi đã có thể quay đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những thay đổi trên cơ thể bà bầu tuần 35

Cùng với sự lớn thêm của thai nhi, cơ thể mẹ bầu 35 tuần có thêm những thay đổi trong tuần này: 

  • Cân nặng tiếp tục tăng do em bé giai đoạn này tập trung phát triển cân nặng: So với trước khi mang thai tăng lên trung bình 13 đến 15 kg.

  • Tử cung đã khá to, chiều cao trung bình là 31cm, chiều dài tính từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung có thể đạt 35cm.

  • Sự chuyển dạ sớm, sinh non có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là thai phụ mang song thai, đa thai. 

Một số thay đổi trên cơ thể bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những triệu chứng bà bầu tuần thứ 35 có thể gặp

Mang thai ở tuần 35 chưa bao giờ là thoải mái đối với thai phụ. Mẹ bầu tuần 35 có rất nhiều triệu chứng phải đối mặt, rất cần sự chia sẻ, động viên của người thân.

Nhức đầu

Do lúc này thai đã lớn, làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não gây nhức đầu. Ngoài ra, có thể do nội tiết tố thay đổi, tình trạng mất ngủ, nằm ngủ sai tư thế, môi trường làm việc căng thẳng cũng khiến mẹ bị nhức đầu. 

Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy nhức đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau cột sống lưng

Việc thai nhi ngày một lớn, khiến tử cung càng to ra làm chèn ép các mạch máu và dây thần kinh ở lưng mẹ bầu, dẫn đến tình trạng bị đau lưng. Sự tăng trưởng của nồng độ estrogen và progesterone làm các khớp và dây chằng nới lỏng cũng là một trong số nguyên nhân.

Mệt mỏi, hay quên

Khối lượng tế bào não của mẹ bầu tuần 35 bị thu hẹp hơn trước khá nhiều, dẫn đến triệu chứng mệt mỏi, hay quên. Sau sinh, tình trạng này sẽ được cải thiện nên thai phụ đừng lo lắng nhiều.

Mẹ dễ mệt mỏi, hay quên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh trĩ, táo bón

Táo bón kéo dài khiến các mạch máu quanh vùng trực tràng bị giãn tĩnh mạch, lâu ngày gây ra bệnh trĩ. Phụ nữ mang thai có thể dùng khăn ấm hoặc giấy vệ sinh để làm dịu các búi trĩ.

Giãn tĩnh mạch

Quá trình lưu thông máu đến chân có thể bị hạn chế do tử cung lớn gây chèn ép. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân người mang thai. Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức hoặc ngứa chân. Hãy tập thể dục nhẹ nhàng và tìm đến sự hỗ trợ của đôi tất chống giãn tĩnh mạch để cải thiện tình trạng trên. 

Đi tiểu thường xuyên

Sang tuần 35, em bé di chuyển thấp hơn xuống vùng chậu. Cộng thêm tử cung lớn gây chèn ép và làm kích thích bàng quang, làm cho mẹ bầu đi tiểu thường xuyên, thậm chí tiểu không tự chủ. 

Làm sao để hạn chế tình trạng tiểu són? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để hạn chế tình trạng này, thai phụ nên áp dụng các bài tập Kegel giúp cải thiện cơ của xương chậu và kiểm soát són tiểu đáng kể.

Ợ nóng

Tử cung phát triển hơn, gây áp lực lên vùng dạ dày là nguyên nhân của chứng ợ nóng ở mẹ bầu. 

Cách hạn chế tình trạng này là bà bầu không nên ăn quá no và nằm ngay sau khi ăn. Tốt nhất là chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn quá nhiều vào mỗi bữa chính, ăn chậm và nhai kỹ. Thai phụ cũng nên hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu, thức ăn cay nóng.

Phù nề

Tử cung phát triển làm động mạch chủ và các tĩnh mạch ở vùng xương chậu bị chèn ép, khiến máu khó lưu thông đến chân dẫn đến hiện tượng phù nề. Nếu phù ở chân không đáng lo, nhưng phù ở mặt và quanh mắt có thể là dấu hiệu của tiền sản giật rất nguy hiểm. 

Triệu chứng phù nề. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để phòng ngừa phù nề chân, mẹ bầu hạn chế ngồi một chỗ lâu, mang giày dép và quần áo thoải mái, uống nhiều nước.

Nướu chảy máu

Nướu chảy máu có thể do vệ sinh răng miệng, ăn uống thiếu chất. Để hạn chế chảy máu, mẹ bầu nhớ đánh răng sau khi ăn bánh kẹo, đồ ăn vặt và hãy bổ sung thêm vitamin C trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Viêm da

Một số phụ nữ mang thai bị nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ ở bụng. Thai phụ có khả năng đã bị PUPPP (mẩn ngứa - mề đay trong thai kỳ). Mẹ hãy thử bôi gel lô hội sau khi tắm để làm dịu cơn ngứa.

Hiện tượng viêm da. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chậm chạp

Mẹ bầu 35 tuần khá chậm chạp, thai nhi to làm mẹ luôn cảm thấy nặng nề, đi lại khó khăn. Mọi sự vận động của mẹ lúc này đều phải cẩn trọng, an toàn là trên hết. Tuyệt đối đừng trèo lên ghế cao để với lấy một thứ gì đó. Cách tốt nhất là nhờ người thân giúp đỡ. 

Não thai kỳ

Khối lượng tế bào não của mẹ lúc này thực sự đang bị thu hẹp, cơ thể ngày càng mệt mỏi làm mẹ bầu thường hay quên. Triệu chứng này sẽ giảm dần sau khi em bé được sinh ra. 

Cơn co tử cung

Đây là những cơn gò sinh lý, giúp mẹ làm quen với việc chuyển dạ. Tuần 35, các cơn co thắt tử cung tăng lên so với trước đây. Lúc này, cơ thể mẹ đã sẵn sàng cho quá trình sinh nở sắp tới. 

Cơn co tử cung thường xuất hiện trong thời gian này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm lý thay đổi 

Chỉ còn vài ba tuần nữa thôi, em bé của bạn sắp chào đời, mẹ bầu tuần 35 sẽ luôn ở trong tâm trạng vừa háo hức chờ đợi ngày được bế con trên tay, vừa lo lắng việc sinh nở có thuận lợi hay không. 

Hãy để cho tâm hồn mình được thoải mái, tĩnh tâm, cứ để mọi việc thuận theo tự nhiên nhé.

Một số triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng trên, mẹ có thể xuất hiện những biểu hiện khác:

  • Thở bị hụt hơi, thậm chí khó thở.

  • Bị khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.

  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt,

  • Bầu ngực trở nên mềm hơn, đầu vú chảy sữa non.

Bà bầu có thể cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Những thay đổi cơ thể mẹ bầu 27 tuần không nên bỏ qua

Mẹ bầu 35 tuần nên chú ý những gì?

Có quá nhiều triệu chứng khiến bà bầu 35 tuần mệt mỏi, lo lắng nếu không biết cách khắc phục. Sau đây là một số gợi ý cho mẹ để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Người mang thai 35 tuần thường xuyên có cảm giác đói. Hãy ăn uống đầy đủ để đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho mẹ và bé. 

Mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý như không nên ăn quá nhiều, bổ sung đồ ăn nhiều chất xơ (rau xanh, các loại quả họ cam,...), vitamin, canxi và các khoáng chất (hải sản, cá hồi, sữa,...), thực phẩm giàu omega-3 (dầu cá, hạt lanh, bột ngũ cốc,...)

Thai phụ cũng cần bổ sung ít nhất 2 đến 3 lít nước mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động

Trong suốt thai kỳ, nhất là khi em bé ở tuần 35 đã khá lớn, mẹ vẫn nên duy trì việc tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… 

Lưu ý, phải hỏi kiến bác sĩ trước khi luyện tập vì mỗi mẹ bầu có thể trạng cơ thể và tình trạng thai nhi khác nhau.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tham gia các lớp yoga hay bơi lội. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹo trị chứng mất ngủ

Mẹ bầu tuần 35 rất dễ bị mất ngủ. Lúc này, em bé đã lớn, chèn ép các cơ quan. Mẹ rất khó để lựa chọn cho mình tư thế ngủ thoải mái.

Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu hãy cân nhắc tư thế ngủ ngồi cho dễ chịu. Trước khi ngủ, hãy thư giãn bằng cách tắm nước ấm, tập các bài thể dục nhẹ, ngồi thiền, đọc sách…

Lời khuyên dành cho bố

Trong những tuần cuối thai kỳ này, tâm trạng của phụ nữ mang thai rất thất thường. Bố đừng lo lắng khi vợ hay bực bội, xúc động, hay khóc. Hãy quan tâm, sẻ chia, đáp ứng với tất cả những gì cô ấy yêu cầu trong thời gian này. 

Cùng với đó, giúp vợ xoa bóp chân nếu chân vợ đau, vỗ về vợ nếu cô ấy khó ngủ, phụ giúp việc nhà để vợ có thời gian nghỉ ngơi… 

Bố nên dành nhiều thời gian quan tâm đến mẹ bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bố có thể giúp mẹ và gắn kết với thai nhi thông qua việc trò chuyện với con hàng ngày hoặc cho bé nghe những bài hát, câu chuyện ngắn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đây cũng là một trong những phương pháp giáo dục sớm đang được rất nhiều bố mẹ áp dụng. 

Nếu bạn chưa biết tìm nguồn ở đâu, hãy truy cập vào app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt và app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh để hỗ trợ cho sự phát triển trí não và tâm hồn của bé. Vì lúc này, bé đã có thể nghe được những âm thanh sinh động từ thế giới bên ngoài.

Kho tàng sách nói, bài hát tiếng Việt phù hợp cho thai nhi ở ứng dụng VMonkey. (Ảnh: Monkey)

Một số lời khuyên từ chuyên gia

Những lời khuyên của các chuyên gia là điều mẹ bầu 35 tuần không nên bỏ qua. Sau đây là một số lời khuyên quan trọng cho một thai kỳ an toàn với mẹ và bé.

  • Chuẩn bị kiến thức về sự chuyển dạ: Ngày dự sinh ở mẹ bầu tuần 35 đã cận kề. Do đó, thai phụ cần nắm những thông tin cần thiết về dấu hiệu chuyển dạ để không bị rối, mất bình tĩnh.

  • Trang bị các kiến thức về sơ cấp cứu cho trẻ sơ sinh: Em bé mới sinh rất dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài. Mẹ cần học cách sơ cấp cứu cho trẻ sơ sinh trong những tình huống nguy kịch, khẩn cấp.

  • Tìm hiểu phương pháp giảm đau sau sinh: Có nhiều phương pháp sinh như sinh thường, sinh mổ, sinh không đau. Mỗi cách đều ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Mẹ bầu có thể chuyển dạ từ tuần 35 trở đi. Vì vậy, thai phụ hãy tìm hiểu kỹ về các phương pháp sinh nở và cách giảm đau sau khi sinh.

Nên tìm hiểu kỹ về quá trình sinh nở và sau sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào của mẹ bầu tuần 35. Em bé ở tuần này phát triển khá hoàn thiện nhưng vẫn phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe nếu sinh non. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bước qua tuần 35 bình an nhé.

35 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-35.aspx

35 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/35-weeks-pregnant

35 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/35-weeks-pregnant

35 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/35-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!