zalo
Chóng mặt khi mang thai tuần đầu là tại sao? Có nguy hiểm không?
Thai kỳ

Chóng mặt khi mang thai tuần đầu là tại sao? Có nguy hiểm không?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

22/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai tuần đầu khiến thai phụ cảm thấy choáng váng, xây xẩm mặt mày, thậm chí có thể bị ngã. Vậy nguyên nhân nào gây ra triệu chứng chóng mặt ở phụ nữ mới mang thai? Tình trạng này có nguy hiểm gì không? Và mẹ bầu cần phải làm gì để giảm bớt chóng mặt? Hãy cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai tuần đầu

Chóng mặt khi mang thai những tuần đầu tiên là tình trạng mẹ bầu cảm thấy choáng váng, đầu óc quay cuồng, lâng lâng. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất là khi mẹ đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột, thậm chí có thể bị ngã.

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị chóng mặt khi mang thai tuần đầu là do nội tiết tố thay đổi và sự tăng cao đột ngột của hormone thai kỳ. Sự thay đổi này nhằm làm giãn nở các thành mạch máu, tăng lưu lượng máu trong cơ thể mẹ để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Từ đó đã khiến huyết áp của mẹ bị tụt xuống và gây ra chứng chóng mặt, choáng váng.

Nội tiết tố thai kỳ thay đổi khiến mẹ bị chóng mặt khi mang thai tuần đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, hiện tượng ốm nghén ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của mẹ cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt khi mang thai tuần đầu. Bởi khi mới cấn bầu, hầu hết phụ nữ mang thai đều xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn mửa, nhất là khi ngửi thấy mùi đồ ăn.

Sự nhạy cảm về mùi đã làm cho thai phụ không còn cảm giác muốn ăn, dẫn đến sụt cân, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Hậu quả dẫn đến không chỉ gây ra chứng chóng mặt ở phụ nữ mang thai tuần đầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi.

Triệu chứng chóng mặt có thể do sức khỏe mẹ bầu có vấn đề. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, mẹ bị chóng mặt khi mang thai tuần đầu còn có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Mẹ bị mang thai ngoài tử cung

  • Mẹ bầu bị mất nước, chán ăn

  • Thân nhiệt bà bầu tăng cao

  • Lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên nhưng quá trình vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để nuôi thai nhi không đáp ứng kịp, dẫn đến triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt.

  • Mẹ bầu ở lâu trong một không gian nóng bức, kín mít hoặc tắm hơi làm cho các mạch máu bị giãn ra, hạ huyết áp và xảy ra hiện tượng chóng mặt.

  • Mẹ bị choáng váng sau khi ho, đi tiêu hoặc đi tiểu. Những hoạt động này đều có thể làm huyết áp mẹ bầu bị tụt, dẫn đến chóng mặt.

Phụ nữ mới mang thai thường xuyên bị chóng mặt có nguy hiểm không?

Chóng mặt khi mang thai tuần đầu là triệu chứng phổ biến xảy ra ở hầu hết bà bầu. Nhìn chung, đây là hiện tượng bình thường và chỉ xuất hiện ít, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bị chóng mặt khi mang thai tuần đầu có thể bị ngã dẫn đến sảy thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, phụ nữ mới cấn bầu bị chóng mặt cần phải chú ý việc đi lại, đứng lên ngồi xuống thật cẩn thận, chậm rãi. Bởi đôi khi triệu chứng chóng mặt xảy ra bất ngờ, nếu mẹ đi nhanh hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột có thể bị ngã, dẫn đến động thai, sảy thai rất nguy hiểm.

Ngoài ra, nếu thấy hiện tượng chóng mặt xảy ra với tần suất ngày càng tăng lên, thậm chí mẹ còn thấy khó thở, đau đầu,...thì tốt nhất mẹ nên đi khám bác sĩ. Bởi rất có thể đó là dấu hiệu báo cho mẹ biết thai nhi đang bị thiếu oxy, lưu lượng máu đi nuôi em bé bị giảm,...

Xem thêm:

Mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai tuần đầu cần xử lý thế nào?

Bà bầu bị chóng mặt nên ngồi nghỉ ngơi để tránh bị ngã. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu bất ngờ gặp triệu chứng chóng mặt khi mang thai tuần đầu, mẹ bầu nên xử lý bằng những việc làm dưới đây để ổn định lại sức khỏe, quan trọng nhất là giữ an toàn cho thai nhi. Cụ thể:

  • Từ từ ngồi xuống để tránh bị ngã. Nếu có thể, mẹ bầu nên ngồi với tư thế đầu ở khoảng giữa của hai đầu gối.

  • Bà bầu nên cố gắng nằm nghiêng người sang bên trái để máu lưu thông đến não tốt hơn, giúp mẹ giảm bớt chóng mặt nhanh chóng.

  • Ăn nhẹ chiếc bánh hoặc chiếc kẹo ngọt, uống một chút nước lọc hoặc nước trái cây để tăng thêm năng lượng cho cơ thể. Cách này sẽ giúp thai phụ giảm bớt chóng mặt do nguyên nhân tụt đường huyết.

  • Nhờ người mở cửa sổ, cửa ra vào hoặc đi ra nơi thông thoáng, hít thở không khí nếu bạn đang ở trong căn phòng bí bách, chật chội,...

  • Tắm nước lạnh nếu mẹ bầu đang có cảm giác lâng lâng.

Trên đây đều là những việc làm quan trọng giúp mẹ bầu tránh nguy cơ bị ngã khi thấy dấu hiệu chóng mặt. Đặc biệt, chỉ một lát sau mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.

Cách phòng ngừa tình trạng chóng mặt khi mang thai

Bà bầu không chỉ bị chóng mặt khi mang thai tuần đầu mà còn có thể bị bất cứ lúc nào trong suốt thai kỳ, nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Hiện tượng này không chỉ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi mà thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa chóng mặt khi mang thai là việc làm quan trọng đối với tất cả bà bầu.

Uống nhiều nước để phòng ngừa chóng mặt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những việc làm giúp mẹ bầu phòng ngừa tình trạng chóng mặt hiệu quả có thể kể đến như:

  • Bà bầu không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ sẽ dễ bị chóng mặt. Thi thoảng đi lại và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm bớt nguy cơ chóng mặt.

  • Khi đang ngồi mà muốn đứng lên thì mẹ nên từ từ đứng dậy, không được đứng dậy đột ngột. Tốt hơn hết là nên bám vào người khác hoặc vật gì đó khi đứng dậy để đỡ bị ngã.

  • Nằm nghiêng người sang trái là tư thế tốt nhất cho quá trình lưu thông máu của bà bầu.

  • Phụ nữ mang thai cần uống nhiều nước mỗi ngày, nhất là khi bị nôn mửa do ốm nghén để tránh tình trạng mất nước.

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và thấm hút mồ hôi tốt.

  • Mẹ bầu cần ăn uống đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng làm việc và tránh bị hạ đường huyết. Khi thiếu dinh dưỡng hoặc hạ đường huyết sẽ gây ra chóng mặt, đầu óc choáng váng.

  • Các loại thực phẩm quá nhiều chất béo, chất tinh bột, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt mẹ cũng nên ăn vì có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường. Nguy cơ chóng mặt ở thai phụ mắc bệnh tiểu đường, béo phì cao hơn những người bình thường.

  • Mẹ bầu không được tắm bằng nước quá nóng.

  • Mẹ bầu nên sống và làm việc trong môi trường thoáng mát, trong lành sẽ giúp ngăn ngừa triệu chứng chóng mặt xảy ra hiệu quả hơn, đồng thời giúp mẹ cải thiện tâm lý rất hiệu quả.

Khi nào mẹ bầu bị chóng mặt cần đi gặp bác sĩ?

Như đã nói ở trên, chóng mặt khi mang thai tuần đầu tuy là triệu chứng bình thường xảy ra phổ biến nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe thai kỳ có vấn đề. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu không được chủ quan mà hãy nên đi gặp bác sĩ khi thấy tình trạng chóng mặt ngày càng nặng và đi kèm các dấu hiệu bất thường như:

  • Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh

  • Đầu đau dữ dội

  • Thị lực kém: mắt nhìn mờ, hoa mắt,...

  • Bụng đau dữ dội

  • Âm đạo ra máu,...

Bà bầu bị chóng mặt kèm đau ngực nên đi khám. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc thăm khám sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe của thai phụ. Nếu sức khỏe hoặc thai kỳ có vấn đề, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị, xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tóm lại, hiện tượng chóng mặt khi mang thai tuần đầu tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cả mẹ và bé. Vì vậy, mỗi thai phụ nên thực hiện tốt các phương pháp điều trị và phòng ngừa triệu chứng chóng mặt đã được Monkey chia sẻ ở trên để giữ an toàn tốt nhất cho thai nhi.

Can dizziness occur in the first week of pregnancy? - Ngày truy cập: 21/09/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/dizziness-in-early-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey