zalo
Bà bầu tháng cuối đau xương mu là do đâu? Bí quyết cho mẹ giảm đau hiệu quả
Thai kỳ

Bà bầu tháng cuối đau xương mu là do đâu? Bí quyết cho mẹ giảm đau hiệu quả

Đào Nhàn
Đào Nhàn

05/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện tượng đau xương mu ở bà bầu thường xảy ra trong những tháng cuối của thai kỳ, gây nhiều phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bà bầu tháng cuối đau xương mu là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau xương mu

Xương mu là một phần nhô cao ở bên ngoài bộ phận sinh dục của nữ giới. Hai bên xương mu hợp lại tạo thành khớp chậu phía trước. Trong thời gian mang thai, khớp chậu phía trước có khả năng giãn nở để thích nghi với sự phát triển của thai nhi và tăng kích thước của tử cung. 

Vì vậy, phụ nữ mang thai gần đến giai đoạn sắp sinh thường phải đối mặt với những cơn đau xương mu rất khổ sở. Ngoài xương mu, đùi và xung quanh khung chậu của bà bầu cũng phải gánh chịu cảm giác đau đớn này.

Bà bầu tháng cuối bị đau xương mu do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu tháng cuối đau xương mu sẽ có các triệu chứng đau âm ỉ, kéo dài hoặc có thể đau thành các cơn ngắn. Thậm chí còn có những trường hợp mẹ bầu đau xương mu đến mức không thể tự đứng lên, ngồi xuống hay đi lại được. Tình trạng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:

  • Biến đổi hormone: Khi mang thai, nồng độ progesterone trong máu của thai phụ tăng cao và tác động đến khả năng giãn nở của các xương khớp. Do đó, đau xương mu là hệ quả của việc các khớp vùng chậu hoạt động không còn dẻo dai như trước.

  • Phù nề: Hiện tượng phù nề thường xuất hiện ở bà bầu trong những tháng cuối của thai kỳ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau xương mu do sự chèn ép của tử cung.

  • Thai nhi chuyển động trong tử cung: Trong tháng cuối của thai kỳ, đa phần thai nhi đã quay đầu hướng về phía âm đạo để sẵn sàng chào đời. Điều này đã vô tình gây áp lực mạnh lên phần xương mu và khiến thai phụ cảm thấy đau nhức khó chịu. Mức độ đau sẽ càng tăng nặng đối với trường hợp thai to, trọng lượng lớn. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể vẫn bị đau khi chuyển dạ.

  • Đa thai và đa sản: Không chỉ thai to mà việc mẹ mang đa thai hoặc những người đã từng sinh con nhiều lần cũng sẽ gặp tình trạng đau xương mu nhiều hơn so với người mang thai lần đầu và thai đơn. Nguyên nhân là do phần cơ bụng mềm hơn, trọng lượng thai nhi lớn khiến bụng xệ xuống thấp hơn gây áp lực lên xương mu. Khi mẹ bầu hoạt động nhiều, cơn đau xương mu có thể sẽ tăng nặng hơn.

  • Thai nhi vận động: Sự hiếu động của thai nhi với các cử động như đạp, xoay người,...cũng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau xương mu.

  • Thai to: Trọng lượng thai càng lớn sẽ khiến xương mu phải gánh chịu nhiều áp lực, dẫn đến cơn đau nhiều hơn. Thông thường, trọng lượng của em bé ở mức trên 4.000 gram sẽ được coi là thai to.

  • Cơ thể mẹ bầu thiếu hụt canxi: Khi cơ thể thiếu canxi sẽ dẫn đến loãng xương, gây ra các triệu chứng đau nhức xương khớp, trong đó bao gồm đau xương mu. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ canxi trong suốt thai kỳ để giúp xương chắc khỏe và giúp thai nhi phát triển.

  • Mẹ có tiền sử bị thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm: Mẹ bầu mắc các vấn đề về xương khớp sẽ rất dễ bị đau xương mu khi mang thai. Lý do bởi các khớp xương đã phải chịu rất nhiều áp lực từ việc kích thước tử cung ngày càng to hơn.

  • Bà bầu đi lại, vận động nhiều: Đi lại nhiều cũng khiến vùng xương mu bị ảnh hưởng, dẫn đến đau, tức ở háng, bẹn, hông,...Do đó, phụ nữ mang thai tháng cuối cần chú ý nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều.

Bà bầu tháng cuối đau xương mu có phải dấu hiệu sắp sinh?

Rất nhiều chị em thắc mắc, tình trạng đau xương mu ở bà bầu tháng cuối có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không? Theo các chuyên gia, tình trạng bà bầu tháng cuối đau xương mu hoàn toàn không phải là dấu hiệu báo chuyển dạ sắp sinh. Thực chất, đó chỉ là sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu cho biết cả mẹ và bé đều đã sẵn sàng cho hành trình “vượt cạn” sắp tới.

Trong thời điểm cận kề ngày dự kiến sinh, những vận động, di chuyển dù rất nhẹ của thai nhi cũng có thể khiến thai phụ bị đau xương mu. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp bà bầu không phải đối mặt với những cơn đau này. Do đó, chúng ta không thể chỉ dựa vào triệu chứng đau xương mu để đoán rằng đó là dấu hiệu sắp sinh.

Đau xương mu không phải dấu hiệu sắp sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để xác định khả năng sắp sinh, chúng ta cần dựa thêm vào các dấu hiệu khác như:

  • Bụng bầu tụt xuống thấp

  • Âm đạo ra máu và tiết ra nhiều dịch nhầy

  • Rỉ nước ối

  • Xuất hiện các cơn co tử cung đều và tăng dần

  • Cổ tử cung mỏng và mở dần

  • Dễ thở hơn,...

Khi bà bầu tháng cuối đau xương mu thấy các dấu hiệu chuyển dạ đi kèm cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu chưa thấy có dấu hiệu chuyển dạ mà tình trạng đau xương mu xuất hiện sớm và ngày càng nghiêm trọng hơn, mẹ cũng nên đi kiểm tra để được bác sĩ hướng dẫn các biện pháp khắc phục.

Xem thêm:

Bí quyết cải thiện tình trạng đau xương mu cho bà bầu hiệu quả

Nằm ngủ nghiêng bên trái giúp mẹ giảm bớt áp lực lên xương mu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tình trạng đau xương mu tuy không gây nguy hiểm đến sức thai kỳ nhưng lại khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy, để giảm bớt những ảnh hưởng khi bà bầu tháng cuối đau xương mu, các mẹ nên áp dụng biện pháp dưới đây:

  • Bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể để xương khớp chắc khỏe.

  • Nằm nghiêng khi ngủ để giảm bớt áp lực lên xương mu, đồng thời đảm bảo lưu lượng máu đi nuôi thai nhi.

  • Sử dụng gối để dựa lưng khi ngồi, cần tránh các tư thế ngồi xổm và khom lưng.

  • Không đứng, ngồi quá lâu một chỗ, nên di chuyển, vận động nhẹ nhàng thường xuyên.

  • Có thể sử dụng đai đeo dành cho bà bầu để giảm bớt áp lực từ bụng lên xương mu.

  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, kegel,...để xương cơ chắc khỏe.

  • Tuyệt đối không sử dụng giày cao gót vì như vậy sẽ khiến trọng lượng cơ thể tập trung ở phần bụng, khiến xương mu phải chịu áp lực lớn hơn và tình trạng đau ngày càng nặng. Hơn nữa, giày cao gót còn khiến thai phụ dễ ngã, đe dọa sự an toàn của cả mẹ và bé.

  • Khám thai định kỳ đúng lịch để kiểm tra sự phát triển của thai nhi và tầm soát các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra kịp thời.

  • Massage vùng eo, hông, lưng để giảm bớt cơn đau.

  • Có thể chườm ấm để giả đau xương mu.

Nhìn chung, tình trạng đau xương mu ở phụ nữ mang thai tháng thứ 9 xảy ra rất bình thường nên mẹ bầu không cần phải lo lắng. Điều tốt nhất là mẹ nên thực hiện các phương pháp giúp giảm bớt cơn đau được Monkey liệt kê ở trên để cảm thấy dễ chịu hơn, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày.

Khi nào bà bầu tháng cuối đau xương mu cần đi khám ngay?

Bà bầu tháng cuối đau xương mu cần đi khám khi có triệu chứng bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có thể nói, bà bầu tháng cuối đau xương mu là tình trạng hết sức bình thường. Tuy nhiên, vấn đề đó sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra những tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu bị đau xương mu cần đi viện khám ngay khi thấy các triệu chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Đau xương mu, đau vùng chậu đến mức không thể tự đi bộ hoặc nói chuyện.

  • Mẹ bầu bị đau xương mu kèm hiện tượng đau đầu, chóng mặt dữ dội.

  • Chân, tay và mặt của mẹ bầu bị sưng phù đột ngột.

  • Âm đạo ra máu, cơ thể mẹ bị sốt cao, ớn lạnh,...

Tóm lại, bài viết này đã giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đau xương mu và các phương pháp khắc phục hiệu quả. Monkey hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ bầu có sức khỏe tốt để sẵn sàng cho hành trình “vượt cạn” sắp tới.

Pelvic pain in pregnancy - Ngày truy cập: 4/8/2022

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/pelvic-pain/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!