Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra ở hầu hết phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 trở đi thường lo lắng liệu đó có phải dấu hiệu sắp sinh con hay không. Trong bài viết này, Monkey sẽ giải đáp thắc mắc đó và hướng dẫn mẹ bầu cách giảm bớt triệu chứng phù chân hiệu quả.
Vì sao bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37
Bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 là tình trạng xảy ra rất phổ biến. Các triệu chứng được thể hiện thông qua sự phù nề, tăng kích thước từ phần cổ chân trở xuống. Điều này làm cản trở khả năng di chuyển và vận động sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.
Những nguyên nhân khiến mẹ bị phù chân có thể kể đến như:
-
Khi mang thai, lượng máu và chất lỏng trong cơ thể bà bầu tăng lên gấp 50% so với bình thường, từ đó gây ra hiện tượng phù nề, đặc biệt là ở chân.
-
Khi thai nhi được 37 tuần tuổi đã phát triển rất lớn về kích thước và trọng lượng, khiến tử cung to ra nhiều và chèn ép lên các tĩnh mạch chủ dưới. Trong khi đó, vai trò của các tĩnh mạch này là lưu thông máu từ chi dưới trở về tim. Khi bị chèn ép, máu khó lưu thông sẽ gây ra hậu quả tích tụ nước ở chân và xảy ra hiện tượng phù nề.
-
Các hormone thai kỳ thay đổi làm cho thành mạch máu mềm hơn, khiến hoạt động lưu thông máu từ chân về tim gặp nhiều khó khăn.
-
Chế độ dinh dưỡng của bà bầu thiếu Natri, Kali nhưng lại thừa muối.
-
Mẹ bầu có thói quen đứng, ngồi quá lâu một chỗ, ít khi di chuyển vận động cơ thể.
-
Trang phục bà bầu mặc hàng ngày chật chội, khó chịu (quần áo bó sát, thường xuyên đi tất, đi giày hoặc dép chật, thậm chí bà bầu còn đi giày dép cao gót,...)
-
Thời tiết nắng nóng, chế độ làm việc nặng nhọc,....cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 37.
Hiện tượng phù chân có thể tự biến mất sau khi thai phụ sinh em bé. Tuy nhiên, ngoài những ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày thì phù chân còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe.
Vì vậy, mẹ bầu gặp tình trạng này tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám và áp dụng các phương pháp giảm bớt sưng phù tại nhà. Việc này sẽ giúp mẹ xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng phù chân là gì và góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến sức khỏe thai kỳ và chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Bà bầu bị phù chân khi mang thai 37 tuần có phải dấu hiệu sắp sinh?
Trong bất cứ giai đoạn nào khi mang thai, hiện tượng phù chân cũng có thể xảy ra, đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kỳ. Các chuyên gia cho biết, các trường hợp bị phù chân khi mang thai tuần 37 đã bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ. Vì vậy, đây rất có thể là dấu hiệu báo thời điểm mẹ sinh em bé đang đến gần.
Thời điểm từ khi bị phù chân đến lúc sinh con sẽ kéo dài khoảng 7-14 ngày. Tùy vào từng cơ địa của mỗi người, thời gian chuyển dạ có thể sớm hơn hoặc muộn hơn một chút. Tuy nhiên, để chắc chắn đó có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không, mẹ bầu cần dựa thêm vào những điểm thay đổi khác của cơ thể như:
-
Bụng bầu tụt xuống thấp
-
Âm đạo ra nhiều dịch hơn
-
Có cảm giác xương chậu mở rộng hơn
-
Xuất hiện các cơn gò với tần suất ngày càng tăng
-
Ra máu âm đạo hoặc bị vỡ ối.
Nếu thấy những dấu hiệu kể trên, bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 cần chuẩn bị đồ đạc đi sinh và nhanh chóng đến bệnh viện sớm. Mẹ cần lưu ý, quá trình chuyển dạ đang diễn ra mà thai phụ vẫn chưa kịp đến bệnh viện có thể đe dọa đến sự an toàn của cả mẹ và bé.
Bên cạnh lý do là dấu hiệu sắp sinh thì bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 còn có thể dấu hiệu của biến chứng tiền sản giật. Đây là một biến chứng bệnh lý thai sản, có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé như:
-
Gia tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng
-
Thai nhi bị tử vong do bị ngạt thở, chấn thương hoặc chảy máu phổi,...
-
Mẹ bầu có thể bị xuất huyết võng mạc, chảy máu trong gan
-
Suy giảm chức năng gan, rối loạn đông máu, có thể dẫn tới tử vong,...
Có thể thấy, hậu quả mà mà biến chứng tiền sản giật gây ra cho thai phụ và thai nhi là vô cùng lớn. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bà bầu 37 tuần tuyệt đối không nên chủ quan với triệu chứng phù chân xảy ra.
Xem thêm:
- Top 7 nỗi khổ của bà bầu tháng cuối phải chịu đựng, bố đừng VÔ TÂM!
- Bà bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Thai phụ 37 tuần nên làm gì để giảm bớt sưng phù?
Nhìn chung, tình trạng phù chân xuất hiện ở bà bầu khi mang thai 37 tuần là điều rất bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những mối nguy hiểm luôn rình rập và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thời gian mang thai. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng nhưng cũng không thể chủ quan trước các vấn đề sức khỏe của mình.
Để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực do phù chân gây ra, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp như sau:
-
Nằm nghiêng người sang bên trái để giảm bớt áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch, đồng thời cải thiện chức năng tuần hoàn máu, giúp tình trạng sưng phù được giảm bớt.
-
Mặc quần áo, đi giày dép rộng rãi, thoải mái để máu lưu thông tốt hơn.
-
Không nên đi tất, đặc biệt là các loại tất có dây buộc ở cổ chân, bắp chân gây cản trở máu lưu thông; không sử dụng giày, dép cao gót khiến trọng lượng cơ thể dồn nén về phía trước, khiến tình trạng sưng phù càng nặng hơn.
-
Massage khắp cơ thể, đặc biệt là vùng chân hoặc ngâm chân bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ giúp máu lưu thông tốt hơn, loại bỏ dịch thừa và giảm bớt triệu chứng phù chân.
-
Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu tại một chỗ, nên vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như: đi bộ, đứng hoặc đi bộ trong bể bơi, tập yoga,...
-
Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng cơ thể mất nước - một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng phù chân.
-
Chế độ ăn của bà bầu đảm bảo đủ Kali, Natri và Muối. Cần lưu ý, thừa hoặc thiếu các chất này đều có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bà bầu, điển hình nhất là gây ra hiện tượng phù chân.
-
Không nên sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine, chất kích thích, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp chứa các chất bảo quản, chất phụ gia,...có thể khiến phù chân bị nặng hơn.
Ngoài những lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt cho bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 kể trên, các mẹ cũng đừng quên việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng. Việc làm này sẽ giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi và tầm soát các mối nguy hiểm kịp thời, phòng tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Khi nào mẹ bầu bị phù chân cần đi khám?
Như Monkey đã phân tích ở trên, bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 có thể là dấu hiệu sắp sinh hay các triệu chứng của biến chứng thai sản nguy hiểm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con, mẹ bầu bị phù chân cần nhanh chóng đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu sau:
-
Dấu hiệu chuyển dạ sinh con:
-
Bụng bầu tụt xuống thấp hơn
-
Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường
-
Xương chậu mở rộng hơn
-
Các cơn gò ở bụng dưới xuất hiện với tần suất nhiều
-
Chảy máu âm đạo
-
Rỉ ối hoặc vỡ ối.
-
Dấu hiệu biến chứng thai sản nguy hiểm:
-
Đau đầu, chóng mặt
-
Buồn nôn, nôn mửa
-
Thị lực giảm
-
Chân, tay và mặt đều bị sưng phù nặng
-
Tình trạng phù chân ngày càng nặng dù mẹ bầu đã nghỉ ngơi, massage, ngâm chân,...
-
Huyết áp mẹ bầu tăng cao
-
Đau bụng trên hoặc đau bên phải phía dưới xương sườn
-
Mẹ tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân
-
Lượng nước tiểu giảm sụt,...
Như vậy, bài viết này chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc: bị phù chân khi mang thai tuần 37 có phải dấu hiệu sắp sinh hay không? Bên cạnh đó, thông qua các phương pháp giảm bớt tình trạng phù nề mà Monkey chia sẻ hy vọng sẽ góp phần giúp mẹ bầu giảm bớt sự khó chịu, cảm thấy thoải mái hơn.
Remedies for swollen feet during pregnancy - Ngày truy cập: 18/09/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/swollen-feet-pregnancy