zalo
Top 5 nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau hậu môn và cách khắc phục
Thai kỳ

Top 5 nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau hậu môn và cách khắc phục

Đào Nhàn
Đào Nhàn

09/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hầu hết mọi người đều cho rằng, tình trạng bà bầu tháng cuối đau hậu môn là do bệnh trĩ gây ra. Tuy nhiên trên thực tế, trĩ chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau hậu môn ở bà bầu. Trong bài viết này, Monkey sẽ chỉ ra top 6 nguyên nhân gây đau hậu môn ở bà bầu và cách khắc phục hiệu quả.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị đau hậu môn

Hậu môn là một cơ quan và cũng là phần cuối cùng thuộc hệ tiêu hóa, có chiều dài khoảng 2,5-4 cm được đặt giữa hai mông. Phần rìa hậu môn thông với bên ngoài được gọi là mép dưới, còn phần mép trên của hậu môn nối với trực tràng của ruột già. Xung quanh hậu môn được bao bọc bởi các cơ vòng, có vai trò thắt chặt hoặc giãn nở mỗi khi đào thải phân ra ngoài cơ thể.

Hiện tượng đau hậu môn ở phụ nữ mang thai tháng thứ 9 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

Ngồi lâu

Ngồi lâu có thể khiến bà bầu tháng cuối đau hậu môn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi mẹ bầu ngồi quá lâu, đặc biệt là ngồi trên các bề mặt cứng có thể khiến hậu môn bị đau tạm thời. Nguyên nhân là do các dây thần kinh và cơ ở hậu môn bị chịu nhiều áp lực. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau hậu môn kéo dài tới vài ngày sau khi ngồi thì bạn cần đi gặp bác sĩ để được kiểm tra sớm. Bởi rất có thể bạn đã bị chấn thương cơ hậu môn, xương cụt hoặc các cấu trúc xung quanh.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng hơn 3 lần trong một ngày bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng là một trong những tác nhân khiến bà bầu tháng cuối đau hậu môn. Bởi khi đi ngoài nhiều, các cơ hậu môn sẽ phải làm việc quá sức dẫn đến bị đau, rát.

Bà bầu tháng cuối đau hậu môn do bị tiêu chảy nhiều lần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều này càng trở nên tồi tệ hơn khi mẹ bầu thực hiện hành động vệ sinh hậu môn như lau, rửa. Thậm chí, mô hậu môn của thai phụ còn có thể trở nên thô hơn và chảy máu. Vì vậy, để tránh bị đau hậu môn, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu bị tiêu chảy. Nguy hiểm nhất là khi có các triệu chứng nặng như: sốt cao, tiêu chảy hơn 2 ngày, phân đen hoặc đổi màu, phân ra kèm máu hoặc mất ý thức.

Tổn thương hậu môn

Bà bầu tháng cuối đau hậu môn còn có thể do bị ngã. Điều này khiến vùng da xung quanh mông, các cơ, xương và dây thần kinh xung quanh hậu môn bị chấn thương. Thậm chí, các cú ngã còn khiến mẹ bầu bị gãy xương và nghiêm trọng hơn là động thai, sinh sớm trước ngày dự kiến.

Hậu môn bà bầu bị đau có thể do ngã. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, để tránh các tổn thương đến vùng hậu môn, phụ nữ mang thai cần chú ý đi lại cẩn thận, tránh sử dụng giày dép có độ bám không tốt, leo trèo cao,... Sau khi ngã, các tốt thương có thể tự khỏi dần. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý đi khám khi thấy những dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy cơn đau kéo dài liên tục, sắc nét

  • Mẹ bầu không thể tự đứng lên, ngồi xuống hoặc đi bộ được.

  • Vùng lưng dưới hoặc một hay cả hai bên chân bị mất cảm giác.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn (rò hậu môn) là tình trạng các niêm mạc của ống hậu môn bị tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do chứng táo bón khi mang thai. Biểu hiện đặc trưng là xuất hiện các vết rách kéo dài khoảng 1cm dọc ống hậu môn, khiến mẹ bầu đau rát, chảy máu mỗi khi đi đại tiện.

Các cơn đau có thể kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng ở mỗi người. Khi bà bầu tháng cuối đau hậu môn ngày càng trầm trọng hơn khi ngồi xuống, đi bộ và đi đại tiện cần đến gặp bác sĩ để được điều trị dứt điểm. 

Điều này tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng không chỉ khiến bà bầu khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây nhiễm trùng hậu môn, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở sắp diễn ra. 

Trĩ

Có thể nói, bệnh trĩ là nguyên nhân chính khiến bà bầu tháng cuối đau hậu môn. Đây là tình trạng giãn nở quá mức của các tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng. Điều này khiến cho hậu môn của mẹ bầu bị đau, sưng tấy, thậm chí có thể chảy máu mỗi khi đi đại tiện.

Trĩ là nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu tháng cuối đau hậu môn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chúng ta có thể nhận biết bệnh trĩ thông qua các triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau hậu môn khi bị tắc mạch trĩ hoặc trĩ sa nghẹt ở phía ngoài hậu môn.

  • Chảy máu khi đi đại tiện: Lượng máu chảy nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng người. Ở giai đoạn đầu, máu chảy có thể ít ra kèm với phân. Về sau, khi bệnh trĩ ngày càng tiến triển nặng thì lượng máu có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia mỗi khi đi đại tiện.

  • Búi trĩ sa hậu môn: Tùy từng mức độ mà khối trĩ có thể sa từng búi hoặc sa cả vòng khi đi ngoài. Sau đó, chúng có thể tự co lên hoặc chúng ta phải dùng tay để đẩy lên. Dấu hiệu này thường đi kèm với tình trạng ngứa, chảy dịch hậu môn,...khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi bà bầu tháng cuối đau hậu môn do bệnh trĩ cần đi khám và điều trị khi thấy chảy máu, khó đi ngoài hoặc không thể ngồi được do cơn đau quá nặng nề. Đó đều là các dấu hiệu cho thấy bệnh tiến triển đến mức độ nặng, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu tháng cuối đau hậu môn có nguy hiểm không?

Bà bầu tháng cuối đau hậu môn có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi hay không chắc hẳn là điều mà rất nhiều chị em quan tâm.

Theo các chuyên gia, vấn đề đau hậu môn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng gây ra không ít ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của mẹ bầu. Cụ thể, các triệu chứng của bệnh như đau rát, ngứa ngáy chắc chắn khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt là mỗi khi đi vệ sinh.

Đau hậu môn khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chính cảm giác đau đớn như vậy khiến các chị em “ngại” tác động, lau rửa kỹ vùng hậu môn. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây viêm nhiễm, nhiễm trùng hậu môn rất nguy hiểm. Nhất là khi thời điểm dự sinh đang rất cận kề, các cơn đau sẽ làm giảm khả năng chịu đựng khiến thai phụ khó sinh thường hoặc gia tăng nguy cơ gây viêm nhiễm cho em bé trong quá trình sinh.

Đặc biệt, nếu tình trạng bà bầu tháng cuối đau hậu môn kéo dài và tiến triển nặng, khiến máu chảy nhiều còn có thể khiến các chị em bị thiếu máu. Khi đó, thai phụ sẽ phải đối mặt với các vấn đề khác về sức khỏe như: mệt mỏi, choáng váng, ngất xỉu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Chính vì vậy, bà bầu tháng cuối đau hậu môn tốt nhất nên có các phương pháp điều trị kịp thời để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý. Đặc biệt, để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, các mẹ cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu sau:

  • Sốt cao

  • Phân kèm máu

  • Cơ thể mất nước

  • Đau hậu môn khiến mẹ không thể đi lại, đứng lên, ngồi xuống và đi đại tiện.

  • Đi ngoài phân sống

Bà bầu tháng cuối đau hậu môn phải làm sao?

Có thể thấy, bà bầu tháng cuối đau hậu môn phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý. Vì vậy, để giảm bớt những ảnh hưởng đó, tốt nhất mẹ bầu nên có các phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh sớm.

Biện pháp khắc phục tình trạng đau hậu môn cho bà bầu đơn giản tại nhà

Ngâm mình trong nước ấm giúp giảm đau hậu môn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số phương pháp giúp bà bầu tháng cuối đau hậu môn chấm dứt cơn đau ngay tại nhà:

  • Ngâm mình trong bồn tắm: Với cách này, bạn cần pha nước ấm với muối Epsom (magie sulfat). Sau đó ngồi vào bồn tắm để ngâm hậu môn khoảng 15-20 phút, bạn sẽ cảm thấy cơn đau dịu bớt hơn.

  • Sử dụng kem hoặc thuốc mỡ để giúp vết thương nhanh chóng khỏi và giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, với cách này bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ, không nên tùy tiện mua thuốc để tránh các kích ứng không mong muốn gây hại đến sức khỏe và thai nhi.

  • Chườm lạnh: Bạn có thể sử dụng một túi đá nhỏ, miếng gạc lạnh hay thậm chí là túi rau đông lạnh bọc trong một chiếc khăn,...để ấn vào vùng hậu môn. Bằng cách chườm này và duy trì khoảng 3-4 lần/ngày, mỗi lần 20 phút sẽ giúp cơn đau giảm nhanh chóng.

  • Uống thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có tác dụng tạm thời cho đến khi vết thương ở hậu môn lành lại. Tuy nhiên, tương tự với cách sử dụng thuốc mỡ, kem bôi, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau. Bởi một số thành phần của thuốc có thể gây dị tật cho thai nhi, kích thích sinh non,... 

Xem thêm:

Khắc phục nguyên nhân gây đau hậu môn theo phương pháp y khoa

Sau khi thực hiện một số phương pháp khắc phục tình trạng đau hậu môn tại nhà nhưng tình trạng bệnh vẫn chuyển biến nặng hơn, tốt nhất mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ. Sau khi khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau hậu môn và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bà bầu uống thuốc điều trị đau hậu môn cần theo chỉ định của bác sĩ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số phương pháp khắc phục chứng đau hậu môn ở bà bầu tháng cuối được các bác sĩ áp dụng như:

  • Điều trị tiêu chảy: Trường hợp mẹ bầu bị rối loạn đường ruột gây tiêu chyar, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc có kế hoạch điều trị giảm bớt các triệu chứng. Nếu thai phụ bị mất nước nghiêm trọng, bạn có thể được truyền dịch qua tĩnh mạch để bổ sung chất lỏng cho cơ thể.

  • Điều trị vết nứt: Cách đơn giản để điều trị tình trạng rò hậu môn là mẹ bầu cần uống nhiều nước, bổ sung chất xơ cho cơ thể để giúp quá trình tiêu hóa và đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Ở mức độ nặng, bạn có thể phải phẫu thuật để có thể đi đại tiện mà không làm tổn thương cơ vòng.

  • Điều trị bệnh trĩ: Quấn búi trĩ cho đến khi nó co lại hoặc đông lạnh búi trĩ là phương pháp thường được lựa chọn để áp dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng không thể hoãn điều trị đến khi sinh, bà bầu tháng cuối đau hậu môn do bệnh trĩ sẽ phải phẫu thuật cắt búi trĩ để loại bỏ các mô và mạch máu đông lạnh búi trĩ.

Phương pháp ngăn ngừa chứng đau hậu môn cho bà bầu hiệu quả

Uống nhiều nước giúp bà bầu tháng cuối phòng tránh đau hậu môn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia khuyến cáo, để giảm thiểu nguy cơ đau hậu môn và các biến chứng xảy ra, mẹ bầu tốt nhất nên thực hiện các phương pháp phòng tránh như sau:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu 2,5 - 3 lít nước để giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp phân đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.

  • Thường xuyên vận động, đi lại, tránh ngồi lâu một chỗ để giúp giảm bớt áp lực lên cơ và dây thần kinh ở hậu môn, cột sống. Thời gian đứng dậy và đi lại sau mỗi lần ngồi tốt nhất là từ 30-50 phút.

  • Ngồi đúng tư thế: Khi ngồi cần giữ thẳng lưng, đầu gối cong một góc 90 độ.

  • Khi đi đại tiện cần giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng vì căng thẳng có thể gây khó chịu, sa búi trĩ và nứt hậu môn.

  • Chế độ ăn uống cần có nhiều chất xơ để phòng ngừa táo bón, ảnh hưởng đến khả năng đại tiện hàng ngày.

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, đặc biệt là đồ lót cần đảm bảo 100% cotton để hậu môn không bị ẩm ướt dẫn đến kích ứng.

  • Nên sử dụng khăn ẩm hoặc vòi nước thay cho vệ sinh để làm sạch hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện. Bởi giấy vệ sinh khô có thể khiến hậu môn bị xước, nứt dễ dẫn đến nhiễm trùng. Trong khi đó, khăn ước và nước sẽ vệ sinh sạch sẽ hơn mà lại dịu nhẹ cho da.

  • Không ăn các thực phẩm chua, cay, nóng sẽ gây nóng trong, làm gia tăng tình trạng táo bón, dẫn đến đau hậu môn và trĩ.

  • Tránh ăn các đồ ăn sống, chưa nấu chín và không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại thực phẩm này có nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật dẫn đến tiêu chảy. Hậu quả dẫn đến không chỉ khiến bà bầu tháng cuối đau hậu môn mà bất kỳ ai cũng có thể đối mặt với nguy cơ này.

Như vậy, bài viết này đã giúp chúng ta hiểu rõ các nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau hậu môn và cách điều trị hiệu quả. Monkey hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ bầu xử lý tình trạng đau hậu môn một cách tốt nhất, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ.

7 Possible Causes for Anus Pain - Ngày truy cập: 7/8/2022

https://www.healthline.com/health/anus-pain

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!