zalo
Tổng hợp kinh nghiệm chăm sóc bà bầu giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt
Thai kỳ

Tổng hợp kinh nghiệm chăm sóc bà bầu giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt

Đào Nhàn
Đào Nhàn

15/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Phụ nữ mang thai sẽ có nhiều thay đổi lớn về tâm sinh lý, cũng như sức khỏe. Chính vì vậy mà mọi người xung quanh nên quan tâm đến từng cử chỉ và thái độ của họ. Bài viết dưới đây của Monkey sẽ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc bà bầu trong thời gian thai nghén.

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Cách chăm sóc sức khoẻ bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kỳ luôn được xem là giai đoạn khủng hoảng nhất đối với mẹ bầu. Vì lúc này cơ thể bắt đầu xuất hiện những biểu hiện bất thường mà chị em khó có thể thích nghi được ngay lập tức. Dưới đây là 4 điều cần làm để chăm sóc sức khỏe cho bà bầu.

Lịch khám thai bà bầu 3 tháng đầu cần ghi nhớ

Các chuyên gia lưu ý, để chăm sóc sức khỏe bà bầu được tốt nhất thì việc thăm khám định kỳ trong suốt thời gian mang thai là việc rất quan trọng. Dưới đây là 2 dấu mốc khám thai quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ mà chị em không được bỏ qua.

Giai đoạn 5-8 tuần tuổi

Siêu âm để biết chính xác thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu tiên khi thai nhi đã được 5-8 tuần tuổi để xác định chính xác xem mình có mang thai hay không? và bào thai có làm tổ đúng vị trí không? Đồng thời, mẹ cũng được đo huyết áp, cân nặng, nồng độ nước tiểu và siêu âm để dự kiến ngày sinh. 

Giai đoạn 12-13 tuần tuổi

Thai nhi được 12-13 tuần tuổi là thời điểm “vàng” để sàng lọc quý I thai kỳ. Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người trên 35 tuổi nên ghi nhớ mốc thời gian quan trọng này vì những chỉ số về hội chứng Down, dị tật bẩm sinh hoặc bất thường NST sẽ cho kết quả chính xác nhất. 

Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Cần chăm sóc bà bầu cẩn thận trong 3 tháng đầu thai kỳ vì đây là thời điểm dễ bị sảy thai nhất. Chị em không nên làm những điều dưới đây để bảo vệ sự an toàn của thai nhi.

Không sử dụng sơn móng tay, chân trong thời gian thai nghén. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Không sơn móng tay/chân: Các loại sơn móng tay, móng chân thường chứa nhiều hóa chất phthalates khiến cho tình trạng ốm nghén nghiêm trọng hơn và có thể gây hại đến trí não của trẻ.

  • Không quan hệ tình dục: Các cặp vợ chồng nên tiết chế ham muốn trong thời kỳ này vì nhau thai chưa bám chắc vào thành tử cung nên rất có thể xảy ra tình trạng co thắt và sảy thai.

  • Không sử dụng chất kích thích: Uống rượu bia, cà phê hoặc sử dụng thuốc là đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. 

  • Tránh căng thẳng, làm việc quá sức: Để chăm sóc sức khoẻ bà bầu, chị em nên tiết chế lại công việc trong 3 tháng đầu thai kỳ để hạn chế tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Một giấc ngủ đảm bảo chất lượng là vô cùng quan trọng trong thời kỳ này.

  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị: Chị em nên trao đổi tình trạng sức khoẻ của mình với bác sĩ khoa sản để được tư vấn phương pháp chăm sóc bà bầu phù hợp. Đặc biệt, các mẹ phải thật cẩn trọng khi dùng thuốc, kể cả với thuốc bổ vì một số thành phần sẽ gây hại đến sự phát triển của bé. 

  • Không hoạt động mạnh: Do chưa thích nghi được sự tồn tại của bào thai trong cơ thể nên tuần hoàn máu sẽ hoạt động không ổn định trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này thai phụ phụ không nên hoạt động mạnh, đi giày cao gót, mang vác nặng, leo thang,...

  • Không nên tiếp xúc với chó mèo: Thường xuyên ôm ấp chó, mèo có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm khuẩn toxoplasmosis và gây hại cho bào thai.

  • Cẩn thận khi tắm bồn, xông hơi: Nhiệt độ quá cao trong khi tắm sẽ khiến thai phụ bị sốc nhiệt từ đó dẫn đến tình trạng: đau đầu, chóng mặt, bỏng da,...

Cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu 3 tháng đầu thông qua chế độ dinh dưỡng

Một trong những cách chăm sóc bà mẹ mang bầu tốt nhất là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bởi 3 tháng đầu là giai đoạn thai phụ có hiện tượng ốm nghén nghiêm trọng. 

Để hạn chế tình trạng này, chị em nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hoá nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất cần thiết. Dưới đây là chế độ chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Xem thêm:

Nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe

Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé, bạn nên tăng cường một số thức ăn tốt trong thực đơn hàng ngày như:

  • Thịt nạc: Trong thịt nạc rất giàu protein và sắt. Vậy nên, các mẹ nên bổ sung nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ.

  • Trứng, sữa: Đây là nguồn cung cấp protein dồi dào và những khoáng chất quan trọng giúp bé phát triển hệ xương và trí não toàn diện nhất.

  • Cá: Các loại cá như: cá hồi, cá chép, cá trắm,... rất giàu chất béo và omega 3 giúp giảm thiểu nguy cơ sảy thai, sinh non ở phụ nữ lần đầu mang thai.

  • Bông cải xanh: Ăn bông cải xanh mỗi ngày giúp mẹ bầu bổ sung hàm lượng vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

  • Rau xanh, trái cây: Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho đường ruột, từ đó hạn chế tình trạng táo bón.

Nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe

Ngoài những chất dinh dưỡng quan trọng cần bổ sung thì khi chăm sóc bà bầu, chị em nên tránh xa các loại thực phẩm dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con.

  • Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga, cà phê, thuốc lá,...

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng hoặc quá mặn.

  • Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều giàu mỡ, chất béo vì có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Không ăn các loại đồ sống như tiết canh, món gỏi để bảo vệ sức khỏe đường ruột.

  • Hạn chế ăn kem và uống nước lạnh nhằm hạn chế tình trạng đau bụng.

  • Không ăn cá có chứa thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá thu,...

  • Tuyệt đối không ăn một số loại rau củ gây sảy thai như: đu đủ xanh, mướp đắng, rau ngót, rau sam,...

Chế độ chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu phòng tránh nguy cơ sảy thai

Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chuẩn khoa học thì các mẹ nên thực hiện theo những kinh nghiệm sau để phòng ngừa nguy cơ sảy thai.

Luyện tập thể dục

Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu. Việc này giúp chị em tăng cường hoạt động trao đổi chất, tuần hoàn máu tốt hơn, loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể và hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng.

Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mỗi ngày, sản phụ nên vận động 30-45 phút vào buổi sáng hoặc chiều tối với những bài tập đơn giản như: đi bộ, tập yoga, bơi lội,... 

Phương pháp làm giảm tình trạng ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng mà thai phụ nào cũng phải trải qua trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này khiến cho nhiều người buồn nôn, khó chịu, không ăn được gì dẫn đến thiếu dinh dưỡng và gây sảy thai.

Chế độ· chăm sóc bà bầu trong thời kỳ này là chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa. Những lúc cảm thấy buồn nôn, chị em nên ăn một chút đồ ăn vặt bổ dưỡng như nho khô, bánh quy hoặc ngửi vỏ cam, vỏ bưởi để giảm cơn nghén ngay tức thì.

Phương pháp làm giảm tình trạng mất ngủ

Sự tăng đột biến của hàm lượng estrogen trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng mất ngủ ở phần lớn phụ nữ mang thai. Để hạn chế tình trạng này, chị em nên uống 1 ly sữa nóng vào buổi tối để giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. 

Uống sữa để có giấc ngủ sâu hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hơn thế nữa, tư thế ngủ cũng vô cùng quan trọng, chị em nên nằm nghiêng sang bên trái để thai nhi phát triển tốt hơn và mẹ mẹ bầu cảm thấy thoải mái.

Cách chăm sóc cho bà bầu 3 tháng giữa

3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian thai phụ cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất. Nguyên nhân là những cảm giác ốm nghén, khó chịu biến mất dần và mẹ bầu quay lại trạng thái vui vẻ, nhanh nhẹn. Tuy nhiên, chị em không nên quá chủ quan mà bỏ qua những vấn đề sau:

Lịch khám thai bà bầu 3 tháng giữa cần ghi nhớ

Thai nhi sẽ có sự thay đổi rõ rệt trong 3 tháng giữa thai kỳ, vậy nên sản phụ cần khám thai định kỳ để kiểm soát được tình trạng sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

Giai đoạn 16-18 tuần tuổi

Giai đoạn thai nhi được 16-18 tuần tuổi là mốc khám thai 3 tháng giữa quan trọng nhất vì bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc Triple test. Đây là phương pháp xét nghiệm nhằm dự đoán nguy cơ bị Down hoặc dị dạng nhiễm sắc thể ở thai nhi. Triple test bao gồm 3 xét nghiệm quan trọng là:

  • Xét nghiệm protein AFP.

  • Xét nghiệm hàm lượng tiết tố hcG.

  • Xét nghiệm nội tiết estrogen Estriol.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng được thực hiện những kiểm tra thông thường khá như: huyết áp, cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm,.. để đánh giá sự phát triển của bào thai và sức khỏe của mẹ.

Giai đoạn 22 tuần tuổi

Nên đi siêu âm ở tuần thứ 22 của thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ở tuần thứ 22, bác sĩ có thể nhìn rõ các bộ phận của thai nhi nên bà bầu cần phải thực hiện khá nhiều xét nghiệm như:

  • Đo chiều dài khung xương thai nhi.

  • Nghe tim thai.

  • Siêu âm 4D để theo dõi hình thái, giải phẫu thai nhi nhằm tìm ra các bất thường ở tim, xương, thận, chân tay, não, cột sống,...

  • Xét nghiệm nguy cơ tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường thai kỳ.

  • Kiểm tra cân nặng và huyết áp của mẹ bầu.

Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng giữa

Để giúp thai nhi phát triển toàn diện, chị em nên tuân thủ những kiến thức chăm sóc bà bầu trong 3 tháng giữa của thai kỳ được đề cập dưới đây.

  • Không quan hệ tình dục nếu thai phụ có dấu hiệu sảy thai hoặc sinh non.

  • Không khuân vác vật nặng hoặc ngồi quá lâu ở một chỗ.

  • Không tắm bồn vì có thể gây nhiễm trùng âm đạo.

  • Không sử dụng nước quá nóng trong khi tắm để tránh tình trạng sốc nhiệt.

  • Hạn chế nằm ngửa vì tư thế này khiến thai phụ bị đau lưng, hệ tiêu hoá ảnh hưởng, suy tuần hoàn,...

  • Tránh tiếp ôm ấp hoặc thơm động vật như chó, mèo,...

  • Không đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột.

Những dấu hiệu bất thường mẹ bầu 3 tháng giữa cần đi khám ngay

Mẹ bầu cần đi khám bác sĩ nếu bị đau bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn ổn định nhất của thai kỳ nên sẽ không nhiều biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, nếu chị em phát hiện mình xuất hiện một trong số những triệu chứng sau thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và có phương pháp xử lý kịp thời.

  • Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, người mệt mỏi.

  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột.

  • Chảy máu âm đạo.

  • Tình trạng nôn nghén kéo dài.

  • Da tím tái, nhợt nhạt và chuyển sang màu vàng.

  • Đau nhức vùng bụng trong thời gian dài.

  • Ra nhiều mồ hôi dù không vận động.

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc cho bà bầu 3 tháng giữa

Nhu cầu dinh dưỡng ở mẹ bầu tăng cao, đặc biệt là 3 tháng giữa thai kỳ. Vì vậy, khi chăm sóc sức khỏe cho bà bầu, bạn cần chế độ ăn uống hàng ngày hợp lý với đủ các nhóm chất cần thiết đối với cơ thể như:

  • Chất đạm: Mỗi ngày, mẹ bầu nên cung cấp khoảng 70 gam protein để duy trì năng lượng cho mẹ và giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Chất dinh dưỡng này thường có nhiều trong một số loại thực phẩm như: thịt bò, trứng, cá hồi, sữa tươi, váng sữa,...

  • Chất béo: Chất béo có tác dụng cung cấp năng lượng cho mẹ, hỗ trợ thai nhi phát triển thần kinh và các tế bào. Tuy nhiên, thay vì sử dụng mỡ động vật thì mẹ bầu nên dùng dầu dừa, dầu cọ và axit béo từ cá để hạn chế cholesterol gây béo phì, tiểu đường thai kỳ.

  • Chất xơ: Chất xơ thường có nhiều trong các loại rau xanh, ngũ cốc, yến mạch hoặc hoa quả tươi. Tăng cường bổ sung chất xơ giúp mẹ bầu phòng ngừa tình trạng táo bón, trĩ và dễ dàng lấy lại vóc dáng sau khi sinh con.

  • Sắt: Thiếu sắt là tình trạng xảy ra ở hầu hết phụ nữ mang thai 3 tháng giữa. Đây là nguyên nhân làm cho thai phụ cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, chóng mặt khi di chuyển. Để bổ sung sắt cho cơ thể, chị em nên ăn nhiều thịt bò, các loại đậu, gan động vật, ngũ cốc,...

  • Canxi: Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 100-1200 mg canxi để hỗ trợ hệ xương và răng của bé phát triển. Khoáng chất này thường có nhiều trong hải sản, sữa, trứng, cá, rau xanh,...

  • Axit folic:  Đây là nhóm axit tác động trực tiếp tới sự phát triển cột sống và não bộ của thai nhi. Vì vậy, chị em cần cung cấp 400mg axit folic mỗi ngày từ măng tây, súp lơ, cam, chuối, bông cải xanh,...

Cách chăm sóc tốt cho bà bầu 3 tháng cuối

Theo chuyên gia, 3 tháng cuối thai kỳ được đánh giá là quan trọng nhất vì đây là thời kỳ thai nhi hoàn thiện về mặt thể chất và trí tuệ. Dưới đây là cách chăm sóc bà bầu để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn.

Lịch khám thai bà bầu 3 tháng cuối cần ghi nhớ

Giống như ở giai đoạn 3 tháng đầu và tam cá nguyệt thứ 2, các buổi khám thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ cũng bao gồm những nội dung cơ bản như: kiểm tra huyết áp, theo dõi cân nặng và cử động thai nhi.

Sản phụ cần khám thai 2 lần/tuần từ tuần thứ 30 trở đi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, bắt đầu từ tuần thứ 30 trở đi, mẹ bầu nên đi khám thai đều đặn 2 tuần 1 lần vì những lý do sau:

  • Đo độ mở, độ dài và bề cao của tử cung để ngăn ngừa tình trạng sinh non.

  • Phát hiện những bất thường về nhau thai, nước ối,...

  • Ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật.

  • Đo lường lượng nước ối trong tử cung để có biện pháp xử lý kịp thời nếu mẹ bầu bị đa ối hoặc thiếu nước ối.

Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng cuối

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, bào thai đã phát triển khá lớn nên việc đi lại của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, ngày chuyển dạ có thể diễn ra trước dự kiến. Để phòng ngừa điều không mong muốn xảy ra, chị em nên tránh làm những việc sau:

  • Hạn chế sử dụng đường hoặc đồ ăn quá ngọt để tránh bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Không ăn đồ ăn sẵn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

  • Xoa và tiếp xúc với bụng bầu quá nhiều.

  • Không ngồi hoặc nằm một chỗ trong thời gian dài.

  • Đi xe máy, xe đạp.

  • Kích thích vào đầu vú.

  • Ăn quá mặn.

Những dấu hiệu bất thường mẹ bầu 3 tháng cuối cần đi khám ngay

Mẹ bầu bị chảy máu ở 3 tháng cuối thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là những biểu hiện bất thường ở mẹ bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

  • Không buồn tiểu hoặc đi tiểu quá ít trong 1 ngày.

  • Đau tức vùng bụng.

  • Chảy máu vùng âm đạo.

  • Âm đạo có mùi lạ kèm màu sắc bất thường.

  • Màu da vàng, nhợt nhạt, toàn thân ngứa ngáy.

  • Chiều cao vùng bụng tăng bất thường.

  • Người mệt mỏi, thường xuyên đau đầu, kém ăn.

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối

Tâm lý chung của phần lớn phụ nữ mang thai là ăn thật nhiều để bổ sung dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, đây là cách chăm sóc bà mẹ mang bầu hoàn toàn không chính xác. Khoa học đã chứng minh, trung bình phụ nữ cần nạp khoảng 1950 calo khi bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3.

Trong giai đoạn này, chị em vẫn cần cung cấp cho cơ thể những nhóm dinh dưỡng cơ bản là: chất đạm, chất béo, chất xơ, khoáng chất và vitamin. Ngoài ra, mẹ bầu nên ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Cần uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

  • Tích cực bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, thịt bò, trứng,...

  • Tuyệt đối không bỏ bữa hoặc nhịn đói.

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc bà bầu trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Mong rằng, với những thông tin Monkey vừa chia sẻ sẽ giúp chị em giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Health Tips for Pregnant Women - Ngày truy cập: 14/07/2022

https://www.niddk.nih.gov/health-information/weight-management/healthy-eating-physical-activity-for-life/health-tips-for-pregnant-women

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!