zalo
Mẹ bầu 35 tuần đau bụng dưới: Những điều cần biết!
Thai kỳ

Mẹ bầu 35 tuần đau bụng dưới: Những điều cần biết!

Thúy Anh
Thúy Anh

31/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 35 tuần đau bụng dưới có thể là dấu hiệu bình thường nhưng nếu thấy có triệu chứng khác thường đi kèm thì nên đi khám bác sĩ ngay. 

Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng cuối bị đau bụng

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu 35 tuần đau bụng dưới có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm không? Hãy lắng nghe những chia sẻ của các chuyên gia, nguyên nhân gây nên hiện tượng này chủ yếu là: 

Táo bón

Khi mang thai, nhiều mẹ thường ăn uống theo sở thích và ham muốn của bản thân, từ đó gây nên tình trạng táo bón. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới ở người mang thai. 

Ngoài ra, cơn đau bụng dưới cũng có thể do sự chèn ép liên tục của tử cung vào thành ruột. Nồng độ Progesterone tăng lên làm giảm nhu động ruột xuống thấp khiến thức ăn đi qua đường tiêu hoá bị chậm hơn thông thường. Điều này đã vô tình gây khó chịu cho mẹ bầu và có thể làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi. 

Vì thế, trong suốt quá trình mang thai, các bà bầu nên có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng hơn với nhiều chất xơ và uống đủ nước. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để ngăn ngừa táo bón. 

Táo bón là tình trạng thường gặp ở thai phụ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơ thể tích tụ mỡ

Việc tăng cân khi mang thai là điều không thể tránh, thậm chí có nhiều người bị tăng rất nhiều cân. Nhiều người cho rằng việc tăng cân khi mang thai là điều rất bình thường, nhưng thực tế đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. 

Bởi khi thừa cân, cơ thể nhiều mỡ sẽ mang lại rất nhiều phiền toái cho mẹ bầu, và ảnh hưởng tới thai nhi.

  • Ảnh hưởng trực tiếp tới mẹ: Thừa cân béo phì khiến mẹ dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, chuột rút, phù nề đau nhức, khó chịu…. Khả năng sinh mổ cao hơn và khó lấy lại vóc dáng sau sinh. 

  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, rối loạn tiêu hoá sau sinh… 

Tích tụ mỡ quá nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mẹ và thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, việc tăng cân nhiều khiến bụng mẹ to ra, các tế bào mỡ cần thời gian thích nghi cho sự phát triển của tử cung. Đây cũng là nguyên nhân khiến bà bầu tuần 35 bị đau bụng dưới. Biểu hiện thường thấy là cơn đau giống như tới kỳ kinh nguyệt. 

Trào ngược dạ dày

Ở tuần thứ 35, thai nhi đã phát triển rất nhiều tạo áp lực vào thành bụng của mẹ gây hiện tượng trào ngược axit. Đây cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai có biểu hiện đau bụng ở tuần 35. 

Cơn đau kéo dài lên ngực và sau xương ức sẽ tạo cảm giác nóng rát. Để xử lý tình trạng này, mẹ nên cải thiện chế độ ăn chứa ít axit hoặc nhờ bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. 

Vấn đề về dạ dày là một trong những nguyên nhân cần chú ý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Căng da vùng bụng

Thai nhi ngày càng lớn khiến vùng da bụng căng lên. Dấu hiệu thường thấy là: Da căng, ngứa ngáy vùng da bụng. Tuy nhiên, đây chỉ là triệu chứng của da căng khi mang thai nên mẹ chỉ cần massage hoặc bôi kem dưỡng, tắm nước ấm là được. 

Áp lực của tử cung

Thai nhi ngày càng phát triển to ra tạo áp lực lên tử cung và các bộ phận khác. Áp lực của tử cung lên phần dưới cơ thể có thể thay đổi do cách sản phụ di chuyển hoặc đi lại, từ đó làm tăng nguy cơ bị chấn thương. 

Lúc này, mẹ bầu nên nghỉ ngơi và thư giãn để giảm bớt cơn đau. Nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm, và đau dữ dội hơn thì nên đi khám ngay. 

Thai nhi lớn dần có thể khiến mẹ đau phần bụng dưới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các vấn đề ở gan và túi mật

Nếu mẹ thấy dấu hiệu đau bụng bên phải, dưới hoặc gần xương sườn kèm theo triệu chứng: Buồn nôn, nôn hoặc đau quặn, vàng da, ngứa thì có thể đã mắc bệnh liên quan đến gan và túi mật. 

Việc thay đổi hormone trong thời gian mang thai có thể gây ra chứng ứ mật thai kỳ, hay còn gọi là Cholestasis of Pregnancy. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, nhiều phụ nữ được bác sĩ chỉ định nên sinh sớm hơn để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. 

Các vấn đề về gan và túi mật có thể là nguyên nhân khiến bà bầu tuần thứ 35 đau bụng dưới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhau bong non

Bánh nhau được phát triển cùng lúc với tử cung trong suốt thời gian mang thai. Đây là cơ quan quan trọng đảm bảo sự sống cho thai nhi nhờ khả năng cung cấp các dưỡng chất cần thiết.

Nhau thai bong ra khỏi tử cung sau khi sinh con, nhưng cũng có một số trường hợp hy hữu xảy ra là nhau thai bong non. Theo thống kê, hiện đã có khoảng 0,5% tổng số người mang thai trên thế giới bị bong nhau non. 

Nghĩa là nhau thai sẽ bong tách ra khỏi thành tử cung sớm khiến tử cung căng cứng và đau. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi và gây các biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn đông máu hoặc tử vong chu sinh. 

Hiện tượng nhau bong non rất nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, mẹ cần đi khám ngay nếu các cơn đau tiếp tục tăng lên và không biến mất. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là một trong những căn bệnh mà phụ nữ mang thai cần lưu ý. Hiện nay, có khoảng 10% trên tổng số phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Bệnh nếu để lâu có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận làm tăng nguy cơ sinh non. Vì thế, khi có các dấu hiệu đau bụng dưới kèm như: Đi tiểu bị đau rát, có mùi hôi kèm máu hoặc đau nhức bụng dưới, xương chậu… thì nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời. 

Đau bụng dưới có thể do mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Viêm ruột thừa

Rất khó có thể chẩn đoán căn bệnh viêm ruột thừa trong thời kỳ mang thai. Bởi khi tử cung to ra, ruột thừa được đẩy lên gần vị trí nút bụng hoặc gan làm quá trình kiểm tra bệnh chậm hơn so với thông thường. 

Đây là nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai có nguy cơ cao tử vong do viêm ruột thừa. Vì thế, nếu mẹ cảm nhận những dấu hiệu: Đau ở góc dưới bên phải bụng kèm chán ăn, buồn nôn, ói mửa nên đi khám ngay. 

Minh họa ruột thừa bị viêm (bên trái) và ruột thừa bình thường (bên phải). (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện tượng tiền sản giật

Tiền sản giật ở người mang thai là chứng nguy hiểm mà các mẹ cần lưu tâm. Triệu chứng này có thể gây ra thay đổi trong các mạch máu, ảnh hưởng các cơ quan khác gồm: Gan, thận, não và nhau thai. 

Hiện tượng thường xảy ra sau tuần thứ 20. Dấu hiệu rõ rệt nhất xuất hiện ở tuần thứ 34. Do đó, nếu mẹ bầu 35 tuần đau bụng dưới kèm các triệu chứng: 

  • Protein trong nước tiểu bị thừa.

  • Đau nhức đầu dữ dội.

  • Thị lực thay đổi: Mất tạm thời hoặc mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng.

  • Đau bụng trên hoặc xương sườn bên phải.

  • Buồn nôn hoặc nôn.

  • Giảm tiểu cầu.

  • Chức năng gan suy giảm.

  • Khó thở.

  • Tăng cân đột ngột hoặc sưng phù mặt, chân, tay.

Vì đây là hiện tượng rất nguy hiểm ở thai phụ, vì thế mẹ cần đi khám ngay nếu thấy cơ thể có biểu hiện trên. 

Một số dấu hiệu của tiền sản giật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai phụ đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Dấu hiệu mẹ bầu 35 tuần đau bụng dưới thường là trường hợp thường gặp, không nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ cũng không được chủ quan mà hãy lắng nghe cơ thể mình và đặc biệt để ý tới triệu chứng đi kèm như: 

  • Đau bụng dữ dội kèm xuất huyết đen, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng và mệt mỏi. Đây là dấu hiệu mẹ bầu chửa ngoài dạ con. 

  • Đau bụng từng cơn và càng nhiều hơn kèm ra máu cục. Đây là dấu hiệu dọa sẩy thai hoặc sẩy thai. 

Những triệu chứng trên là lời cảnh báo nguy hiểm, mẹ bầu cần được đi khám ngay để được xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho thai kỳ. 

Trường hợp đau bụng dưới ở tuần thai thứ 35 không hiếm gặp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách giảm đau bụng dưới cho bà bầu tuần 35

Nếu mẹ bầu 35 tuần đau bụng dưới thông thường không kèm các triệu chứng nguy hiểm có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng: 

  • Di chuyển nhẹ nhàng hoặc thực hiện một số bài tập: Pilates, yoga, kegel….

  • Tắm bằng nước ấm, uống nhiều nước ấm.

  • Uốn cong người về phía cơn đau.

  • Nằm xuống nhẹ nhàng.

Một số cách giúp giảm đau bụng dưới cho mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh có sao không?

Khi nào mẹ bầu 35 tuần đau bụng dưới cần gặp bác sĩ?

Ngoài các triệu chứng thông thường, mẹ bầu bị đau bụng dưới nên gọi ngay cho bác sĩ nếu có biểu hiện: 

  • Đau bụng dữ dội ở bên phải.

  • Chảy máu âm đạo.

  • Xuất hiện các cơn đau co thắt đều đặn.

  • Sốt, buồn nôn hoặc nôn.

  • Huyết áp cao, chóng mặt, khó thở và đau đầu, cơ thể mệt mỏi.

  • Ngứa, vàng da hoặc mắt.

Nên cảnh giác trước những dấu hiệu bất thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 35 tuần đau bụng dưới là hiện tượng rất dễ gặp nhưng cũng không được chủ quan. Mẹ cần lắng nghe cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời và tránh gây nguy hiểm tới tính mạng và thai nhi. 

Stomach pain in pregnancy - Truy cập ngày 26/05/2022

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stomach-pain/

Abdominal Pain During Pregnancy: Common Causes and When to Call the Doctor - Truy cập ngày 26/05/2022

https://www.parents.com/pregnancy/my-body/aches-pains/pregnancy-abdominal-pain/

Low belly pain when pregnant: Causes and treatments - Truy cập ngày 26/05/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/low-belly-pain-when-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!