Ốm nghén là hiện tượng thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, một số mẹ bầu tháng cuối vẫn có thể gặp tình trạng này. Vậy nguyên nào gây ra tình trạng bà bầu tháng cuối buồn nôn? Điều này có ảnh hưởng nguy hiểm gì đến mẹ và bé không? Và làm sao để cải thiện tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc!
Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối buồn nôn
Bà bầu buồn nôn trong từng giai đoạn thai kỳ phản ánh tình trạng khác nhau. 3 tháng đầu là thời gian các mẹ nghén nhiều nhất, lên tới 80%. 3 tháng giữa triệu chứng này giảm dần, các mẹ khỏe và dễ chịu hơn rất nhiều, có người thì hết nghén nhưng cũng có một số người nghén nhẹ.
Ốm nghén tháng cuối không phải là hiện tượng phổ biến mà các mẹ bầu gặp phải. Tuy nhiên, một số chị em vẫn có thể cảm thấy buồn nôn vào thời điểm nước rút này. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu mà đa số các bà bầu tháng cuối buồn nôn mắc phải:
Triệu chứng ợ nóng, đầy hơi
Ợ nóng, đầy hơi hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn.
3 tháng cuối thai kỳ các hormone nội tiết tố nữ trong cơ thể mẹ thay đổi làm giãn cơ trơn trong đường tiêu hóa. Điều này dễ gây ra cảm giác nóng bỏng trong vùng thực quản, các mẹ sẽ cảm thấy đau đớn vùng thượng vị. Mặc dù rất khó chịu nhưng ợ nóng không quá nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu ăn quá nhiều
Càng vào giai đoạn nước rút, các mẹ thường có thói quen ăn thật nhiều để con to, khỏe mạnh. Thế nhưng trong 3 tháng cuối thai kỳ đây lại là điều không nên làm. Bởi trong 3 tháng cuối thai đã lớn hơn rất nhiều, khiến cho tử cung đè ép lên dạ dày và không còn nhiều khoảng trống cho thức ăn nữa.
Vì vậy khi mẹ ăn quá nhiều cơ chế của dạ dày sẽ đẩy ngược thức ăn ra làm cho mẹ buồn nôn và muốn nôn. Giải pháp chính là chia nhỏ thành nhiều bữa, ăn đủ, nhiều dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Thay đổi hormone
Một nguyên nhân nữa khiến bà bầu tháng cuối buồn nôn là cơ thể thay đổi hormone. Giai đoạn đầu và cuối thai kỳ hormone dao động mạnh nhất khiến các bà bầu buồn nôn. Sự mất cân bằng này là cơ chế tự nhiên trong cơ thể mẹ vì vậy cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bà bầu vẫn cần chú ý chăm sóc sức khỏe hơn trong giai đoạn này.
Xem thêm:
- Tất tần tật những thông tin quan trọng bà bầu tháng cuối cần ghi nhớ
- Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt? Mẹ bầu hãy cẩn thận!
Thai nhi phát triển nhanh chóng
Giai đoạn 3 tháng cuối con đã lớn lên về kích thước. Đè ép lên các cơ quan trong ổ bụng mẹ gây nên tình trạng ứ trệ dạ dày. Điều này đã khiến các bà bầu có cảm giác buồn nôn và ợ nóng.
Dấu hiệu chuyển dạ
Bà bầu tháng cuối buồn nôn cũng có thể coi là dấu hiệu của chuyển dạ sinh con. Buồn nôn đi kèm chuột rút, tăng áp lực xương chậu, tăng tiết dịch âm đạo… thì rất có thể con chuẩn bị chào đời.
Biến chứng tiền sản giật
Những nguyên nhân trên gây ra tình trạng bà bầu tháng cuối buồn nôn nghe có vẻ bình thường, nhưng không có nghĩa là an toàn. Bởi buồn nôn cũng là biểu hiện của biến chứng tiền sản giật, rất dễ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Biểu hiện khác của tiền sản giật như là đau bụng, nặng mặt, đau đầu nghiêm trọng và rối loạn thị giác. Biến chứng có thể gây suy gan, đột quỵ, suy thận, động kinh, ứ dịch trong phổi và tạo ra huyết khối.
Nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén vào tháng cuối thai kỳ dẫn tới một số biến chứng trong quá trình mang thai và lúc trước sinh như tiền sản giật với những dấu hiệu nguy hiểm mà các bà bầu cần hết sức lưu ý.
Bà bầu tháng cuối buồn nôn có nguy hiểm không?
Nhìn chung các nguyên nhân khiến các bà bầu tháng cuối buồn nôn không ảnh hưởng nguy hại đến em bé. Tuy nhiên nếu nguyên nhân là do biến chứng tiền sản giật và nhiễm độc thai nghén lại rất nguy hiểm.
Một số lời khuyên cho bà bầu đó là nên đi khám thai định kỳ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, chị em nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm và vitamin, đồng thời giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra nên vận động nhẹ nhàng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cũng như tránh nâng, vác đồ nặng,…
Nếu có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây cần đi khám bác sĩ ngay:
-
Nôn dữ dội, liên tục, chất nôn có màu hoặc máu
-
Giảm cử động thai nhi
-
Thường xuyên chóng mặt
-
Nhịp tim tăng mạnh
-
Mệt mỏi, ngất xỉu
-
Giảm cân đột ngột
Cách khắc phục tình trạng buồn nôn cho bà bầu tháng cuối hiệu quả
3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất, mẹ bầu có thể tham khảo những cách khắc phục dưới đây để hạn chế tình trạng của mình:
-
Ăn nhiều bữa nhỏ, tránh thực phẩm chứa caffein.
-
Suy nghĩ tích cực và dùng vitamin B6 để kiểm soát buồn nôn.
-
Đi lại, thể dục nhẹ nhàng thường xuyên.
-
Nghỉ ngơi nhiều hơn, kê gối cao đầu giúp giảm trào ngược dạ dày.
-
Uống nhiều nước kết hợp dùng thảo mộc (gừng, bạc hà,...) tránh buồn nôn.
-
Ăn nhẹ vào buổi sáng, tránh tình trạng bụng quá đói sau khi ngủ dậy.
-
Bổ sung vitamin và khoáng chất.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn không thuyên giảm tình trạng thì bà bầu tháng cuối buồn nôn cần đi đến bác sĩ ngay.
Một số dấu hiệu sắp sinh đi kèm buồn nôn mẹ bầu cần lưu ý
Các cơn co bóp tử cung
Khi chuyển dạ sinh con các bà bầu sẽ được báo trước bởi dấu hiệu các cơn co bóp tử cung. Càng gần với lúc sinh, các cơn co thắt càng mạnh, tần suất nhiều hơn khoảng 5-10 phút một lần, mỗi lần thường kéo dài trên 20 giây đi kèm cảm giác đau khắp vùng bụng và lưng dưới. Chị em có thể đổi tư thế hoặc uống nước để giảm tình trạng đau.
Tăng huyết áp
Ngoài co bóp tử cung, lúc sắp sinh nhịp tim mẹ đập nhanh hơn dễ bị tăng huyết áp, đây cũng là dấu hiệu đa số bà bầu gặp phải.
Đau lưng
Đau lưng là triệu chứng xuất hiện phổ biến phải ở thai phụ. Càng gần lúc sinh nở những cơn đau lưng càng rõ rệt hơn. Đau nhiều hơn, tần suất nhiều hơn, thậm chí khi trở nên quá nặng cần báo bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời. Trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng và âm ỉ thì cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
Rò rỉ hoặc vỡ ối
Một trong những dấu hiệu sắp sinh ở bà bầu là rò rỉ hoặc vỡ ối: chảy chậm như tia nước hoặc bắn ra đột ngột. Mẹ cần hạn chế vận động và ngay lập tức đến bệnh viện. Một số trường hợp khác về túi ối gây nguy hiểm cho thai nhi, vì vậy cần hết sức lưu ý.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về tình trạng bà bầu tháng cuối buồn nôn, bên cạnh đó là những giải pháp, biểu hiện, triệu chứng liên quan đến bà bầu. Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ yên tâm “vượt cạn” hơn, chúc các bà bầu “mẹ tròn con vuông”, khỏe mạnh và hạnh phúc!
When Morning Sickness Doesn’t Go Away: Third Trimester Nausea - Ngày truy cập: 26/08/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-nausea